Ảnh hưởng của liều lượng bón Đạm đến sự tăng trưởng số lá trên thân chính của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc sen lai l14 trên đất cát pha, vụ xuân 2008 tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 33 - 35)

Lá là bộ phận giữ chức năng quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh sự tăng trưởng chiều cao thân chính là sự gia tăng về số lá trên cây. Lá trên cây và trên cành phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển mạnh và do đó khả năng tích luỹ chất khô của cây lớn.

Qua nghiên cứu ngoài đồng ruộng chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến sự tăng trưởng số lá trên thân chính của giống lạc L14

(Đơn vị: Số lá)

Ghi chú: Các công thức giống nhau biểu tị cùng một chữ cái, các chữ cái

khác nhau được biểu thị sự sai khác ý nghĩa ở mức 0,05.

Qua số liệu thu được ở bảng 3.3 chúng tôi có một số nhận xét sau: - Giai đoạn 23 – 30 ngày sau khi gieo

Giai đoạn này cây đã sử dụng hết chất dinh dưỡng trong lá tử diệp nên bộ rễ còn yếu, nên cây còn phát triển chậm. ở giai đoạn này số lá trên thân chính tăng trưởng chậm. số lá trên thân chính trong giai đonạ này là từ 3 -5 lá. Khi so sánh giữa các công thức thì không có sự sai khác ý nghĩa thống kê. Nghĩa là giữa các công thức bón Đạm khác nhau, sự tăng trưởng số lá trên thân chính không phụ thuộc vào liều lượng Đạm.

- Giai đoạn 37 – 44 ngày sau khi gieo.

Số ngày sau khi gieo hạt

CT 23 30 37 44 51 58

I 3,40a 4,73a 5,83a 7,20a 8,53a 10,43a II 3,47a 4,97a 5,87a 7,47a 8,73a 10,60a III 3,27a 4,83a 5,87a 7,33a 8,73a 11,00a IV 3,33a 4,53a 5,50a 7,20a 8,73a 11,00a V 3,13a 4,70a 5,40a 7,27a 8,80a 10,77a VI 3,40a 4,77a 5,73a 7,23a 8,70a 10,83a LSD0,05 0,34 0,66 0,65 0,40 0,33 0,60

Giai đoạn này cây đã phát triển hoàn thiện về mặt sinh trưởng, nhu cầu dinh dưỡng lớn.Số lá trên thân chính trong giai đoạn này biến động từ 5- 7 lá. Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy số lá tăng nhanh qua các giai đoạn. Khi so sánh giữa các công thức với nhau thì không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

- Giai đoạn 51 – 58 ngày sau khi gieo

Giai đoạn này cây chuẩn bị bước sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực nên nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao, giai đoạn này số lá trên thân chính tăng trưởng từ 8 – 11 lá. Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy tuy sự tăng trưởng số lá trên thân chính tăng nhanh giữa các công thức bón Đạm khác nhau nhưng không có sự sai khác ý nghĩa thống kê.

Qua nghiên cứu ở các giai đoạn phát triển khác nhau của giống lạc L14, với liều lượng bón Đạm khác nhau chúng tôi rát ra một nhận xét liều lượng Đạm khác nhau giữa các công thức không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá trên thân chính.

Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm khác nhau đến sự tăng trưởng số lá trên thân chính của giống lạc L14.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc sen lai l14 trên đất cát pha, vụ xuân 2008 tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w