Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống sót của Lycosa pseudoannulata

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện lycosa pseudoannulata và thử nghiệm sử dụng phòng trừ rầy nâu hại lúa nilaparvata lugens luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)

III. Thysanoptera Bộ cánh tơ

3.5.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống sót của Lycosa pseudoannulata

pseudoannulata

Tỷ lệ sống sót của một loài là biểu hiện khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng từ giai đoạn trứng đến trưởng thành trong từng điều kiện cụ thể. Các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn có tác động trực tiếp đến sức sống của côn trùng cũng như các loài bắt mồi ăn thịt. Để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ

sống của nhện Lycosa pseudoannulata trong mỗi tuổi và nhằm xác định được số

lượng thức ăn cần thiết, chúng tôi tiến hành nuối nhện Lycosa pseudoannulata

trong điều kiện 25 0C với ẩm độ 75% . Chúng tôi đã tiến hành nuôi nhện Lycosa

pseudoannulata với thức ăn là ngài gạo, khẩu phần ăn như sau: 1 con ngài gạo/ 1 ngày, 2 con ngài gạo /1 ngày, 3 con ngài gạo /1 ngày, 4 con ngài gạo /1 ngày, 5 con ngài gạo /1 ngày, 10 con ngài gạo /1 ngày. Kết quả được chúng tôi trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.5 Tỷ lệ sống sót của L.pseudoannulata khi thử bằng ngài gạo (%)

CTTN Tỷ lệ sống sót của nhện L.pseudoannulata khi thử bằng ngài gạo (%)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tỷ lệ sống

sót đến TT

CT I 69,33ab 81,33a 74.33c 69,67c 65,33e 20,67b

CT II 64,00c 79ab 75c 82,33b 68,67d 22,00b

CT III 71,67a 73,33c 75,67c 84,33b 71,77c 20,00b

CT IV 70,33a 80.33a 89,67a 94,33a 95a 45,00a

CT V 71,33a 76,33bc 90,33a 95,67a 94ab 42,33a

CT VI 65,33bc 80a 90,33a 94a 92b 41,33a

LSD0.05 4,19 1,98 2,39 5,35 2,14 3,81

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0.05.

Qua bảng 3.5 ta thấy khi thí nghiệm trên tất cả các tuổi của Lycosa pseudoannulata trong cùng một điều kiện với lượng thức ăn khác nhau thì tỷ lệ sống trong cùng một tuổi hay giữa các tuổi đều có sự sai khác. Kết quả này cho thấy thức ăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của Lycosa pseudoannulata.

* Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống có sự sai khác có ý nghĩa giữa các CT: - Ở tuổi 1: Tỷ lệ sống đạt mức cao nhất ở CT III trung bình là 71,67%, tỷ

lệ sống thấp nhất ở CT VI trung bình là 65,33%. Có sự sai khác giữa CT II với các CT còn lại nhưng không có sai khác với CT VI.

- Ở tuổi 2: Tỷ lệ sống cao nhất ở CT I là 81,33%, thấp nhất ở CT III TB là 77,33%. Có sự sai khác giữa CT III với các CT còn lại nhưng không có sự sai khác với CT V.

- Ở tuổi 3: Tỷ lệ sống đạt cao ở CT V và CT VI, thấp nhất ở CT I tb là 74,33%.

Ở tuổi 4: Có sự sai khác giữa CT III với các CT còn lại, không có sự sai khác giữa CT II và CT III; CT IV và CT V. Tỷ lệ sống cao nhất ở tuổi V TB là 95,67%., thấp nhất ở CTI TB là 69,67%.

- Ở tuổi 5: tỷ leejj sống cao nhất ở CT IV Tb là 95%, thấp nhất ở CT I TB là 65,33%.

- Tỷ lệ sống sót đên struwowngr thành đạt cao nhất ở CT V và ct IV, thấp nhất ở CT III.

* Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống có sự sai khác giữa các tuổi:

- Khi thả 1 con ngài gạo /1 ngày:

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 2 đạt mức cao nhất trung bình là 81,33 % + Tỷ lệ sống sót ở tuổi 5 thấp nhất trong các tuổi trung bình là 65,33% + Tỷ lệ sống sót ở các tuổi 1, 3, 4 ở mức trung bình lần lượt là 69,33%; 74,33%; 69,67%.

+ Tỷ lệ sống sót đến trưởng thành đạt mức thấp nhất trong các tuổi trung bình là 20,67%.

Theo kết quả phân tích thống kê sinh học cho thấy:

Tỷ lệ sống sót giữa các tuổi: Tuổi 1, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành có sự sai khác có ý nghĩa nhưng không có sự sai khác giữa các tuổi: Tuổi 1 và tuổi 2; giữa tuổi 3 và tuổi 4. Sự sai khác giữa tuổi 1 và 2 không đáng kể.

- Khi thả 2 con ngài gạo /1 ngày:

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 4 đạt mức cao nhất trung bình là 82,33% + Tỷ lệ sống sót ở tuổi 1 thấp nhất trong các tuổi trung bình là 64%

+ Tỷ lệ sống sót ở các tuổi 2, 3, 5 ở mức trung bình lần lượt là: 79%; 75%; 68,67%.

+ Tỷ lệ sống sót đến trưởng thành đạt mức thấp trung bình là 22%

Ở công thức này có sự sai khác giữa các tuổi: Tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 và tỷ lệ sống sót đến trưởng thành. Không có sự sai khác giữa tuổi 1 và tuổi 3; giữa tuổi 2, tuổi 4 và trưởng thành.

- Khi thả 3 con ngài gạo /1 ngày:

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 4 đạt mức cao nhất trung bình là 84,33%

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 2 và tuôi 3 ở mức trung bình lần lượt là 73,33% và 75,67%

+ Tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các tuổi là tuổi 1 và tuổi 5 trung bình là 71,67%

Tuổi 1, tuổi 4 và các tuổi còn lại có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0.05 nhưng các tuổi 2; 3; 5 lại không có sự sai khác về mặt thống kê sinh học.

- Khi thả 4 con ngài gạo /1 ngày: Tỷ lệ sống sót ở các tuổi đạt mức cao nhất so với các công thức khác.

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 5 đạt mức cao nhất trung bình là 95 %, tiếp đến là tỷ lệ sống của nhện tuổi 4 trung bình đạt 94,33%.

+ Tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các tuổi là tuổi 1 trung bình là 70,33% + Tỷ lệ sống sót đến trưởng thành ở mức 45%.

Kết quả xử lí thống kê cho thấy khi thả 4 con ngài gạo/ ngày không có ảnh hưởng đến sức sống của các pha phát dục. Tỷ lệ sống sót qua các tuổi ở điều kiện

25 0C, 75% khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy khi thả 4 ngài gạo/ ngày thì tỷ lệ sống sót của nhện ở các tuổi lớn nhất. Đồng thời tỷ lệ sống ở các tuổi khác nhau không có ý nhĩa thống kê ở mức 0.05. Điều này chứng tỏ lượng mồi 4 con/ ngày là thích hợp cho sự sinh trưởng

phát triển của nhện L.pseudoannulata.

- Khi thả 5 con ngài gạo /1 ngày:

- Tỷ lệ sống sót ở các tuổi đạt mức cao so với các công thức khác. + Tỷ lệ sống sót ở tuổi 4 đạt mức cao nhất trung bình là 95,67%% + Tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các tuổi là tuổi 1 trung bình là 71,33% + Tỷ lệ sống sót đến trưởng thành ở mức 42,33%%.

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 2, tuổi 3, tuổi 5 đạt mức trung bình lần lượt là 76,33%; 90,33%; 94%.

Ở công thức này có sự sai khác giữa tuổi 2 với các tuổi 1, tuổi 3, tuổi 4 nhưng không có sự sai khác với tuổi 5 ở mức ý nghĩa 0.05

- Khi thả 10 con ngài gạo /1 ngày:

+ Tỷ lệ sống sót ở tuổi 4 đạt mức cao nhất trung bình là 94%%

+ Tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các tuổi là tuổi 1 trung bình là 65,33% + Tỷ lệ sống sót ở tuổi 2, tuổi 3, tuổi 5 đạt mức trung bình lần lượt là: 80%; 90,33%; 92%.

+ Tỷ lệ sống sót đến trưởng thành ở mức 41,33%.

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống ở các tuổi 1, tuổi 4, tuổi 5, tỷ lệ sống đến trưởng thành giảm.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy: tuổi 1 và tuổi 5 không có sự sai khác nhưng có sự sai khác với các công thức còn lại.

+ Kết quả tỷ lệ sống ở các tuổi trên giảm điều này có thể do thức ăn không được sử dụng hết, lượng thức ăn dư thừa phân hủy ảnh hưởng xấu tới đời sống của

con ngài gạo/ ngày (đạt 94,33 - 95% ở tuổi IV, V) và tỷ lệ sống sót đến trưởng thành đạt 45% và ở công thức này lượng thức ăn không ảnh hưởng tới ỷ lệ sống của các tuổi. Tuy nhiên không phải tỷ lệ sống luôn tỷ lệ thuận với lượng thức ăn mà nó tăng đến một ngưỡng nhất định sau đó giảm có thể là do ngán hay do lượng thức ăn không được sử dụng hết bị phân hủy ảnh hưởng tới đời sống của nhện

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện lycosa pseudoannulata và thử nghiệm sử dụng phòng trừ rầy nâu hại lúa nilaparvata lugens luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w