Đặc điểm nông học của các giống đậu tương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 42 - 43)

- Thời gian từ mọc đến ra hoa: Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định đến chiều cao cây, số lá, số đốt, số hoa của cây Trong thời kỳ này còn xảy ra

3.4. Đặc điểm nông học của các giống đậu tương thí nghiệm

Bảng 3.4. Một số đặc điểm nông học của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân 2008

TT Giống Chiều cao đóng quả (cm)

Chiều cao cây (cm) Số đốt (đốt) Số cành cấp 1 (cành) 1 VX 93 13,0 56,9 11,9 1,3 2 DT 96 13,2 55,8 12,3 1,9 3 ĐT 26 13,3 55,7 12,5 1,7 4 ĐT 22 13,1 55,1 12,2 1,4 5 DT 84 12,7 54,8 11,2 1,3

Ghi chú: Tất cả các giống đều được phun thuốc trừ giòi đục thân sau khi mọc 7 ngày bằng thuốc Regent 800WG nồng độ 0,01%, phun 400 lít nước thuốc đã pha/ ha.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy:

- Chiều cao đóng quả: giống ĐT84 có chiều cao đóng quả thấp nhất (12,7 cm), giống ĐT26 có chiều cao đóng quả cao nhất (13,3 cm), các giống còn lại có

chiều cao đóng quả từ 13,0 - 13,2 cm.

- Chiều cao cây: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 5 giống thí nghiệm, giống DT84 có chiều cao cây thấp nhất (54,8 cm), giống VX93 có chiều cao cây cao nhất (56,9 cm), các giống còn lại có chiều cao cây từ 55,1 - 55,8 cm.

- Số đốt: Sự phân hóa đốt trên cây đậu tương hoàn thành rất sớm ngay trong thời kỳ cây con. Trong điều kiện nhiệt đới như ở miền Trung đối với giống chín sớm và giống chín trung bình như các giống thí nghiệm, thời gian phân hóa đốt từ 4 - 5 tuần sau gieo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giống DT84 có số đốt ít nhất (11,2 đốt), giống DT26 có số đốt nhiều nhất (12,5 đốt). Các giống còn lại đều có số đốt từ 11,9 - 12,3 đốt.

- Số cành cấp I: Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống khác nhau có sự phân cành khác nhau. Giống có số cành cấp I nhiều nhất là DT96 (1,9 cành), giống có số cành cấp I ít nhất là DT84, VX93 (1,3 cành). Các giống còn lại có số cành cấp I từ 1,4 - 1,7 cành. Như vậy tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều ở dạng phân cành trung bình, có số cành cấp I >1.

Như vậy do ảnh hưởng trong tháng 3 nhiệt độ không khí thấp, trời ít nắng trùng với giai đoạn phát triển thân lá, do vậy chiều cao đóng quả, chiều cao cây, số đốt và số cành cấp I của các giống đậu tương đều thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 42 - 43)