VI 4,31a 7,02ab 12,54ab 4,04a
3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến số lượng nốt sần của giống lạc L
Số lượng nốt sần có ý nghĩa rất lớn đối với cây lạc. Với khả năng có thể cố định được Nitơ từ không khí để chuyển thành đạm hữu cơ trong thân lá, các nốt sần cung cấp 60 – 65% nhu cầu đạm của cây. Điều này có thể giải thích tại sao cây lạc cần một lượng đạm rất lớn, lớn nhất trong các nguyên tố dinh dưỡng, nhưng trong khuyến cáo về cân đối dinh dưỡng cho cây lạc người ta cho rằng chỉ nên bón từ 30 – 40 kg N/ha. Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì lân là nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nốt sần. Số lượng và trọng lượng nốt sần nói lên khả năng cung cấp đạm cho cây nhiều hay ít, bởi vậy người ta mới có câu “đổi lân lấy đạm”. Vì vậy mà lân được xem là nguyên tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc.
Lúc cây có 5 – 6 lá thật thì nốt sần bắt đầu hình thành và đạt cực đại vào lúc ra hoa rộ, đâm tia, làm quả; đến thời kỳ thu hoạch thì số lượng nốt sần giảm dần, vỡ và rụng.
Qua nghiên cứu chúng tôi thu được bảng số liệu :
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến số lượng nốt sần của giống lạc L14
(Đơn vị: nốt)
Ghi chú: Các công thức giống nhau biểu tị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác ý nghĩa ở mức 0,05.
- Thời kỳ trước ra hoa
CT Thời kỳ phát triển
Trước ra hoa Ra hoa rộ Quả vào chắc
I 113.82bc 143.21cd 492.78a
II 97.40c 123.62d 427.08ab
III 181.83ab 246.37ab 279.42a
IV 229.83a 291.60a 602.42a
V 182.01ab 262.81ab 537.07a
VI 178.00ab 211.80bc 484.41ab
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy số lượng nốt sấn ở công thức IV là cao nhất 229,83 nốt sự tăng trưởng số lượng nốt sần ở các công thức bón Đạm khác nhau giao động từ 97,40 – 229,83 nốt. Khi so sánh giữa các công thức IV với công thức I, II giữa công thức I với công thức III, V,VI thì thấy sự sai khác ý nghĩa thống kê. So sánh giữa công thức II, III, V, VI tuy có sự chênh lệch khác nhau giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Thời kỳ ra hoa rộ
Sơ lượng nốt sần trong thời kỳ này giao động từ 123,62 – 291,60 nốt. Số lượng nốt sần ở công thức IV là cao nhất 291,6 nốt.khi so sánh giữa các công thức IV với I, II, VI, giữa công thức III, V với I, II ở các công thức này chúng tôi nhận thấy sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là ở các công thức này sự tăng trưởng về số lượng nốt sần chịu sự tác động của liều lượng bón Đạm khác nhau.
- Thời kỳ quả vào chắc
Thời kỳ này số lượng nốt sần tăng lên rất nhanh, ở công thức VI số lượng nốt sần là 602,42 nốt. Khi sso sánh giữa công thức IV với công thức III chúng tôi nhận thấy sự sai khác ý nghĩa thống kê, nghĩa là số lượng nốt sần ở các công thức chịu sự tác động của liều lượng Đạm bón khác nhau ở các công thức.
Đồ thị 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến số lượng nốt sần của giống lạc L14