Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến chiều dài cành cấp 1 của giống Lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc sen lai l14 trên đất cát pha, vụ xuân 2008 tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 29 - 33)

Lạc L14

Số quả tập trung chủ yếu ở trên cành cấp I và các cành cấp II chiếm 80 – 90% quả chắc trên cây, vì vậy chiều dài cành cấp I có liên qua trực tiếp đến năng suất của cây lạc. Nhưng nếu cành cấp I sinh trưởng quá mạnh thì cũng không tốt, làm ảnh hưởng tới năng suất.nếu cành cấp I sinh trưởng quá mạnh sẽ làm cho cây dễ bị lốp đổ, tiêu hao dinh dưỡng quá nhiều, đồng thời làm cho vị trí của hoa ra xa hơn so với mặt đất sẽ ít có khả năng hình thành quả.

Bảng 3.2.Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến chiều dài cành cấp I của giống Lạc L14

(Trong đó : đơn vị là cm, CT viết tắt của Công thức )

Ghi chú: Các công thức giống nhau biểu tị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác ý nghĩa ở mức 0,05.

Số ngày sau khi gieo hạt

CT 23 30 37 44 51 58 65 72 82 92 100

I 2,64a 4,56ab 8,19a 13,15a 21,23a 26,96a 30,53a 33,34c 34,38c 37,13c 38,30b

II 2,89a 4,29ab 9,00a 14,82a 23,86a 32,37a 35,81b 38,83ab 40,19a 41,74a 42,02a

III 2,71a 4,57ab 8,77a 15,73a 23,81a 31,80a 35,73ab 38,19ab 39,88a 40,80ab 41,88a

IV 2,32a 4,17a 9,11a 15,26a 23,95a 31,24a 34,97ab 37,22ab 38,85ab 41,33ab 42,59a

V 2,45a 4,27ab 8,92a 14,33a 21,02a 28,56a 32,34ab 34,85bc 37,07abc 39,53abc 40,84ab

VI 2,45a 5,47c 9,09a 14,71a 23,26a 29,07a 33,15ab 35,03bc 36,18bc 37,98bc 39,33ab

Qua bảng số liệu chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Giai đoạn 23 ngày sau khi gieo.

Giai đoạn này chiều dài cành cấp 1 không có sự biến động rõ ràng.Chiều dài cành cấp I tăng trưởng ở các công thức là 2,32cm - 2,887cm. Khi so sánh giữa các công thức với nhau chúng tôi không thấy sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

- Giai đoạn 30 ngày sau khi gieo.

Giai đoạn này bộ rễ của cây đã phát triển khỏe nên cây có khả năng hút lượng dinh dưởng từ lượng phân đã bón.Chiều cao cành cấp 1 trong giai đoạn này tăng trưởng rất nhanh về chiều dài. Chiều dài cành cấp 1 trong giai đoạn này tăng từ 4,17cm – 5,467cm. So sánh giữa công thức I, II, III, V với nhau thì không có sự sai khác về mặt thống kê, so sánh giữa công thức VI với công thức IV thì đã có sự sai khác về mặt thống kê nghĩa là đã có sự sai khác giữa liều lượng bón đạm khác nhau.So sánh giữa công thức VI với công thức I, II, III, V cũng không thấy sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

- Giai đoạn 37 – 58 ngày sau khi gieo.

Ở các giai đoạn này chiều dài cành cấp I tăng trưởng từ 8,187cm - 32.373cm và không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê.Tuy không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê nhưng chiều dài cành cấp I ở các giai đoạn này tăng trưởng rất nhanh, do ở giai đoạn này cây đang trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn 65 ngày sau khi gieo

Đây là giai đoạn hình thành quả nên chiều dài cành cấp I có phần tăng trưởng chững lại. chiều dài cành cấp I tăng từ 30,527cm – 35,810cm. khi so sánh giữa công thức I với công thức II chúng tôi nhận thấy có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê, nhưng khi so sánh công thức I, II với các công thức còn lại thì sự sai khác đó không mang ý nghĩa thống kê.

- Giai đoạn 72 ngày sau khi gieo

Trong giai đoạn này chiều dài cành cấp I tăng từ 33,337cm – 38,83cm.giữa các công thức chiều cao biến động khá lớn. so sánh giữa công thức với nhau chúng

tôi thấy sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Chiều dài cành cấp I ở công thức II là cao nhất và dài hơn cành cấp I ở công thức I là 5,507cm. So sánh giữa công thức II với Công thức I, V, VI thì thấy sự sai khác mang ý nghĩa thống kê, nghĩa là giữa các công thức có sự biến động chiều cao cành cấp I do liều lượng Đạm bón ảnh hưởng

so sánh giữa công thức II với công thức III, IV và giữa công thức I Với công thức V,VI, tuy có sự biến động về chiều dài cành cấp I nhưng không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê.

- Giai đoạn 82 ngày sau khi gieo.

Giai đoạn này chiều dài cành cấp I biến động trong khoảng là 34,383cm – 40,19cm. chiều dài cành cấp I của công thức II là cao nhất 40,19cm, chiều dài cành cấp I ở công thức I là thấp nhất, khi so sánh giữa các công thức II, III với công thức V, VI, I thì có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê nghĩa là giai đoạn này, chiều dài cành cấp I giữa các công thức chịu sự ảnh hưởng của liều lượng Đạm bón khác nhau. Giữa công thức II,III vời nhau tuy có sự tăng trưởng về chiều dài khác nhau nhưng không có sự sai khác ý nghĩa, và giữa công thức I, IV,V,VI có sự tăng trưỡng chiều cao khác nhau nhưng không mang ý nghĩa về mặt thống kê.

- Giai đoạn 92 ngày sau khi gieo.

Giai đoạn chiều dài cành cấp I, ở công thức II là cao nhất 41,737cm, chiều dài cành cấp I ở công thức I là thấp nhất 37,127cm. so sánh giữa các công thức I, VI với công thức II và công thứcI với công thức IV. Chúng tôi nhận thấy sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, giữa các công thức I với công thức V, VI và các công thức III, IV với công thức V, VI , công thức II với công thức III, IV không có sự sai khác về mặt thống kê.

- Giai đoạn 100 ngày sau khi gieo.

Đây là giai đoạn chuẩn bị thu hoạch của cây nên chiều dài cành cấp cũng không có sự tăng trưởng lớn, chiều dài cành cấp I biến động từ 38,3cm – 42,587cm. Khi so sánh giữa các công thức I với công thức IV chúng tôi nhận thấy sự sai khác có nghĩa về mặt thống kê. Giữa công thức IV với công thức II, III, V,

VI tuy có sự tăng trưởng về chiều dài cành cấp I khác nhau nhưng không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, khi nghiên cứu sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I của các công thức bón đạm với liều lượng khác nhau, chúng tôi có một nhận xét như sau: ở giai đoạn đầu chiều dài cành cấp I tăng trưởng không đáng kể, nhưng đến lúc cây bắt đầu ra hoa đến đâm tia thì chiều cao tăng trưởng nhanh nhưng không chịu sự tác động của liều lượng bón Đạm khác nhau. Đến giai đoạn quả vào chắc thì chiều dài cành cấp I biến động về chiều dài rất lớn và có sự sai khác mang ý nghĩa thông kê nghĩa là chịu sự tác động của liều lượng đạm bón khác nhau giữa cac công thức.

Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm khác nhau đến chiều dài cành cấp I của giống lạc L14

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc sen lai l14 trên đất cát pha, vụ xuân 2008 tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w