Những thách thức

Một phần của tài liệu Pháp luật nhượng quyền thương mại tại việt nam và thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số văn phòng luật sư và công ty luật (Trang 60)

4. Kết cấu của đề tài

3.1.2 Những thách thức

Song song với những cơ hội phải kể đến những thách thức từ phía khuôn khổ pháp lý Việt Nam, sự thiếu sót và không đồng nhất trong các quy định pháp luật hay từ các nhận thức của tổ chức, cá nhân về hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại đã ít nhiều gây khó khăn trong công tác tư vấn cũng như làm hồ sơ thủ tục cho các Doanh Nghiệp. Tuy nhiên, sự hạn chế từ các hiểu biết về pháp luật nhượng quyền thương mại quốc tế, ngoại ngữ của các Luật sư sẽ gây ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của Văn phòng luật sư và Công ty luật.

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả tƣ vấn pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại tại một số Văn phòng luật sƣ và Công ty luật

3.2.1 Một số kiến nghị đến cơ quan Nhà nƣớc

Xây dựng các cơ cấu tổ chức, đội ngũ quản lý một các phù hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Doanh Nghiệp phát triển nhượng quyền thương mại.

Hệ thống pháp luật được xây dựng cần đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và phải được phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành và các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh. Những yếu tố sau đây góp phần tạo nên sự chuyển mình cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:

Đào tạo đội ngũ cán bộ về hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nhượng quyền thương mại. Nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quyết định trong mọi công việc. Vì vậy, để phát triển kinh doanh nhượng quyền thương mại thì rất cần một đội ngũ đầy đủ năng lực, trách nhiệm về lĩnh vực quản lý, tiếp nhận, thụ lý hồ sơ cấp phép đăng ký nhượng quyền kinh doanh cũng như xúc tiến nhượng quyền thương mại. Nên có các tiêu chí rõ ràng về chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, tổ chức hợp lý, đúng người đúng việc.

Cần có các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc cử cán bộ đại diện ra nước ngoài học hỏi để truyền đạt lại kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ quản lý, vì những hạn chế về hệ thống thông tin dữ liệu, thực tiễn áp dụng, cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của Nước ta chưa cho phép mở rộng các lớp đào tạo chính quy, giảng dạy về mô hình nhượng quyền thương mại.

 Đối với cán bộ quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại, cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên sâu, kỹ năng giải quyết tốt các tình huống mới, nắm rỏ các quy định pháp luật trong và ngoài nước, am hiểu những thông lệ, tập quán thương mại quốc tế về nhượng quyền thương mại, phải có khả năng tư duy, ngoại giao nhạy bén giúp ích cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, đồng thời tạo được một sân chơi an toàn cho mọi đối tượng doanh nghiệp.

Đối với hệ thống các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại, nên cải cách gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho Doanh Nghiệp kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý. Như đã nêu trên, hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Tồn tại các quy định không đồng nhất giữa các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn luật có liên quan. Khiến cho việc thực thi cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, nhà nước nên xem xét để làm rõ các khái niệm cũng như việc sữa đổi, bổ xung cho phù hợp.

Về quy định về bản giới thiệu trong các văn bản quy phạm pháp luật về nhượng quyền thương mại. Khác với nhiều quốc gia, Việt Nam sử dụng luật riêng

về nhượng quyền thương mại không chỉ điều chỉnh mà là công cụ để khuyến khích hoạt động này phát triển. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại là một công cụ trọng yếu trong hệ thống quy định Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại. Pháp luật Việt Nam về bản giới thiệu này nhìn chung được xây dựng phù hợp với thông lệ của quốc tế, có sự học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia sử dụng cơ chế điều chỉnh hoạt động nhượng quyền và đặc biệt là việc tiếp thu những luật mẫu về bản giới thiệu nhượng quyền Unidroit.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay hứa hẹn nhiều sự phát triển về lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Do đó cần hoàn hiện hơn nữa về khung pháp luật nhượng quyền thương mại, trong đó bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại là yêu cầu tất yếu. Sự thành bại của một mối quan hệ nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia và hiểu biết các thông tin về hoạt động cần nhượng quyền. Các quốc gia nên không ngừng nghiên cứu để đặt ra một bản giới thiệu thật chi tiết và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên bên cạnh những nghiên cứu bổ xung đó chúng ta cần xem xét, sữa đổi các thông tin để phù hợp hơn với thực tế của đất nước hơn như: Quy định rỏ ràng số lượng cụ thể, số lượng về cơ sở kinh doanh cũng như hợp đồng ở mục IX của bản giới thiệu. Yêu cầu kiểm toán trong báo cáo tài chính có thật sự cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh của Doanh Nghiệp Việt Nam chưa? hay là thời hạn cho Bên nhận quyền nghiên cứu hợp đồng là 15 ngày trước ngày ký kết hợp đồng. Trong khi thực tế các Doanh Nghiệp ở Việt Nam đối với mô hình này còn mới mẽ, thiếu kinh nghiệm và khoảng thời gian 20 - 30 ngày của một số nước như Trung Quốc, Pháp, Tây Băng Nha…Là con số mà các nhà làm luật của Việt Nam nên tham khảo.

Cần xây dựng các quy định pháp lý nhằm bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích cho Bên nhận quyền. Về quyền ưu tiên ký kết lại hợp đồng của Bên nhận quyền: Vấn đề này lại không được đặt ra ở Luật Thương mại 2005. Như đã phân tích, khi thời hạn hợp đồng nhượng quyền kết thúc thì Bên nhận quyền có nghĩa vụ chấm dứt quyền sử dụng nhượng quyền thương mại được chuyển giao. Theo quy định của pháp Việt Nam thì Bên nhượng quyền có quyền cho phép hoặc không cho phép ký

kết nhằm kéo dài thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong trường hợp Bên nhượng quyền từ chối việc giai hạn thêm thời gian của hợp đồng thì Bên nhận quyền nếu muốn tiếp tục kinh doanh thì họ phải kinh doanh dưới một tên thương mại mới. Những lợi ích về chất lượng, uy tín, hình ảnh cũng đều thuộc về Bên nhượng quyền mà Bên nhận quyền không có một lợi ích nào. Như vậy có thể nói, việc tước mất những lợi thế của Bên nhận quyền mà không có sự đền bù xứng đáng là không công bằng.[7] Dĩ nhiên trước khi ký kết hợp đồng thì các bên tham gia nhượng quyền thương mại đã lường trước mọi tình huống và có những thỏa thuận phù hợp. Nhưng trường hợp hợp đồng không được gia hạn thêm thời gian hoạt động cho Bên nhận quyền thì mọi lợi ích đạt được trong thời gian mà Bên nhận quyền xây dựng được đều thuộc về Bên nhượng quyền mà không có sự đền bù thỏa đáng cho Bên nhận quyền. Theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay thì chưa có một quy định cụ thể nào cho trường hợp đền bù cho Bên nhận quyền, nếu như Bên nhượng quyền từ chối gian hạn thời gian hoạt động.

Tại điều 1305 của Bộ luật dân sự Nga “Trường hợp hợp đồng hết hạn và nếu trước đó Bên nhận quyền đã thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng củ thì Bên nhận quyền có quyền kí lại hợp đồng theo các điều của hợp đồng nhượng quyền trước đây. Trong trường hợp Bên nhượng quyền từ chối thì trong một thời hạn nhất định kể từ thời điểm hợp đồng củ hết hiệu lực thì Bên nhượng quyền thương mại này không được ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại khác, tương tự trong phạm vi lãnh thổ mà hợp đồng củ có hiệu lực”.

Thử hỏi trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ thì đa số Doanh Nghiệp Việt Nam là Bên nhận quyền thì việc bảo đảm quyền lợi của họ là một vấn đề đáng được quan tâm và việc bổ xung thêm quy định quyền được phép ký kết lại hợp đồng là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm hơn nữa quyền lợi cho Bên nhận quyền.

Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều cho các hệ thống nhƣợng quyền phát triển. Nhà nước nên có các chính sách hoạt động thiết thực để thúc đẩy các Doanh

nhập có thời hạn đối với các Doanh Nghiệp nhượng quyền, kêu gọi các ngân hàng các tổ chức đầu tư tài chính cho các Doanh Nghiệp tham gia nhượng quyền thương mại hay thành lập các tổ chức, hiệp hội nhượng quyền thương mại nhằm tạo dựng một hệ thống kinh doanh đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Đa dạng hóa sở hữu để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại. Hiện nay, hầu như 100% Doanh Nghiệp Việt Nam hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Mặc khác khu vực kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của nước ta. Chính vì vậy cần phải có các chương trình hỗ trợ, ưu đãi để khuyến khích khu vực tư nhân này phát huy vai trò của mình.

3.2.2 Giải pháp đến các Doanh Nghiệp.

Đối với Doanh Nghiệp để thành công một mô hình kinh doanh nhượng quyền

thương mại nên lưu ý một số đề xuất sau:

Chủ động đầu tư kinh doanh và phát triển mô hình nhượng quyền thương mại.

Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày từ 1/1/2009 với sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài và các Công ty về nhượng quyền thương hiệu trên thế giới. Tuy được đánh giá là thị trường đầy tiềm cho hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng thực tế thì các hợp đồng được ký kết về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Vì vậy, các Doanh Nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thêm cơ hội và các hợp đồng đầu tư.

Tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại bằng nhiều hình thức.

Để có thể cập nhật thông tin, kinh nghiệm một cách tốt nhất, các Doanh Nghiệp nên tham gia các hiệp hội, câu lạc bộ kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bởi đây chính là môi trường giao lưu học hỏi kinh nghiệm một cách tốt nhất cho Doanh Nghiệp muốn tham gia nhượng quyền và là cầu nối cho mối quan hệ giữa Doanh Nghiệp với Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp với Chính phủ.

Theo thống kê tại 2.3.2, tại Mỹ hầu như 100% Doanh Nghiệp đều thuê Luật sư tư vấn và không ít các Công ty ký hợp đồng tư vấn thường xuyên với Công ty luật.

Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao hầu hết các Công ty Mỹ phải thuê luật sư cho Công ty mình? trong khi chi phí phải trả cho một Luật sư tư vấn cho Doanh Nghiệp là rất cao. Trong tất cả các rủi ro làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của Doanh Nghiệp thì rủi ro về pháp luật là rủi ro có sức ảnh hưởng mạnh nhất. Hiện nay để kinh bất kỳ một lĩnh vực nào bạn đều phải dựa trên các quy định pháp luật để kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không nắm rỏ các quy định pháp luật mà vẫn kinh doanh? Chính vì vậy, hợp tác với Luật sư chính là sự lựa chọn tốt nhất cho Doanh Nghiệp. Thông qua dịch vụ của luật sư các Doanh Nghiệp sẽ được tư vấn mọi thông tin pháp luật mà Doanh Nghiệp yêu cầu như: Làm thủ tục hồ sơ hay đại diện Doanh Nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh…Luật sư chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các Doanh Nghiệp.

3.2.3 Giải pháp từ phía các tổ chức hành nghề Luật sƣ

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, một Doanh Nghiệp muốn tồn tại được thì phải xây dựng cho mình một thương hiệu. Để có được thương hiệu đó, bắt buộc Doanh Nghiệp phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem đến cho khách hàng sự hài lòng. Còn với Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật, sản phẩm làm hài lòng khách hàng chính là sự uy tín, chuyên nghiệp và đảm bảo một hành lang pháp lý tốt cho khách hàng khi thực hiện bất kì một hoạt động kinh doanh nào. Theo thống kê từ mục 2.3.2, Việt Nam với tổng số gần 5.000 Luật sư thì hiện chỉ có khoảng 50 người am hiểu về pháp luật quốc tế, có thể hỗ trợ Doanh Nghiệp trong những giao dịch thương mại quốc tế. Nhưng con số đó thực sự chỉ dừng lại ở mức 10-15 Luật sư là có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn pháp luật thế giới. Đó là một kết quả đáng báo động để các nhà hành luật có cái nhìn đầy đủ về chất lượng thật sự của thương hiệu nghề nghiệp. Xin gởi đến một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng luật sư và Công ty luật nói chung.

Nâng cao trình độ chuyên môn về hoạt động nhượng quyền thương mại đến từng luật sư nhằm khẳng định tính chuyên nghiệp trong việc tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại, các Luật sư không những phải nắm vững các quy định pháp luật trong nước mà phải am hiểu về luật pháp quốc tế. Với nền kinh tế hội nhập quốc tế, một Luật sư chưa đảm bảo được yếu tố ngoại ngữ thì có thể am hiểu được pháp luật quốc tế hay không? Việc giao dịch với các đối tác nước ngoài như thế nào? Làm sao để khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường? Nên các Luật sư cần phải trang bị tốt cho bản thân ít nhất là một ngôn ngữ quốc tế thông dụng.

Khuyến khích và hỗ trợ Doanh Nghiệp bằng cách xây dựng các dịch vụ, chương trình tư vấn về nhượng quyền thương mại.

Xây dựng các chương trình tư vấn, nên cung cấp một số kiến thức sau:

- Nâng cao trình độ nhận thức của mọi người về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nhượng quyền thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế thương mại nói riêng.

- Xây dựng các chiến lược về hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước và ngoài nước. Cung cấp những văn bản pháp lý quy định về nhượng quyền thương mại cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Xem xét và tư vấn về tính pháp lý của tất cả các hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như môi trường đầu tư cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và nước ngoài.

Đóng góp, kiến nghị lên các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về nhượng quyền thương mại, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân hoạt động một cách thuận lợi.

Luật sư là cầu nối giữa việc ban hành các hệ thống pháp luật và việc thực thi luật pháp, thông qua quá trình nghiên cứu pháp luật và hướng dẫn thực hiện cho

doanh nghiệp. Các nhà hành luật sẽ đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về nhượng quyền thương mại.

Xây dựng thương hiệu hành nghề của Luật sư.

Trước sự cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề Luật sư, việc khẳng định thương hiệu phải được xây dựng từ nhiều yếu tố như: kỹ năng hành nghề, phong cách chuyên nghiệp, sự uy tín,… Bên cạnh đó, việc quảng bá thương hiệu trên

Một phần của tài liệu Pháp luật nhượng quyền thương mại tại việt nam và thực tiễn tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại tại một số văn phòng luật sư và công ty luật (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)