Đặc điểm ngữ pháp của từ cá trong tục ngữ và ca dao

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 31)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Đặc điểm ngữ pháp của từ cá trong tục ngữ và ca dao

2.1.1. Đặc điểm về vị trí

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê bảng số lượng câu ca dao và tục ngữ có từ

cá xuất hiện ở 3 vị trí (đầu, giữa, cuối) với tần số như sau:

Vị trí từ Cá trong tục ngữ, ca dao Số câu tục ngữ Tỉ lệ (%) câu tục ngữ Số câu ca dao Tỉ lệ (%) câu ca dao Đứng đầu câu 84 23,7 140 22,9 Đứng giữa câu 239 67,3 457 74,7 Đứng cuối câu 32 9,0 15 2,4 Tổng số 355 100 612 100

Bảng 2.1 : Vị trí của từ Cá trong tục ngữ và ca dao.

Qua bảng thống kê trên, ta nhận thấy: từ Cá trong tục ngữ và trong ca dao có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau: đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

Trong đó, từ cá cả trong tục ngữ và ca dao đứng ở vị trí giữa câu chiếm đa số. Trong tục ngữ, từ cá đứng ở giữa câu chiếm 67,3% (với con số 239/355); Còn trong ca dao từ cá đứng ở giữa câu chiếm 74,7% (với con số 457/612). Từ cá trong cả tục ngữ và ca dao đứng ở vị trí cuối câu chiếm số lượng thấp nhất: từ cá trong tục ngữ chiếm 9%, từ cá trong ca dao chỉ chiếm 2,4%.

Trong tục ngữ, từ cá đứng ở vị trí đầu câu: Cá mè một lứa; Cá ngon là cá Cù

Mông, gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương; Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa; Cá rô bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn, gạo tháng mười cơm mới đánh đàn không biết no.

Từ cá đứng ở vị trí giữa câu: Con thì mạ, cá thì nước; Cơm cả rá, cá cả nồi;

Còn mẹ ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá đầu chợ; Còn duyên kén cá chọn canh, hết duyên rốc đực cua kềnh cũng vơ; Cơm Đồng Á, cá đồng Nung.

Từ cá đứng ở vị trí cuối câu: Hết nước thấy cá; Làm vườn ăn trái sâu, đi câu

ăn cá chết; Làm nghề chài phải theo đuôi cá; Mồng bảy ăn gà, mồng ba ăn cá; Mổ mèo lấy cá.

Ngoài ra, trong phát ngôn tục ngữ còn có sự xuất hiện của từ cá đồng thời ở cả hai vị trí: đầu câu và giữa câu; giữa câu và cuối câu; đầu câu và cuối câu. Nhưng qua sự khảo sát của chúng tôi, số lượng phát ngôn chứa từ cá ở vị trí đầu câu và giữa câu, giữa câu và cuối câu chiếm tỉ lệ cao hơn cả (89/355 và 92/355), còn phát ngôn có từ cá đứng ở vị trí đầu câu và cuối câu có số lượng không nhiều (24/355).

Như vậy, kiểu xuất hiện ở cả hai vị trí như thế đã tạo thành cấu trúc sóng đôi thường thấy ở trong phát ngôn tục ngữ. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Cá đối tháng bảy,

cá gáy tháng mười; Cá không ăn câu chê rằng cá dại, cá mắc mồi rồi bảo tại cá tham ăn; Cá bống kho tiêu, cá thiều kho ngọt… là những câu có từ cá đứng ở vị trí

đầu câu và giữa câu. Hay những phát ngôn có từ cá đứng ở giữa câu và cuối câu:

Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; Nhất đà cá chép, nhì mép cá trê; Sáng ngày bồ đục chấm chanh, trưa gỏi cá nháy, tối canh cá chầy….Vì thế, với những phát ngôn

tục ngữ có cấu trúc sóng đôi chứa từ cá, ta có thể khái quát thành những mô hình về vị trí của nó như sau: S1A, S2B (S1 đứng đầu vế 1, S2 đứng đầu vế 2); AS1B, CS2D(S1 đứng giữa vế 1, S2 đứng giữa vế 2); S1AS1, S2BS2 hoặc S1AS2 (S1 đứng đầu và cuối vế 1, S2 đứng ở đầu và cuối vế 2 hoặc S1 đứng đầu câu, S2 đứng cuối câu), trong đó S1, S2 là từ “cá”; A, B, C, D là từ vựng trước và sau số từ.

Còn trong ca dao, lấy ví dụ về một số câu có từ cá đứng ở đầu câu:

- Cá bã trầu ăn bọt thia thia

Đôi ta thường nhắc phận chia tại trời.

- Cá trong lờ đỏ hoe con mắt

Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô.

Từ cá đứng ở vị trí giữa câu:

- Bậu tưởng anh quân tử lỡ thì Anh như cá cạn chờ khi hóa rồng. - Bây giờ ta gặp nhau đây Như con cá cạn gặp ngày trời mưa.

Từ cá đứng ở vị trí cuối câu:

- Anh tới nhà em, anh ăn cơm với cá

Em tới nhà anh, em ăn rau má với cua đồng. - Anh tiếc công đào ao thả cá

Biết nỗi này chẳng thả cho xong.

Cũng giống như sự xuất hiện của từ Cá trong phát ngôn tục ngữ thì sự xuất hiện của từ cá trong câu ca dao cũng có những nét riêng. Khi có những câu ca dao có từ cá xuất hiện đồng thời ở cả hai hoặc ba vị trí. Nhưng ca dao lại không có kiểu kiến trúc sóng đôi như trong tục ngữ, bởi ca dao ưa lối nhịp nhàng của vần, nhịp điệu trong câu và kết cấu hai vế đối lập, hay các vế nối tiếp nhau thông qua kiểu câu lục bát 6/8, kiểu song thất lục bát làm cho câu được mềm hóa đi khi chuyển tải nghĩa của nó, và đã nhấn mạnh cho người đọc một ý nghĩa hay một phương diện nào đó của cuộc sống. Chẳng hạn, qua khảo sát chúng tôi bắt gặp những kiểu câu như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ai làm cá bống đi tu Cá thu nó khóc, cá lóc nó rầu. - Chim trời cá nước chi đây

Cá lội đằng cá, chuồn bay đằng chuồn.

- Giếng sâu gàu xuống bấm boong Đặng con cá trích phụ con cá sòng.

Như vậy, từ cá trong tục ngữ và ca dao không hề bị hạn chế về vị trí đứng. Chính điều đó đã chi phối đến khả năng kết hợp của nó với các yếu tố khác một cách đa dạng, phong phú về cả phía trước lẫn phía sau. Khi xuất hiện từ cá đã làm phong phú thêm cho cách hiểu về câu, tạo nên những liên tưởng bất ngờ.

2.1.2. Đặc điểm về tần số xuất hiện:

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã thống kê theo bảng sau:

Tần số xuất hiện trong một câu Tục ngữ Tỉ lệ (%) trong TN Ca dao Tỉ lệ (%) trong CD Một lượt 327 92,1 486 85,2 Hai lượt 28 7,9 63 11,0

Hơn hai lượt 0 0,0 22 3,8

Tổng số 355 100 571 100

Bảng 2.2: Tần số xuất hiện của từ cá trong tục ngữ và ca dao

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy tần số xuất hiện một lượt của từ

cá trong câu tục ngữ và ca dao chiếm số lượng nhiều nhất. Trong tục ngữ, từ cá

chiếm gần đại đa số 92,1% với 327/355 câu. Trong ca dao, từ cá chiếm 85,2% với 486/571 câu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những câu hơn hai lượt từ cá trong cả

tục ngữ và ca dao chiếm tỉ lệ rất thấp, đặc biệt là trong tục ngữ số câu xuất hiện hơn hai lượt là không có, còn trong ca dao chỉ chiếm 3,8% với 22/571 câu. Khi từ cá xuất hiện hai lượt trong tục ngữ và ca dao hay hơn hai lượt trong ca dao thì chúng được kết hợp ở nhiều vị trí khác nhau. Có khi đó là vị trí đầu câu và giữa câu; Giữa câu và cuối câu; Đầu câu và cuối câu. Sự xuất hiện này khá đa dạng tạo cho câu tục ngữ và ca dao những nét riêng.

Trong tục ngữ, sự xuất hiện cấu trúc đối xứng là đặc trưng tiêu biểu nhất, bởi người Việt vẫn ưa lối nhịp nhàng do mô hình sóng đôi đem lại. Mặt khác, tiếng Việt vốn là thứ tiếng đơn âm tiết và rất phong phú về thanh điệu nên dễ dàng tạo tính hòa đối giữa hai vế câu trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Điều đó giúp chúng ta giải thích được vì sao từ cá lại xuất hiện hai lượt đối xứng với

chính từ cá trong một câu tục ngữ chiếm số lượng 22/355 câu (số còn lại gần như đối xứng với một số từ chỉ con vật khác).

Chẳng hạn, có những sự xuất hiện của từ cá như: Cá chẳng ăn muối cá ươn,

con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư; Cá rô tháng tám chẳng dám bảo ai, cá rô tháng hai bảo ai thì bảo; Cá tôm chợ Hộ, chợ Chùa, cá rẻ muốn mua chiều về chợ Gú; Cá sát lá, cá róc vẩy….

Không giống như tục ngữ, dù sự xuất hiện hai lượt của từ cá trong câu ca dao cũng chiếm số lượng lớn nhưng chúng lại rất ít khi đối xứng hoàn toàn với nhau trên một dòng mà chúng chỉ xuất hiện liên tiếp theo kiểu cấu trúc điệp hay tăng tiến, xâu chuỗi… trong một cặp câu để tạo ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn cho người tiếp nhận. Qua khảo sát, chúng tôi bắt gặp những câu ca dao có cấu trúc xâu chuỗi như:

- Đàn ai khéo gẩy tính tinh Một đàn con cá lặn ghềnh nó nghe Con cá nó lội so le

Một đàn con cá lớn nó đè con cá con. - Con cá rô thia nấp bụi rêu rong

Anh quăng cái mồi ngọc, con cá động lòng phải ăn.

Hay cấu trúc điệp như câu:

Cồng cộc bắt cá dưới bàu Cha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heo

Cồng cộc bắt cá dưới sông

Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ?

Kiểu cấu trúc trần thuật:

- Chị gì bới tóc cánh tiên Chồng chị đi cưới một thiên cá mòi Không tin giở hộp ra coi Rau răm ở dưới, cá mòi ở trên.

Tóm lại, từ cá xuất hiện cả trong tục ngữ và ca dao không bị hạn chế bởi vị trí đứng. Nhờ vậy, nó đã chi phối được khả năng kết hợp của nó với các yếu tố khác một cách đa dạng, phong phú. Khi có sự xuất hiện của từ cá trong câu đã gợi cho người tiếp nhận những cách liên tưởng rất thú vị.

2.1.3. Đặc điểm về khả năng kết hợp của từ cá trong tục ngữ và ca dao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Khả năng kết hợp với các từ loại khác nhau trong câu a1. Kết hợp với động từ trong tục ngữ và ca dao

Trong nhóm này, từ cá thường kết hợp với các động từ như: ăn, bán, nhảy,

kho, cắn, chết, gặp, lên, nuốt, đè, nằm, mổ, nhảy, chết…. Chúng chiếm số lượng lớn

nhất. Trong tục ngữ, động từ đó có thể đứng sau làm vị ngữ: Bể rộng cá nhảy, trời

cao chim bay; Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra; Cá chết vì mồi; Cá lên khỏi nước cá khô, làm thân con gái lõa lồ ai khen; Cá nằm trốc thớt…khi động từ đứng liền kề phía sau danh từ cá thường là dùng để chỉ hành

động của cá, làm vị ngữ trong câu.

Trong ca dao, từ cá kết hợp với động từ đi sau theo quan hệ C – V, đây là quan hệ chiếm số lượng cao nhất:

- Đến đây hỏi bạn một lời

Ai đào sông cho cá lội, ai trổ trời cho chim bay? - Tình cờ bắt gặp em đây

Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.

Có khi từ cá đứng sau động từ làm bổ ngữ cho động từ để chỉ hành động, việc làm của con người đối với cá. Chẳng hạn trong tục ngữ có câu: Ăn cá nhả

xương, ăn quả bỏ hột; Bán cá quen ân đã biết chừng; Bới đầu cá, vạch đầu tôm; Chăn tằm, kiếm cá, nuôi con, trong ba việc ấy ai còn khoe hay; Chồng đi cá, vợ vác rá đong gạo…

Trong ca dao cũng có hiện tượng danh từ cá kết hợp sau động từ làm bổ ngữ

cho động từ đứng trước :

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua - Má ơi đừng đánh con hoài Để con đi câu cá nấu xoài má ăn.

Tuy vậy, trong tục ngữ, sự kết hợp này nhằm tạo nên các kết cấu mang nghĩa tác động đến nhận thức. Trong ca dao lại xuất hiện trong các kết cấu tác động đến tình cảm.

a2. Kết hợp với tính từ trong tục ngữ và ca dao

Trong nhóm này, chúng tôi thường bắt gặp sự kết hợp với các tính từ như:

béo, lắm, dại, lớn, nhỏ, to, khô, thối…Trong tục ngữ, danh từ cá khi kết hợp với tính

từ cũng chiếm số lượng cao thứ hai (sau động từ). Chẳng hạn các ví dụ: Cá không

ăn câu chê rằng cá dại, cá mắc mồi rồi bảo tại cá tham ăn; Cá vàng bụng bọ; Cá chẳng ăn muối cá ươn; Nào là cá lớn đi đâu, để cho cá nhỏ cắn câu thế này…Trong

những kết hợp này, nghĩa tường minh là chỉ những thuộc tính của cá nhưng qua đó là nhằm chỉ đến tính cách của con người. Còn khi từ cá đứng sau tính từ lại mang nghĩa là cá với những đặc trưng tiêu biểu của nó. Ví dụ: Ao rậm lắm cá trê; Ao sâu

béo cá, hiểm dại hại mình; Ao sâu tốt cá, đục nước béo cò…lại để chỉ cá với những

đặc trưng tiêu biểu của nó.

Trong ca dao, danh từ cá kết hợp trước tính từ lại xuất hiện không nhiều:…

Cá ươn cậy chợ, vợ hư cậy chồng…; Bạch Cầu lắm cá, Thạch Tuyền lắm quan…; Cá lên khỏi nước cá khô…Trong những kết hợp này tục ngữ chủ yếu nói đến những

cảnh ngộ, hoàn cảnh riêng của mỗi người để tác động đến nhận thức hay ứng xử (như lời khuyên hay bài học gián tiếp).

a3. Kết hợp với danh từ chỉ vị trí:

Trong nhóm này, chúng ta thường gặp từ cá đứng trước những từ chỉ vị trí, phương hướng như: trên, dưới, trong, ngoài + danh từ…Trong tục ngữ xuất hiện những câu: Cá dưới nước biết đâu mà mò; Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt, con cá

ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô…nhằm chỉ những hoàn cảnh của con người để rút ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối nhiều: …Làm cho quên cá dưới ao…; Mình em như con cá giữa trời…;…Em

như con cá trong thùng…chủ yếu để chỉ những cảnh ngộ, hoàn cảnh của người con

trai, con gái trong tình yêu.

a4. Kết hợp trước danh từ chỉ địa danh:

Chúng gồm danh từ chỉ những tên địa danh cụ thể: Trong tục ngữ, có những câu như: Vải Lưu Xá, cá đầm Rạnh; Muốn ăn cá Sỉnh ngòi Lao, vượt qua dốc Mét

đi vào A Mai; Cá Đầm Chan, khoai lang đồng Chữ…nhằm tác động đến nhận thức

những địa danh nổi tiếng về sản phẩm từ cá.

Trong ca dao thì sự kết hợp với những địa danh cụ thể hầu như rất ít bắt gặp:

…Như cá Biển Hồ, bao thưở gặp nhau…để nói đến hoàn cảnh, tình cảm của đôi lứa yêu nhau.

a5. Kết hợp trước danh từ định danh loài:

Như: Bống, thu, mè, trôi, chép…Trong tục ngữ, ta gặp danh từ cá kết hợp với các danh từ. Ví dụ: Cá mè một lứa; Cá mè đè cá chép; Cá rô bàu Nón kho với nước

tương Nam Đàn; Mắt đỏ như mắt cá chày; Mâm cơm sui không bằng cái đuôi con cá chuồn….Một số câu tục ngữ không nói đến tên loài cá mà gián tiếp nói đến: đặc

điểm, hoàn cảnh, biểu hiện của một nhóm người như: Biết đâu tìm lòng chim dạ cá;

Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay; Bới đầu cá, vạch đầu tôm; Cá ăn thì giật, để lâu mất mồi…Một số câu tục ngữ còn lại nói đến những đặc sản: Cá sông Đôi, xôi kẻ Quánh; Cơm đồng Quá, cá đồng Ua, cua đồng Chùa; Cơm Văn Xá, cá đầm Soi…

Trong ca dao, có xuất hiện những câu cụ thể nhắc đến tên loài cá như: - Dòng nước chảy xuôi

Con cá buôi lội ngược - Đạn đâu mà bắn chim trời Lưỡi đâu mà thả những nơi cá thần

- Ngồi buồn nhớ cá trích ve

Nhớ bán nước dừa, nhớ chén đường non…

a6. Kết hợp trước đại từ chỉ trỏ: này, kia, nọ, ấy…

Trong tục ngữ dạng kết hợp “cá + này, nọ…” này không xuất hiện. Còn trong ca dao lại xuất hiện không nhiều: …Cá kia về vực, anh còn đợi em…;…Con

chim kia lót ổ, con cá nọ mang kình, xinh đã nên xinh…Trong những câu trên chủ

yếu đề cập đến tâm trạng con người hay để bộc lộ tình yêu nam nữ.

a7. Kết hợp với danh từ chỉ loại:

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, nhóm danh từ chỉ loại “mang ý nghĩa mờ

nhạt, không biểu thị một sự vật, một hiện tượng nào: con, cái, cây, cục…Những từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 31)