Không gian mang tính chất hữu hạn

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồng lâu mộng (Trang 53 - 57)

V. Cấu trúc khoá luận

4.2.Không gian mang tính chất hữu hạn

4. Không gian trần thế rộng lớn(đại) roi chiếu

4.2.Không gian mang tính chất hữu hạn

Hữu hạn: Có nghĩa là có giới hạn nhất định về số lợng hay về thời gian. ở đây muốn nói đến tính giới hạn có khuôn khổ về không gian của trần thế.

ở phần trớc chúng tôi đã nói về tài năng của tác giả họ Tào trong khi xậy dựng nhân vật hòn đá với hai kiếp sống ở hai hình thức không gian khác nhau. Qua đó nhân vật đã cảm nhận đợc cái "động", sự muôn hình muôn vẻ của cuộc sống trần thế mà nhân vật đã từng đợc sống, Bên cạnh đó, cũng qua nhân vật này tác giả muốn gửi gắm sự cảm nhận vế cái hữu hạn của trần thế.

Có thể cho rằng, phủ Giả là một thế giới hoàn toàn đối lập với thế giới bên ngoài, nó đợc giới hạn bởi một bức tờng vây kín bao bọc xung quanh phủ Giả, nơi diễn ra cuộc sống các thành viên trong gia đình họ Giả và mọi hoạt động của các thành viên đều đợc khép kín trong không gian hữu hạn: từ ăn uống, học hành, chữa bệnh dến xử án.Chính vì vậy mà nhân vật Giả Bảo Ngọc khi còn là hòn đá ở núi Đại Hoàng cảm nhận về không gian sống của nó vô cùng "thoáng đãng" bao nhiêu thì khi sống với hiện thực trong phủ thì lại tù túng chật chội bấy nhiêu.

Cuộc sống hàng ngày của Giả Bảo Ngọc chỉ loanh quanh bốn bức tờng ở trong phủ: Từ viện Di Hồng đến quán Tiêu Dơng, thỉnh thoảng có trốn gia đình ra ngoài phủ nh đến mộ của Kim Xuyến, thăm Tập Nhân mà thôi.

Trong phạm vi không gian sinh hoạt hết sức gò bó đến ngạt thở thì phạm vi giao tiếp của Bảo Ngọc cũng rất hạn hẹp. Bảo Ngọc chỉ có một quyền duy nhất là "chung lộn trong chốn màn the". Ngoài cha mẹ, bà nội anh ta chỉ biết vui chơi cùng các a hoàn và chị em ruột thịt . Nên không trách gì Bảo Ngọc lại thích gần gũi với chị em phụ nữ và hiểu đợc tâm lí của họ , đến nỗi Giả Mẫu đã từng băn khoăn:" có lẽ nó là một a hoàn đầu thai nhầm cùng nên".

Trong phủ Giả đó, nhân vật Lâm Đại Ngọc với thân phận "ở nhờ" nhng nội tâm nhân vật này lại rất phong phú. Từ ngày đến sống nhờ trong phủ , phạm vi hoạt động của cô cũng bị thu hẹp theo lối truyền thống đạo đức phong kiến của gia đình họ Giả. Cô chỉ quanh quẩn ở quán Tiêu Dơng cùng với các a hoàn. Vốn có hoàn cảnh nh vậy nên tâm trạng cô lúc nào cũng trầm lắng, mặc cảm, đầy tự ti và cô đơn.

Hình ảnh"bức tờng" trong phủ Giả đã trở thành khuôn viên bao bọc xung quanh cuộc sống giàu sang phú quý mà còn trở thành một chiếc cũi sắt khổng lồ đã vô tình kìm kẹp cuộc sống tinh thần của tất cả mỗi thành viên trong gia đình. Bằng việc xây dựng một không gian sinh hoạt hạn hẹp, Tào Tuyết Cần đã làm nổi bật tâm trạng cô đơn của các nhân vật đồng thời đây cũng là tâm trạng điển hình cho cả một lớp ngời sống trong thời đại ông.

4.2.2 Không gian tâm lý

Mặc dù bị bao bọc bởi một lớp sơng mờ ảo của không gian mộng nhng không gian phủ Giả vẫn hiện hữu là một không gian hiện thực, một gia đình

trong một xã hội phong kiến. Đây là không gian chịu sự chi phối của những định chế xã hội, thời đại. Những quy định, lề lối của một xã hội tuy là những giới hạn vô hình nhng mang ảnh hởng rất lớn đối với con ngời trong thời đại. Nên Bảo Ngọc khi còn là hòn đá ở thế giới Đại Hoàng với lòng hiếu kỳ háo hức bao nhiêu thì khi đã đợc toại nguyện nó lại thất vọng bởi sự tù túng gò bó bấy nhiêu.

Vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi đời đời làm quan. Bảo Ngọc là niềm kỳ vọng rất lớn của cả gia đình nên anh ta đợc mọi ngời hết sức chiều chuộng. Nhng trong xã hội ấy thì sự nuông chiều của mọi ngời lại nằm trong khuôn " thi giáo" và" lễ giáo" nhằm ràng buộc mọi hành vi của anh ta: bắt học hành để đỗ đạt nối nghiệp tổ tông.Đối với Bảo Ngọc thì đây là một sự" gông cùm", "xiềng xích". Chính vì vậy mà sống trong sự giàu sang anh ta cũng luôn cảm thấy bị mất tự do:" ta chỉ giận vì cả ngày bị nhốt trong nhà không tự chủ đ- ợc một tí gì cả.Làm gì ngời ta cũng biết, không ngời này khuyên thì ngời khác ngăn, chỉ có thể nói chứ không thể làm, tuy có tiền mà không thể tiêu" .Cuộc sống mà Bảo Ngọc bị cho là kiềm tỏa khắp nơi, khi muốn thoải mái ra khỏi bốn bức tờng lại bị bọn ngời hầu nhắc nhở, lo lắng. Mỗi bớc đi của anh ta đều bị nhòm ngó, khiến cho Bảo Ngọc rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản.

Ngay trong cả chuyện riêng t của Bảo Ngọc, bản thân cũng không tự quyết định cho mình một cuộc sống riêng.Với quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" theo chuẩn mực lễ giáo phong kiến thì chỉ có Tiết Bảo Thoa mới xứng đáng làm "mợ hai" còn cô Lâm thì lại ốm yếu"mình không mang nổi áo ""bụng dạ hẹp hòi" không thể đảm đơng đợc chuyện lớn trong gia đình. Những toan tính của Giả mẫu cũng chính là biểu hiện những quy định ngặt nghèo của xã hội về chế độ hôn nhân. Mặc dù Bảo Ngọc đã nhiều lần chống đối nhng đây chỉ là những phản ứng yếu ớt, cô độc, lẻ loi trớc một thế lực lớn mạnh là quy luật của cả một xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó mà ở đây còn có một khuôn khổ của lễ giáo phong kiến bằng bạo lực, nó đợc thể hiện qua những trận đòn của Giả Chính đối với Bảo Ngọc.

Trớc sự kiềm tỏa của gia đình họ Giả với lề lối phong kiến nh vậy, cuộc sống của Bảo Ngọc luôn bị bế tắc,nên những biểu hiện "trái tính" của Bảo Ngọc

không có gì khó hiểu cả. Đây chính là sự phản ứng, sự vẫy vùng"quẫy đạp" để mong thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp đó.

Với Lâm Đại Ngọc cũng vậy, dới danh nghĩa là cháu ngoại Giả Mẫu song thân phận của cô không có gì sáng sủa cả. Những hiểu biết về lễ giáo phong kiến đã làm cô trở thành con ngời quá thận trọng.Ngay trong những ngày đầu mới vào phủ, cô đã tự nhắc nhở với bản thân rằng:"đi không thừa nửa bớc, nói không thừa nửa câu".Trớc sự kiềm tỏa bao vây của lễ giáo phong kiến nh vậy Đại Ngọc luôn khao khát một cuộc sống tự do.Những phản ứng gay gắt của cô trớc cuộc đời chính là sự vẫy vùng chống trả nhng lại quá mong manh trớc hàng rào quá kiên cố của xã hội để hòa nhập với cuộc đời.

Ngay trong cả dinh c phủ Giả. Nhiều nhân vật cũng bị chi phối bởi quy luật ngặt nghèo ấy của xã hội. Lý Hoàn góa chồng khi còn trẻ đành cam sống cuộc đời lẻ loi đơn chiếc vì hai chữ"trinh tiết", Nghênh Xuân đau khổ một đời vì bị gả chồng xa, Tình Văn cũng vì yêu mà bị ngợc đãi đến chết, Diệu Ngọc, Tích Xuân chôn chặt khát vọng yêu đơng bên ngọn đèn xanh... Họ đành cam chịu số phận.

Có thể nói, những khuôn khổ , những quy định ngặt nghèo của xã hội phong kiến đã vô tình bóp chết biết bao ớc mơ của con ngời, thậm chí nó còn chà đạp định đoạt số phận của biết bao hoàn cảnh nhỏ bé...Tất cả những chi tiết trên là sự minh chứng cho những tội ác mà những quy luật, những khuôn khổ của chế độ phong kiến dành cho mọi ngời.

Trớc khuôn khổ tù túng đó, sự vẫy vùng là điều phải có.Kim Xuyến bị Ph- ợng Th tra xét, bức bách nhng vẫn kiên quyết bảo vệ sự trong sạch của mình. Đến Tình Văn xinh đẹp bị khép vào tội" quyến rũ " ông chủ, đã uất ức nhng cô không sợ chết, cô đã trao lại " chiếc áo " cho Bảo Ngọc để chứng minh cho sự trong sáng của mình. Ngay cả đến Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc mặc dù bị chia rẽ trong tình yêu song tìm mọi cách họ vẫn hi vọng ở bên nhau cho đến lúc chết.

Nh vậy, đối với Bảo Ngọc cũng nh các nhân vật khác thì phủ Giả là một không gian chật hẹp tù túng. Giới hạn của phủ Giả không phải trong bốn bức tờng chật hẹp mà cả ở những quy định của chế độ phong kiến. Miêu tả sự hữu hạn của trần thế thông qua những khuôn khổ giới hạn của phủ Giả, tác giả đã tố cáo sự hà

khắc, sự cứng nhắc thái quá của chế độ xã hội đơng thời. Một xã hội phong kiến Mãn Thanh-Trung Quốc đi vào giai đoạn suy tàn mạn thế.

Trong thế giới này, tất cả đều có cái giới hạn của nó, không có cái gì là vô hạn, là vĩnh viễn, là trờng tồn. Tất cả mọi sự vật đều có quy luật hợp và tan, hợp là phải tan, tan là cơ sở để hợp. Tính chất hữu hạn qua không gian sinh hoạt của phủ Giả đã đợc tác giả nâng lên thành một triết luận về cuộc sống trần thế. Miêu tả một không gian cực kì sinh động với những số phận bất hạnh, những cuộc đời mong manh ở phủ Giả, tác giả muốn gửi gắm niềm tâm sự sâu kín của mình: Không có cái gì là trờng tồn vĩnh viễn cả, cuộc đời bao giờ cũng có giới hạn của nó. Đó mới chính là cái đích của cuộc sống trần gian mà con ngời đợc hởng thụ, đợc mếm trải tất cả các vị đắng cay ngọt bùi của trần gian . Đó là t tởng mang tính triết lý cao mà tác giả rút ra bằng chính cuộc đời của mình.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồng lâu mộng (Trang 53 - 57)