6. Họ Linyphiidae Nhện lùn
3.2.2. Tập tính của nhện Lycosa pseudoannulata
Đặc điểm phân bố
Nhện lớn ăn thịt (Lycosa pseudoannulata) là loài BMAT quan trọng là thành
trên ruộng cây trồng cạn và cây trồng nước như: lúa, đậu tương, lạc…Chúng thường hoạt động vào ban ngày. Qua kết quả điều tra cho thấy mật độ nhện trên ruộng lúa cao hơn trên ruộng cây trồng cạn như: bắp, đậu tương…Thông thường, mật độ nhện lớn BMAT cao nhất vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông. Nhện
Lycosa pseudoannulata xuất hiện sớm trên hệ sinh thái ruộng lúa ngay trong giai đoạn đầu khi mới cấy. Một số loài nhện lớn BMAT thay đổi mật độ quần thể theo
sự thay đổi mật độ con mồi. Đặc biệt mật độ của nhện Lycosa pseudoannulata gia
tăng theo sự gia tăng mật độ của rầy nâu hại lúa. Nhện Lycosa pseudoannulata ưa
sống những nơi ẩm ướt, rậm rạp như gốc lúa, bờ cỏ.., đặc biệt là ruộng có nước và nhiều rầy.
Tập tính các tuổi
+ Tuổi 1: Chúng thường tập trung bám trên lưng và bụng cơ thể mẹ. Nhện mẹ che chở, canh giữ nhện con cho tới khi chúng cứng cáp và đủ khả năng phân tán. Nhện con bám vào bụng mẹ khoảng 3 - 7 ngày sau đó mới tách ra sống độc lập. Nhện con mới nở không ăn, thường sống tập trung và được nuổi dưỡng nhờ phần dinh dưỡng còn sót lại của lòng đỏ. Nếu chúng rơi ra vẫn có thể bò lại cơ thể mẹ nhờ chân hay râu sờ (là bộ phận thăm dò thức ăn ở miệng). Thời gian đầu khi mới nở nhện con gần như không hoạt động, chỉ sau khi rời khỏi cơ thể mẹ chúng mới bò đi kiếm ăn, nhện tuổi 1 hoạt động tương đối nhanh nhẹn, thời gian này cơ thể còn rất yếu ớt cần giữ ẩm cho chúng nhưng tránh không để có những giọt nước. Sức ăn chưa nhiều chủ yếu là rầy cám, trứng sâu, trứng rầy…. Ở tuổi này hiện tượng ăn thịt lẫn nhau rất mạnh, đặc biệt khi để chúng bị đói.
+ Tuổi 2: chúng hoạt động nhanh nhẹn hơn và bắt đầu xuất hiện phản ứng chạy trốn kẻ thù, sức ăn tăng lên. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau vẫn xảy ra.
+ Tuổi 3: Chúng ăn nhiều, di chuyển nhanh và có khả năng trốn tránh kẻ thù tốt. Lúc này có thể phân biệt được đực cái, con đực thường nhỏ hơn con cái, râu sờ của cón cái thường mảnh và dài còn của con đực thì có màu đen.
+ Tuổi 4: Chúng di chuyển tự do trên phạm vi rộng trên khu ruộng để tìm kiếm con mồi. Ở tuổi này sức ăn của chúng tương đối mạnh, chúng ăn cả rầy rệp
và sâu non tuổi nhỏ. Chúng thường lột xác ở gốc lúa hay bờ cỏ. Kích thước của chúng lớn hơn hẳn do sức ăn tăng lên nhiều, cơ thể màu nâu.
+ Tuổi 5: Ngoài hành vi lẩn tránh kẻ thù bằng cách bò rất nhanh trên cây, mặt đất và mặt nước chúng còn có khả năng che dấu dưới nước. Nó có thể ẩn dưới nước với bong bóng bạc bao phủ cơ thể. Chúng hít thở bằng không khí từ các bong bóng khí mắc kẹt ở các sơi lông của cơ thể. Khi bị nhấn chìm trong nước chúng co rúm người lại và giả chết. Sau khi thả ra chúng duỗi chân ra và trở về trạng thái như cũ.
+ Trưởng thành cái:
Khi bị chấn động hay và chạm làm bọc trứng rơi ra con cái thường lấy miệng ngoặm giữ lại sau đó nhả chất keo dính lại như cũ. Trưởng thành đẻ trứng thành từng đợt trong vòng đời của nó, mỗi đợt đẻ 80 - 110 quả. Nhện cái có thể hình thành từ 3 - 5 ổ trứng trong suốt giai đoạn trưởng thành của nó. Với tỷ lệ nở cao, phạm vi vật mồi lớn, khả năng lẩn tránh tốt đây là đặc điểm để duy trì, bổ sung số
lượng cho quần thể mình. Chính vì thế mật độ của loài Lycosa pseudoannulata
trong các quần thể cây trồng rất cao.
Tập tính bắt mồi
Nhện Lycosa pseudoannulata là loài không căng lưới mà săn mồi tự do.
Chúng thường hoạt động vào ban ngày, đây là loài săn mồi rất hiệu quả vì chúng có thể di chuyển theo dõi và tìm cách bắt mồi. Chúng rất nhanh nhẹn, mắt linh động và làm việc có hiệu quả trong việc tìm mồi, xác định vị trí con mồi và tấn công. Nhện ăn thịt con mồi bằng cách nhảy vào chụp con mồi và giết chết để ăn. Hàm chắc khỏe bên trong có gai và nanh nhọn dùng để bắt, cắn chết và nhai nghiền con mồi.
Cách bắt mồi của nhện non và trưởng thành giống như nhau, chúng dùng hàm bắt và nhai con mồi, ăn hết con mồi. Khả năng bắt mồi ở các tuổi khác nhau là khác nhau: khả năng bắt mồi của chúng thường tăng theo tuổi. Ở những tuổi nhỏ như tuổi 1 và 2 khả năng ăn mồi của chúng tương đối thấp. Chúng thường sống tập trung ở giai đoạn đầu của tuổi 1 nhưng càng về sau chúng càng phân tán
đi xa để tìm mồi, thức ăn của chúng ở giai đoạn này chủ yếu là vỏ trứng, trứng chưa nở, trứng sâu hay các loại rầy, rệp tuổi nhỏ.
Lúc còn nhỏ chúng thường sống tập trung để tăng khả năng chống đỡ với kẻ thù và tìm con mồi. Kẻ thù thường ngại tấn công một nhóm lớn các con mồi, đồng thời thuận tiện cho việc kiếm ăn vì một nhóm tha con mồi dễ hơn là một cá thể. Con mồi sẽ được các thành viên chia nhau do đó những con yếu hơn sẽ được hỗ trợ. Ở các tuổi lớn hơn khả năng tìm kiếm con mồi ngày càng tăng lên và chúng có thể ăn những con sâu tuổi lớn.
Ở những tuổi nhỏ khả năng di chuyển của chúng còn hạn chế nên hầu như chúng chỉ ăn được những con mồi ít di chuyển hoặc di chuyển châm. Ở tuổi 1 khả năng tìm kiếm con mồi hạn chế, sống tập trung hiện tượng ăn thịt lẫn nhau thường diễn ra khi chúng đói. Ở tuổi trưởng thành sức ăn của chúng tăng lên nhiều lần và chúng có thể ăn nhiều pha vật mồi hơn.
Tập tính ăn thịt lẫn nhau
Khi bị bỏ đói từ 1 đến 3 ngày nhện tuổi 1 gần như bị ăn thịt hết do chúng đói. Do đó ở tuổi 1 cần chú ý teo dõi thường xuyên, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, đảm bảo độ ẩm cho con non vì ở giai đoạn này cơ thể của nhện còn yếu chưa có khả năng thích nghi với điều kiện bất lợi. Ở các tuổi tiếp theo hiện tượng ăn thịt vẫn tiếp tục xảy ra nhưng giảm hơn nhờ khả năng tìm kiếm con mồi của chúng tăng lên đáng kể. Hiện tượng ăn thit lẫn nhau xảy ra nhiều khi mật độ con mồi thấp mà mật độ nhện lại cao, không gian sống chật hẹp. Khi đói hiện tượng cạnh tranh trong loài xảy ra mạnh chủ yếu là thiếu trùng tuổi lớn ăn thịt thiếu trùng tuổi nhỏ, con khỏe mạnh ăn thịt con yếu.
Tập tính lẩn trốn kẻ thù
Khả năng lẩn trốn kẻ thù của nhện Lycosa pseudoannulata tăng dần theo tuổi.
Thiếu trùng tuổi 1 phản ứng trốn tránh kẻ thù chủ yếu là chạy trốn, chúng có khả năng chạy rất nhanh trên mặt đất, mặt nước hay bò trên các cành cây, bụi cỏ. Ở nhện non còn có hiện tượng nhả tơ để đu từ cây này sang cây khác, từ thân cây xuống mặt đất để trốn tránh kẻ thù.
Ở trưởng thành ngoài khả năng chạy trốn rất nhanh chúng còn có khả năng che dấu dưới nước. Đây là hành vi nhện có khả năng tạo ra lớp bong bóng bạc bao phủ lấy cơ thể. Khi chìm dưới nước chúng co các bộ phận lại và hít thở không khí từ các bong bóng khí mắc kẹt ở những sợi lông của cơ thể.
Nhện lớn còn có khả năng đào hang trong đất để ẩn nấp tìm kiếm con mồi và trốn tránh kẻ thù. Khả năng lẩn trốn kẻ thù rất nhanh đặc biệt là dạng trưởng thành là điều kiện thuận lợi cho nó dễ thoát khi bị tấn công.
Tập tính ve vãn và giao phối
Khi con đực gặp con cái nó ve vẩy hai râu sờ và thực hiện một loạt các động tác nhún nhẩy, dương râu tán tỉnh. Những động tác này thể hiện sự dũng mãnh, nhằm phát ra tín hiệu cho con cái biết nó là bạn tình không phải là con mồi. Sau khi giao phối con cái thường ăn thịt bạn tình. Theo giáo sư Ann Rypstra và tiến sĩ Shawn Wilder của Đại học Miami ở Hamilton giải thích nhện cái ăn thịt bạn tình như một phương sách cuối cùng để chống đói, ngoài ra do nhện cái có kích thước lớn hơn nhện đực nên nhện đực bị nhện cái khống chế. Nhưng không phải trong trường hợp nào nhện cái cũng ăn thịt bạn tình.