Khả năng hình thành nốt sần

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 47 - 48)

- Thời gian từ mọc đến ra hoa: Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định đến chiều cao cây, số lá, số đốt, số hoa của cây Trong thời kỳ này còn xảy ra

3.7.Khả năng hình thành nốt sần

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ đậu tương là hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobiumjaponicum để tạo nên hệ thống cố định ni tơ cộng sinh, người ta tính rằng trong điều kiện thuận lợi , các vi khuẩn nốt sần có thể tích lũy được một lượng đạm từ 50 - 70 kg/ha (Nguyễn Danh Đông, 1982;[8]. Nốt sần hình thành sớm trên rễ chính, có thể quan sát thấy rõ khoảng 15 - 20 ngày sau gieo và nó phát triển nhanh chóng về số lượng và kích thước cả trên rễ chính và các rễ phụ. Số lượng các nốt sần nhiều và hoạt động mạnh ở các thời kỳ trước và trong thời gian cây đậu tương ra hoa, kết quả và hình thành hạt.

Bảng 3.7. Số lượng nốt sần của các giống tham gia thí nghiệm (nốt sần/cây). TT Giống BĐ ra hoa Ra hoa rộ Hạt vào chắc

1 VX93 9,2 14,8 26,3

2 DT96 15,2 26,6 32,4

3 DT26 23,6 33,1 41,5

4 DT22 16,5 38,9 37,1

5 DT84 14,6 22,0 32,5

Hình 3.5. Số lượng nốt sần của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm (nốt sần/cây).

Qua bảng 3.7 và hình 3.5 cho thấy:

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, các giống khác nhau cho số lượng nốt sần khác nhau, giống có số lượng nốt sần cao nhất là DT26 đạt 23,6 nốt sần, giống có số lượng nốt sần thấp nhất là VX93 đạt 9,2 nốt sần. Các giống còn lại có số lượng nốt sần dao động trong khoảng từ 14,6 – 15,2 nốt sần.

Thời kỳ ra hoa rộ, số lượng nốt sần vẫn tiếp tục tăng ở các giống. Giống có số lượng nốt sần lớn nhất là DT22 đạt 38,9 nốt sần, giống có số lượng nốt sần thấp nhất là VX93 đạt 14,8 nốt sần, các giống còn lại số lượng nốt sần dao động từ 22,0 - 33,1.

Vào thời kỳ hạt chắc, số lượng nốt sần của các giống vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đạt cao nhất, biến động từ 26,3 - 41,5 nốt sần. Giống có số lượng nốt sần cao nhất là DT26 đạt 41,5 nốt sần, giống có số lượng nốt sần thấp nhất vẫn là giống VX93 đạt 26,3 nốt sần. Các giống còn lại có số lượng nốt sần dao động từ 32,5 - 37,1 nốt sần.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh (Trang 47 - 48)