KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 52 - 54)

- Thời gian từ mọc đến ra hoa: Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định đến chiều cao cây, số lá, số đốt, số hoa của cây Trong thời kỳ này còn xảy ra

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Kết quả thử nghiệm 5 giống đậu tương trong Xuân 2008 tại Trại Nông Học - Đại Học Vinh:

1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng:

- Các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng (từ: 86 - 96 ngày). Thích hợp với điều kiện đất đai và thời tiết khí hậu ở vùng nghiên cứu.

- Khả năng sinh trưởng về chiều cao của các đậu tương dao động trong khoảng (từ: 54,8 - 56,9 cm). Cao nhất là giống VX93, thấp nhất là giống DT84.

- Chiều cao đóng quả của các giống đậu tương dao động trong khoảng (từ: 12,7 - 13,3 cm), cao nhất là giống DT26. Số đốt trên cây cũng dao động trong

khoảng từ (11,2 - 12,5 đốt), cao nhất là giống DT26.

- Số cành cấp 1 của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng (từ: 1,3 - 1,9 cành)

1.2. Các chỉ tiêu sinh lý:

- Tỷ lệ nảy mầm hạt giống của 5 giống đậu tương sau 24h dao động trong khoảng (từ: 15,6 - 20%), sau 48h dao động trong khoảng (từ: 60 - 74,4%) và 72h dao động trong khoảng (từ: 87,7 - 97%).

- Chỉ số diện tích lá của các giống tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ và giảm dần khi hạt vào chắc. Giống có chỉ số diện tích lá cao nhất là DT96 và thấp nhất là giống DT22.

- Khả năng tích lũy chất khô của các giống tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ quả vào chắc. Trong các giống thì DT26 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất.

- Khả năng hình thành nốt sần của các giống tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ quả vào chắc. Giống DT26 có số lượng nốt sần đạt cao nhất.

1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống:

- Ở thời kỳ cây con và thời kỳ ra hoa kết quả là ở mức trung bình, trong đó giống VX93 có tính mẫn cảm nhất với sâu hại.

- Khả năng chống đổ của các giống đều tốt, riêng hai giống VX93 và DT84 chống đổ kém hơn các giống khác.

1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống đậu tương nghiên cứu đạt được chưa cao, có sự chênh lệch khá lớn về năng suất của các giống DT96, DT26, DT22, so với hai giống còn lại là VX93, DT84.

2. Kiến nghị

Cần tiến hành thí nghiệm thêm một đến hai vụ nữa đối với các giống DT26, DT96, DT22 để đi đến kết luận cuối cùng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển cây đậu tương trên loại đất này.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 52 - 54)