Những sự đồng nhất và khác biệt của từ cá, chim trong tục ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 51 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Những sự đồng nhất và khác biệt của từ cá, chim trong tục ngữ

- Chim bay về núi tối rồi

Anh ra trước ngõ, anh ngồi chờ em [tr.521] - Chim bay về núi tối rồi

Không cây chim đậu, không mồi chim ăn [tr.521] - Chim bay về núi tối rồi

Em không lo liệu còn ngồi chi đây [tr.512]

Ở những cấu trúc này, chúng ta gặp rất nhiều trong ca dao. Thực chất đó là hình thức mượn cảnh để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của chính mình, tâm trạng của hai người yêu nhau.

Tóm lại, từ chim trong tục ngữ và ca dao có khả năng kết hợp với nhiều từ loại và giữ những chức vụ ngữ pháp khác nhau. Khi xem xét khả năng kết hợp trong câu thì đối với cấu trúc của tục ngữ, chúng tôi thấy việc nhận diện chúng phải dựa vào cấu trúc Đề - Thuyết, còn đối với cấu trúc ca dao thì lại dựa vào quan hệ Chủ ngữ - vị ngữ. Chính vì vậy, tần số xuất hiện của từ chim là nhiều, và khả năng vận dụng nó vào câu nói của người Việt cũng rất phong phú, đem lại những hiểu biết rất thú vị. Đặc biệt là khả năng vận dụng những câu ca dao để nhằm bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đôi lứa trong những hoàn cảnh khó diễn tả và khó bộc bạch trực tiếp.

2.3. Những sự đồng nhất và khác biệt của từ cá, chim trong tục ngữ và ca dao dao

2.3.1. Sự đồng nhất

Từ cá và từ chim trong tục ngữ chiếm một số lượng đáng kể nhất khi đề cập đến hình ảnh con vật trong Kho tàng Tục ngữ và ca dao người Việt. Xét về mặt ngữ pháp, từ cá và từ chim trong tục ngữ, ca dao có những điểm đồng nhất như sau:

a) Từ cá và chim là đại diện cho sự xuất hiện nhiều nhất về hai con vật đặc trưng ở hai không gian đối lập: trên trời và dưới nước. Có khi chúng xuất hiện đồng thời trong từ ghép chim cá; hoặc thành ngữ chim trời cá nước; bóng chim tăm cá.

b) Từ cá và chim không bị hạn chế về vị trí đứng, nó có thể xuất hiện một lượt, hai lượt trong một câu tục ngữ, một bài ca dao.

c) Từ cá và từ chim trong tục ngữ và ca dao đều có khả năng kết hợp với các từ loại: Động từ, tính từ, danh từ chỉ loại, đại từ. Trong câu, từ cá và chim trong phát ngôn tục ngữ đều xuất hiện cấu trúc Đề - Thuyết. Còn khi xuất hiện trong câu ca dao lại theo chủ ngữ và vị ngữ.

d) Từ cá và từ chim không đơn thuần xuất hiện trong câu để tạo những kết cấu mang nghĩa mà còn là phương tiện tạo nên tính nghệ thuật và hình thức cho tục ngữ, ca dao. Đồng thời, ta bắt gặp hiện tượng xuất hiện nhiều lần từ cá và chim

sóng đôi trong câu đã đem lại hiệu quả cao về nghệ thuật cho tục ngữ và ca dao. Ngoài ra, nó còn là phương tiện thuận lợi để người nói và người tiếp nhận diễn đạt, hiểu được ý nghĩa sâu xa trong hình thức ngôn từ ngắn gọn của tục ngữ, uyển chuyển của ca dao. Qua đó, chúng ta còn nhận thấy được vẻ đẹp trong tư duy về khả năng nhận thức, liên tưởng và vận dụng sáng tạo hình ảnh thiên nhiên làm biểu tượng của người Việt.

2.3.2. Sự khác biệt

Sự xuất hiện của từ cá và từ chim trong tục ngữ và ca dao có những nét khác biệt như sau:

a) Về tần số: từ cá và từ chim trong tục ngữ có tần số xuất hiện ít hơn tần số xuất hiện của từ cá và từ chim trong ca dao. Nhưng xét về vị trí đứng đầu câu của từ cá và từ chim trong tục ngữ lại nhiều hơn so với từ cá và từ chim trong ca dao.

b) Về tên gọi: Từ chim có nhiều cách gọi tên hoặc phân biệt hơn so với từ cá; Đặc biệt, trong ca dao xuất hiện nhiều về những câu có từ chim quyên, chim đa đa,

chim phượng hoàng…vừa nhằm để phân biệt loài vừa dùng để nói đến biểu tượng cuộc sống, còn từ cá xuất hiện cả trong tục ngữ và ca dao ít tên gọi định danh và

phân biệt loài hơn. Ví dụ: Hai ta như cặp chim quyên, dầu khô dầu héo cũng chuyền

trên cây…; Chim phượng hoàng đỗ đám cỏ may, để cho châu chấu đỗ rày nhành mai…; Chim đa đa đỗ nhánh đa đa, mãn mùa đa nhảy qua cây táo…

c) Về khả năng kết hợp trong câu: Trong tục ngữ, mô hình cấu trúc của từ cá phong phú hơn mô hình cấu trúc của từ chim, bởi từ cá xuất hiện có khả năng kết hợp với nhiều từ loại khác nhau như: từ cá có khả năng đứng sau động từ làm bổ ngữ trong câu còn từ chim không có được khả năng này; Từ cá có sự kết hợp với danh từ chỉ vị trí trong phát ngôn tục ngữ còn từ chim không thấy xuất hiện khả năng này; Từ cá có sự kết hợp với danh từ chỉ địa danh trong tục ngữ, còn từ chim không có khả năng kết hợp rộng như từ cá. Khi kết hợp với đại từ thì từ cá và từ

chim trong ca dao có xuất hiện còn trong tục ngữ lại không thấy xuất hiện.

d) Về đích tác động: Trong ca dao khi nhắc nhiều đến từ chim và từ cá, thông thường người nghe nhận ra rất rõ câu chuyện mà ca dao đang nói đến đó là câu chuyện tình yêu nam nữ trong những hoàn cảnh khác nhau, khó diễn đạt trực tiếp mà thường nói gián tiếp bằng cách mượn hình ảnh và trạng thái của con cá và con

chim gần gũi với cuộc sống nông nghiệp hàng ngày để bày tỏ. Trong tục ngữ lại

thường hướng tới chuyện răn dạy, thể hiện kinh nghiệm sống, hoặc khuyên bảo cho mọi người rất thiết thực.

đ) Về cấu trúc tổng quát: Ca dao thường có cấu trúc đồng dạng, có kiểu đồng dạng toàn thể và có kiểu đồng dạng bộ phận để người vận dụng câu ca dao có thể thay đổi một số yếu tố trong câu mà không làm mất đi dụng ý đang muốn nói, và chính cấu trúc đó trong câu ca dao lục bát làm cho ta dễ nhớ, dễ thuộc. Còn trong phát ngôn tục ngữ không có kiểu cấu trúc đồng dạng như vậy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghãi của từ cá, chim trong kho tàng tục ngữ, ca dao người việt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w