Các nhóm ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 60)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao

3.2.1. Nghĩa thực của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao

Nghĩa thực của từ cá là nghĩa nhằm để chỉ hình ảnh của con vật có xương sống, thở bằng mang, bơi bằng vây. Hình ảnh những con cá này ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của người kéo chài làm nghề trên sông nước và trong bữa ăn của con người.

a1. Từ cá được sử dụng với nhóm nghĩa: sống ở môi trường nước

Cá trong tục ngữ được dùng đơn thuần để chỉ hình ảnh con vật sống ở môi

trường nước: Cá sống vì nước; Cá thia quen chậu, chồn đèn quen hang; Có nước,

có cá; Cá nước, chim trời; Trong ca dao, từ cá ít khi dùng với nghĩa đen nói đến

môi trường sống :

- Con cá mà ở dưới ao

Nhảy lên đồng cạn, buồn sao là buồn! [tr.631] - Có chuôm cá mới ở đìa

Có em anh mới sớm khuya chốn này [tr.1299]

+ Những địa danh lắm cá: khi nói về hiện tượng lắm cá, trong tục ngữ xuất

hiện những câu như: Cá đầm Chan, khoai lang Đồng Chữ; Cá đầm Meo, beo phượng Vĩ; Chợ Chớp lắm cá lắm tôm, lỡ buổi chiều hôm đi về chợ Cổng; Cơm đồng Á, cá đồng Vầy; Cá rô Đầm Sét, cá chép sông Đơ. Trong ca dao, xuất hiện

những câu: Đồn rằng chùa Sỏi lắm tiên, Bạch Cầu lắm cá, Thạch Tuyền lắm quan. + Những địa danh có cá ngon: khi nói đến địa danh có cá to, ngon nổi tiếng chúng ta gặp những câu tục ngữ: Nước mắm kẻ Đô, cá rô Đầm Sét; Thóc Tam Á, cá

Cầu Vầy; Cá Cống Tràng, chè rừng Lạng; Nói đến cá là đặc sản của các vùng rất

nổi tiếng: Cá ngon là cá Cù Mông, gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương; Cá cống

Tràng, chè rừng Lạng; Cá rô đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ; Cá rô đồng Nếnh, nước mắm Vạn Vân, rau cần Kẻ Chúc, bánh đúc chợ Chay.

a2. Từ cá dùng với nghĩa chỉ kinh nghiệm nuôi, đánh bắt, chọn cá:

+ Kinh nghiệm nuôi, đánh bắt cá: Khi nói đến những kinh nghiệm chăn nuôi cá, đánh bắt cá ta có những câu tục ngữ: Hai ba dông ra nồm vào, rủ nhau đánh cá chàm cá nhám; Làm nghề chài phải theo đuôi cá; Trồng cây đừng có chạm lá, nuôi cá đừng có chạm vây; Tu hú kêu có cá chuồn; Thưa ao tốt cá; Kinh nghiệm nuôi cá

nên tránh: Cá mè ao chua.

+ Kinh nghiệm lựa chọn cá để ăn: lựa chọn thứ ngon ở từng loại cá ta có những câu: Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm; Nhất đầu cá chép, nhì mép cá

trê; Cá đầu, cau cuối; Cá đối tháng bảy, cá gáy tháng mười; Cá rô tháng tám chẳng ai dám bảo ai, cá rô tháng hai bảo ai thì bảo; Cá cả, chợ lớn; Chim gà, cá nhệch; Chim, thu, nhụ, đé.

+ Nói về giá trị kinh tế để lựa chọn khi mua bán, tục ngữ có câu: Đắt cá hơn

rẻ tôm; Đắt cá hơn rẻ thịt; Mua cá xem mang; Còn trong câu ca dao có câu: Mua cá thì phải xem mang, mua bầu xem cuống mới toan không nhầm; Cá tươi thì xem lấy mang, người khôn xem lấy hai hàng tóc mai; Kinh nghiệm lựa chọn cá làm thực phẩm theo thời gian: Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; Nhất cá rô tháng giêng, nhì

cá tràu tháng mười; Tháng năm cá mòi, tháng mười cá nục; Cá đối tháng bảy, cá gáy tháng mười; Thà liếm môi liếm mép còn hơn ăn cá chép mùa hè.

+ Khi nhắc nhở con người thận trọng trong ăn uống, tục ngữ có câu: Ăn cá

bỏ xương, ăn quả bỏ hột; Ăn cá bỏ vây; Ăn cá nhả xương ăn, ăn đường nuốt chậm; Ăn gỏi cá mè không lá mơ; Đắng như mật cá mè; Trong ca dao những kiểu ý nghĩa

này xuất hiện ít: Ăn cá bỏ lờ, mình nhớ hay quên.

+ Kinh nghiệm dự đoán thời tiết: Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa; Chiêm ba giá, mùa cá chết; Mống cu Đê chạy về dọn gác, mống Cửa Đại, cá mạ chết khô; Mù được cá, giá được tôm; Mưa cá mòi, nắng lòi con mắt.

a3. Từ cá dùng với ý nghĩa gắn với sức khỏe con người

Cá có giá trị quý trong cách sử dụng của con người: Cá mè sông Mực chấm

với nước mắm Do Xuyên, chết xuống âm phủ còn muốn trở viền mút xương; Đặc biệt

có những bệnh phải kiêng để bảo vệ sức khỏe: Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy

nhiêu thứ liệu mà phải kiêng.

Ngoài việc coi cá là vị thuốc và cách kiêng cự khi dùng cá làm thực phẩm thì trong cách chế biến cá cũng đã được tục ngữ nhắc đến: Cá bống kho tiêu, cá thiều

kho ngọt; Tôm nấu sống, bống để ươn; Cá rô bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn, gạo tháng mười cơm mới đánh đàn không biết no.

Nghĩa thực của từ chim là động vật có xương sống, đẻ trứng, đầu có mỏ, thân phù lông vũ, có cánh để bay. Khi nhìn lên bầu trời, hình ảnh con chim luôn tạo ấn tượng cho sự quan sát, chú ý về thiên nhiên của con người.

b1. Từ chim được sử dụng với nghĩa chỉ không gian cư trú (của chim) và một số công năng khác

Khi nói đến không gian rộng lớn, nơi sinh sống của chim, trong phát ngôn tục ngữ xuất hiện: Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay; Rừng rậm nhiều chim; Chim sáo

sậu lồng sơn son; Chim về tổ, hổ về hang; Trong ca dao có câu: Lồng thưa nhạn lọt, chim bay về ngàn [tr.170]; Nói đến môi trường tốt cho chim sống: Cây rậm nhiều chim đậu; Trong ca dao có câu: Chim bay về núi tối rồi…; Chim bay về rú, về non…; Chim buồn chim bay vào núi…Còn khi miêu tả đến hình ảnh con chim, cách

bay của chim, trong tục ngữ lại sử dụng cách gọi tên khác: Cao như sếu vườn; Câu

bay cao, vịt bay thấp. Còn trong ca dao nói về cách bay của chim: …Chim bay lơ lửng trên trời; Chim bay, bay thấp, bay cao…

Hoặc khi nói đến khả năng của chim: Chim mạnh về cánh; Chim mạnh về

cánh, cá mạnh về vây; Nói đến giai đoạn chim ngon hay chim là một món ngon

trong chế biến thực phẩm: Trong tục ngữ có câu: Gà lộn trái vải, cu con ra ràng;

gạo tám xoan, chim ra ràng; Gạo tám xoan, chim ra ràng, cà cuống trứng; Béo như chim ra ràng; Bồ câu chân nhên; Chim: gà, cá: nhệch; Còn trong ca dao: Cơm trắng

ăn với chả chim; Nói đến chim là một đặc sản gắn với những địa danh cụ thể: Chim

mía Xuân Phổ, cá bống Sơn Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ; Hay khi nói

đến thứ quý nhất của con chim: Voi chết về ngà, chim chết về lông. Ngoài ra, hình ảnh con chim trong tục ngữ còn gắn với mùa màng khi bị thất bát vì ngập lụt: Bông

nổi cho chim, bông chìm cho cá; Hay hình ảnh chim nuôi con: Chim công môi, mèo công con.

Cũng giống như cá, khi nói đến những kinh nghiệm gắn với sự sống của chim, chúng ta hiểu đây là những kinh nghiệm đi liền với quá trình chăn nuôi, chế biến, lựa chọn trong quá trình tiếp xúc.

Đó là những kinh nghiệm như dự báo thời tiết, trong tục ngữ có câu: Bồ câu

bay cao báo thời tiết tốt; Chim bay sát núi là sà, sóng dồi biển động trời đà sắp mưa; Chim bay về núi trời dợ, chim bay về chợ trời mưa; Én bay thấp, mưa ngập bờ ao, én bay cao mưa rào lại tạnh; Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Vạc kêu thì nắng, vạc vắng thì mưa.

Ngoài ra, đó còn là những kinh nghiệm trong chăn nuôi. Tục ngữ xuất hiện những câu như: Chim câu, gà gáy, vịt bầu, cả ba giống ấy có giàu mới nuôi; Chim

hoa, gà cú chớ nuôi; Muốn giàu nuôi trâu cái, muốn lụn bại nuôi bồ câu. Muốn giàu nuôi lợn cái, muốn hại nuôi bồ câu.

Khi nói đến kinh nghiệm trong lựa chọn thức ăn ngon của người Việt, tục ngữ có câu: Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; Cơm cá, chả chim; Cơm chín tái,

gái đoạn tang, chim bén ràng, gà mái ghẹ.

Bên cạnh những kinh nghiệm trên, tục ngữ còn nói đến những kinh nghiệm trong thao tác làm thịt chim: Gà mổ đằng bụng, chim mổ đằng lưng; Hay kinh nghiệm nên tránh trong quá trình chế biến chim làm thực phẩm, tục ngữ cũng có sự thay đổi từ chim sang tên loài: Gỗ trắc đem lát ván cầu, yến sào đem nấu với đầu

tôm khô;

Ngoài ra, còn có những kinh nghiệm của con chim: Chim khôn tránh lưới dò;

Cành thẳng chim không đậu. Còn trong ca dao lại nói đến đặc tính của con chim: chim rừng ai dạy mà khôn, cây Suôn ai uốn, trái tròn ai vo (tr.539).

Tóm lại, từ cá và từ chim trong ca dao và tục ngữ đều được sử dụng với nghĩa đen gồm hai tiểu nhóm nhằm đề cập đến chức năng, vai trò của chúng đối với đời sống con người. Sau đây là những nhóm nghĩa biểu trưng.

3.2.2. Nghĩa biểu trưng của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao

Qua thống kê, chúng tôi thu được 8 tiểu nhóm như sau:

Bảng 3.1 : Bảng thống kê nhóm nghĩa biểu trưng của từ cá

a1. Thể hiện quan niệm về cuộc sống tự do và tính tập thể của con người: Ta có các câu tục ngữ: Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay; Cá nước chim

trời; Cá lứa chim đàn. Những câu tục ngữ trên thể hiện cuộc sống tự do vẫy vùng,

phóng khoáng, không bị bó buộc hoặc ổn định nơi đâu, rất khó tìm và khó gặp những người như thế này.

a2. Thể hiện quan niệm đề cao vai trò của gia đình:

Tục ngữ có câu: Cá chẳng ăn muối cá thối, người chẳng ăn nhời người hư;

Cá chẳng ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư; Con chẳng nghe lời cha mẹ, cá chẳng ăn muối chắc là cá ươn; Chị em đừng như hàng cá hàng thịt.

1 Quan niệm về cuộc sống tự do và tính tập thể 2 Quan niệm về vai trò của gia đình

3 Quan niệm vai trò của người mẹ đối với con 4 Quan niệm về tình duyên

5 Quan niệm về sự may mắn, thuận lợi 6 Quan niệm về cuộc sống no đủ, hạnh phúc 7 Quan niệm về đời sống tâm linh

Những câu tục ngữ trên đã nói đến vai trò của người làm cha, làm mẹ trong việc nuôi dạy, khuyên bảo con cái khi con lớn khôn, và chính gia đình đã đóng vai trò rất lớn đối với mỗi người, bên cạnh đó còn có câu “cá chuối đắm đuối về con” để thấy được cha mẹ là người rất chăm con, cuộc đời chịu nhiều phiền luỵ vì con.

a3. Thể hiện quan niệm đề cao vai trò của người mẹ đối với con cái:

Trong tục ngữ có những câu như: Con thì mạ, cá thì nước; Còn mẹ ăn cơm

với cá, mất mẹ liếm lá đầu chợ; Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ; Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm. Những câu này nói đến người mẹ có một vai trò to lớn trong gia đình, đặc biệt là đối với con cái, thiếu mẹ là mất đi chỗ dựa gần gũi và thân thiết nhất trong cuộc sống.

a4. Thể hiện quan niệm về tình duyên của con người:

Tục ngữ chê những người lựa chọn quá kĩ càng trong tình yêu đến khi hết tuổi lại “Còn duyên kén cá chọn canh, hết duyên rốc đực cua kềnh cũng vơ”; có khi lại đưa ra lời khuyên “Tốt đẹp chi mà anh mơ màng, như con cá lẹp thưa sàng lọt đi”, hoặc phê phán những người hay vụng trộm, không chung thuỷ, không trung

thực trong tình yêu: Ai ngờ lòng chim dạ cá. Trong ca dao có câu:

- Làm chi trong dạ ngập ngừng Đã có nơi đấy thì đừng nơi đây

Thôi đừng bắt cá hai tay

Cá thì xuống bể, chim bay về rừng [tr.1342]

- Giếng sâu gàu xuống bấm boong

Đặng con cá trích phụ con cá sòng [tr.1140]

Ca dao cũng đã chê những cặp vợ chồng bất hoà vì những chuyện không đâu: Cá dưới sông, vợ chồng thuyền chài đánh nhau.

Ca dao ca ngợi sự thủy chung trong tình yêu:

- Sông sâu cá lội mất tăm

Như vậy, từ cá trong ca dao đã nói đến mức độ thủy chung, sâu sắc trong tình yêu, mặc cho khó khăn vất vả, mặc cho không gian cách trở như kiểu “cá nước

chim trời”.

a5. Thể hiện quan niệm về sự may mắn, thuận lợi đối với con người: Trong tục ngữ ta có những câu: Cá gặp nước, rồng gặp mây; Cá khô có

trứng; Cá khô gặp nước; Cá mạnh về nước; Cá rô gặp mưa rào; Người sống về gạo, cá bạo về nước; Nước cả, cá to.

Trong ca dao :

- Phận gái lấy được chồng khôn

Xem bằng cá vượt Vũ Môn hóa Rồng [tr.298]

- Tình cờ anh gặp nàng đây

Như cá gặp nước, như mây gặp rồng [tr.322]

a6. Thể hiện quan niệm về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của con người: Trong tục ngữ ta có những câu: Cá no mồi cũng khó dử lên; Trong ca dao:

Giàu như nậu, sáng cơm chiều cá; Giàu như người ta ăn cơm với cá; Giàu thì thịt cá, cơm canh.

a7. Cá gắn với những quan niệm tâm linh trong đời sống con người:

Trong câu tục ngữ xuất hiện những câu: Chim sa cá nhảy thì đừng có ăn;

Chim sa, cá nhảy chớ chơi, những người lông bụng chớ chơi bạn cùng. Hình ảnh

con cá luôn gắn với môi trường nước, đó là cuộc sống của nó nhưng nếu nó tự nhiên rời khỏi môi trường sống của nó thì đó âu là điều chẳng lành cho những ai thấy và bắt nó. Đó là những quan niệm về điềm xấu, điềm gỡ mà chính ông cha ngày trước trải nghiệm và đúc rút nên.

a8.Thể hiện sự khuyên răn và kinh nghiệm ứng xử ngoài xã hội:

- Khuyên về việc tận dụng những thời cơ: Ví dụ: Biểu về nói với ông câu, cá

ăn thì giật, để lâu mất mồi. Nói việc đến lúc cần làm thì nên làm, thời cơ đến thì

nên hành động, bỏ lỡ sẽ hỏng. Ngoài ra, còn có ngụ ý nói người con trai lúc hỏi vợ thì nên cưới ngay, tránh để lâu người đời dèm pha sẽ dễ hỏng.

- Lời khuyên con người nên tự làm ăn, ví dụ: Cá đi chơm, cơm làm ruộng;

Cơm làm ruộng, cá kiếm ăn; Muốn ăn cá, phải thả câu; Siêng nhặt chặt giỏ, siêng xỏ đầy xâu, siêng câu đầy cá.

- Lời khuyên tránh viễn vông, xa rời thực tế: Câu tục ngữ: Ăn cá trời dễ ai ăn

được; Cá sấy sống lại; Chày cháy trôi sông, ngư ông ngỡ cá. Trong cuộc sống, con

người cũng nên tránh những chuyện xa vời thực tế, bởi nó sẽ vô vọng và không bao giờ đạt đến mục đích mong muốn.

- Lời khuyên không nên tham lam: Ví dụ: Cá chẳng ăn mồi câu khó quặc; Cá

đầy giỏ vẫn thèm con cá sảy; Cá chết vì mồi; Cá chết vì mồi, sóng dồi vì gió; Có cá mòi đòi cá chiên; Con tôm đút mồm con cá. Những câu trên đã khuyên con người không nên tham lam và vụ lợi, vì nếu tham lam, vụ lợi thì tất sẽ bị dụ dỗ, lợi dụng và dễ sa ngã.

Trong ca dao: - Giẹp như đầu cá chai

Tham ăn tranh vợ là trai Kim Đồng Nhọn như đầu cá nhồng

Tham ăn tranh chồng là gái Cẩm Phố. - Đạo cang thường không phải như cá tôm Đương mua mớ nọ, chạy chồm mớ kia.

- Lời khuyên dành cho những người có chí khí, có tài, ví dụ: Cá kình cá nghê

sao chịu vũng nước vừa chân trâu; Cá chọn nơi sâu, người tìm chỗ tốt; cá chép hoá rồng; Cá cả ở vực sâu.

- Lời khuyên con người không nên đánh đồng mọi người theo kiểu “cá đối

bằng đầu”, “cá mè một lứa, cá đối bằng đầu”. Trong ca dao: Nỏ thà thua mẹ thua

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w