0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA NHỆN LYCOSA PSEUDOANNULATA VÀ THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA NILAPARVATA LUGENS LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 48 -50 )

III. Thysanoptera Bộ cánh tơ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

1. Nghiên cứu về thành phần bộ nhện trên cây trồng nông nghiệp ở Nghệ An năm 2011 đã thu được 10 loài thuộc 6 họ, ngoài ra có 28 loài chúng tôi chưa xác định được. Trong đó có hai họ có số lượng loài lớn nhất là: Tetragnathidae (họ nhện hàm dài) và họ Lycosidae (họ nhện sói), hai loài này cũng có mức độ thường gặp cao nhất.

2. Nhện Lycosa pseudoannulata là loài biến thái không hoàn toàn, quá trình

sinh trưởng phát triển trải qua 3 giai đoạn: Trứng, nhện non và trưởng thành. Kích thước trung bình của các pha phát dục như sau: Trứng 4.38 ± 0.15mm, nhện tuổi 1 là 2.75 ± 0.08mm, nhện tuổi 2 là 3.83 ± 0.08mm, nhện tuổi 3 là 5.96 ± 0.17mm, nhện tuổi 4 là 7.81 ± 0.09mm, nhện tuổi 5 là 8.12 ± 0.12mm, trưởng thành cái 10.26 ± 0.24mm, trưởng thành đực là 8.15 ± 0.15mm.

+ Phổ thức ăn của nhện Lycosa pseudoannulata có 17 loài thuộc 3 bộ côn

trùng. Nhện Lycosa pseudoannulata là loài đa thực, phàm ăn khi bị đói chúng sẽ

ăn thịt lẫn nhau.

3. Thời gian phát dục trung bình của nhện Lycosa pseudoannulata ở 250C,

75%RH của các giai đoạn như sau: Trứng 18.22 ±0.57, nhện tuổi 1 là 25.09 ± 0.39, nhện tuổi 2 là 30.36 ± 0.39, nhện tuổi 3 là 12.55 ± 0.72, nhện tuổi 4 là 9.09 ± 0.41, nhện tuổi 5 là 13.33 ± 0.31, ở điều kiện phòng thí nghiệm thời gian phát dục của trứng là 11.82 ± 0.38, nhện tuổi 1 là 21.45 nhện tuổi 1 là0.39, nhện tuổi 2 là 24.75 ± 0.37, nhện tuổi 3 là 11 ± 0.33, nhện tuổi 4 là 8 ± 0.4, nhện tuổi 5 là 8.09 ± 0.41.

4. Thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nhện Lycosa pseudoannulata:

Với lượng thức ăn khác nhau thì tỷ lệ sống giữa các tuổi hay trong cùng một tuổi đều có sự sai khác. Tỷ lệ sống của các tuổi đạt lớn nhất khi thả 4 con ngài gạo/ ngày đạt 94,33 - 95 % ở tuổi 4; 5, tỷ lệ sống đến trưởng thành đạt 45%.. Như vậy

pseudoannulata sinh trưởng phát triển và đạt tỷ lệ sống cao đến trưởng thành. Tuy nhiên không phải tỷ lệ sống luôn tỷ lệ thuận với lượng thức ăn mà nó tăng đến một ngưỡng nhất định sau đó giảm.

5. Nhiệt độ và độ ẩm ở hai điều kiện phòng thí nghiệm (24 – 290C, 59 –

75%), tủ định ôn (250C,75%) không có sự ảnh hưởng đến sức ăn của nhện Lycosa

pseudoannulata. Để hoàn thành 5 tuổi nhện Lycosa pseudoannulata sử dụng hết

12534 sâu khoang tuổi 1 ở điều kiện phòng thí nghiệm (24 – 290C, 59 – 75%), ở

điều kiện tủ định ôn nhện cần 8888 sâu khoang tuổi 1.

Thành phần nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên các sinh quần nông nghiệp khá đa dạng, phong phú. Sau khi thu hoạch nhện lớn bắt mồi ăn thịt thường trú ngụ trên những bờ cở, bụi rậm quanh bờ, do đó để bảo tồn và duy trì số lượng của nhện nói riêng và các loài thiên địch nói chung cần tạo nên những chỗ cư trú cho chúng sau khi chuyển vụ.

Lycosa pseudoannulata có thể kiểm soát các loài sâu bệnh cả ở cây trồng cạn

và cây trồng nước. Do đó để sử dụng Lycosa pseudoannulata phòng trừ sâu hại có

hiệu quả và lâu dài cần phải bảo tồn chúng. Bảo tồn bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sống của nhện.

6. Khi mật độ trung bình của rầy nâu (Nilaparvata lugens) là 80 con/0,16 m2

chỉ cần thả 3 nhện trưởng thành / 0,16 m2 là khống chế được 75,95% rầy nâu sau 4

ngày.

II. Kiến Nghị

Nhện Lycosa pseudoannulata có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế các

loài sâu hại do đó cần tiếp tục nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm sinh học sinh thái và quy trình nhân nuôi loài nhện này để chủ động nguồn thiên địch khi cần. Nhện lớn bắt mồi ăn thịt là nhóm kẻ thù tự nhiên quan trọng nhưng chúng lại rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu hóa học vì vậy việc sử dụng thuốc phải đảm bảo yêu cầu hợp lý để hạn chế tác hại không tốt đến khu hệ thiên địch trong sinh quần (sử dụng thuốc vi sinh vật, sử dụng thuốc có phổ tác động rộng, không sử dụng thuốc có tính độc cao và tồn dư lâu dài...)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA NHỆN LYCOSA PSEUDOANNULATA VÀ THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA NILAPARVATA LUGENS LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 48 -50 )

×