Đặc điểm ngữ nghĩa của câu thơ:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ thiếu nhi (qua tuyển tập thơ thiếu nhi chọn lọc) (Trang 45 - 55)

151 Mẹ, bà, bố, chú

3.2.Đặc điểm ngữ nghĩa của câu thơ:

Khi đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ, ta không thể bỏ qua đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của nó. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của câu thơ. Nội dung này đợc cảm nhận trực tiếp qua ý nghĩa từng từ ngữ của câu thơ đặt trong mối quan hệ với các câu khác. Mỗi câu thơ là một đơn vị thông báo nhỏ nhất, thờng mang một ý nghĩa nhất định. Các ý đó gắn kết, xâu chuỗi với nhau tạo thành nội dung chung của chỉnh thể văn bản thơ. Nội dung này sẽ bao trùm lên toàn bộ chỉnh thể văn bản đó, thể hiện chủ đề, t tởng của tác giả.

trẻ thơ. Đi vào khám phá, tìm hiểu đặc điểm nội dung ngữ nghĩa từng câu thơ, ta thấy thế giới trẻ em là thế giới rất tinh nghịch, hồn nhiên, hóm hỉnh, ngây thơ nhng cũng dạt dào tình yêu thơng mọi ngời. Đi vào khảo sát 2958 câu thơ, chúng tôi rút ra những đặc điểm ngữ nghĩa chính nh sau:

3.2.1.Phản ánh thế giới trẻ em hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên:

Trẻ em là lứa tuổi măng mọc, các em mới bắt đầu đợc tiếp xúc với thế giới xung quanh bên ngoài vốn rất phong phú, đa dạng nên cái gì cũng mới, cũng lạ. Vì thế, các em rất tò mò muốn biết, luôn miệng hỏi và mong muốn đợc trả lời ngay. Những thắc mắc của các em chỉ dừng lại ở những câu hỏi đơn giản nh: Vì sao lại thế?, Loài ngời khi nào? Hoa nở ra sao? nh… ng qua những câu hỏi đó ta thấy đợc cả tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên, vô t của các em. Những câu hỏi, sự thắc mắc của các em tởng nh vô lý, nực cời nhng thật có lý, thật thú vị, thật ngây thơ.

Đợc sống trong môi trờng gia đình đầm ấm, vui vẻ “cả nhà thơng nhau”, khi xem ảnh cới của bố mẹ, chỉ thấy mẹ ôm hoa mà không có mình nên bé thắc mắc muốn biết: “Sao không có bé?” và luôn miệng “Cứ hỏi mãi bà .” Hoặc khi nhìn thấy những bông hoa sen nở khắp mặt hồ, hơng thơm bay đi khắp xa gần bé tất tởi chạy về hỏi cha mẹ:

Ao gần Ao xa Giờ nào Sen nở ?

( Sen nở, tr. 73)

Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, thật ngộ nghĩnh và cũng thật đáng yêu biết nhờng nào! Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trớc cuộc sống cho nên các em rất hay hỏi và khi các em đã hỏi rồi thì lại thích đựơc trả lời và yêu cầu đợc trả lời ngay. Các nhà thơ hiểu biết rõ tâm lý trẻ thơ và đã kịp trả lời cho các em bằng cách riêng của mình. Lời giải đáp của họ bao giờ cũng biện chứng mà cũng rất phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ và với tâm hồn của trẻ:

Bà còi nhỏ nhẹ Cháu ngoan của bà Lúc ấy đang bận Tìm kim cho bà

(ảnh cới, tr. 67)

Rồi :

Con ơi Con ơi

Sen nở Sen nở

Không nh Nh con

Cửa sổ Lớn lên

Tay ngời Ngồi rình

Mở ra ! Mà xem Dịu dàng Nào ai Sen nở Thấy rõ! Nhẹ hơn Hơi thở Chậm hơn Trăng đi… ( Sen nở, tr. 73)

Bài thơ “Chú bò tìm bạn” là một câu chuyện kể đợc kể bằng giọng hóm hỉnh, tinh tế. Các câu thơ, các chữ trong câu thơ gần nh lời nói bình thờng biểu hiện cái hồn nhiên, gần gũi của các em:

Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nớc Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào ! Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây

( Chú bò tìm bạn, tr. 75)

Nhng kì lạ nhất, đáng nói nhất, hồn nhiên nhất là hành động và tâm trạng của chú bò. Lần đầu tiên vào buổi chiều mát khi ra sông uống nớc, thấy bóng

Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây

“ ”. Tiếng cời nhỏ bật lên một cách tự nhiên và hồn nhiên. Cời vì sao chú bò lại ngây thơ đến thế không biết cả cái bóng của chính mình. Cời vì cái mau miệng, mau mồm của chú, rõ thật là “ngu ngơ”.… Nhng đằng sau cái cời ấy, ta cảm nhận đợc tâm hồn trong trẻo và đáng yêu của trẻ.

Trẻ em ngây thơ, hồn nhiên và cũng rất hóm hỉnh. Những lời nói và hành động của các em đã thể hiện rõ điều đó và nhiều khi các em đã làm cho ngời lớn phải ngạc nhiên và bối rối khi nghe những lời nói, những câu hỏi của bé. Chứng kiến buổi “Dạy em học chữ” của anh trong thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát ta sẽ thấy rõ điều đó:

A giống nh chiếc ghế Của bác thợ quét vôi …

Còn chữ B này nữa Giống chiếc kính bố đeo Đây chữ T anh viết

Giống bơm xe đạp nào …

( Dạy em học chữ, tr.119)

Đúng là một sự ví von thật thơ ngây nhng không kém phần thông minh, dí dỏm và sáng tạo. Phải có một tâm giàu trí tởng tợng, phải có con mắt sắc sảo, non tơ thì mới nhìn đợc sự vật nh vậy! Điều đáng quan tâm là trong khi anh dạy cho em, thì đứa em 3 tuổi này đã làm anh phải sững sờ trớc câu hỏi: “Đầu chữ

A nhọn thế. Ngồi đợc không anh ơi?” (tr .119). Một câu hỏi thật thông minh và

hóm hỉnh: A giống chíc ghế để ngồi nhng đầu chữ A lại nhọn thế thì có ngồi đ- ợc không? Một sự thắc mắc làm tất cả mọi ngời phải chú ý, phải “ngơ ngác” cùng em và phải học cùng em để tìm hiẻu kỹ càng mọi sự vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi thiếu niên học gắn liền, đi đôi với vui chơi. Lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học. Chính vì thế, các em có rất nhiều trò chơi bổ ích, lý thú và vô cùng ngộ nghĩnh. Khi tham gia vào các trò chơi ta sẽ thấy đợc cả sự tinh nghịch, hiếu động của các em.

Ví nh khi chứng kiến cuộc “đánh trận giả” giữa hai bên “giặc” và“ ”ta ,

chúng ta sẽ thấy đợc sự hồn nhiên, vô t và một trận đánh vô cùng cam go, quyết liệt của các em:

Một tên giặc ngã nhào Chết rồi, không dậy đợc…

(Đánh trận giả, tr. 147)

Thắng thua cha phân nhng chết là không đợc nhúc nhích, không đợc cựa quậy, song “thằng giặc” kia vẫn “bò lồm cồm” đợc, bởi chỗ nó bị giết có … “tổ kiến vàng .

Trò chơi đã kết thúc, nhng tiếng cời vui còn vang vọng mãi không bao giờ nghỉ, để rồi sau mỗi cuộc chơi các em sẽ thoải mái và học tập tốt hơn.

Qua những câu thơ trên, ta thấy đời sống tâm hồn của các em thật đẹp, thật phong phú- một tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên. Tâm hồn ấy nh giọt sơng mai còn đọng, nh dòng nớc trong không chút bụi vẫn đục. Vì vậy nó cần đợc nuôi dỡng, bồi bổ và chăm sóc kỹ càng hơn để các em lớn khôn hơn.

Đến với những vần thơ này, chúng ta đợc sống lại thời thơ ấu, sống lại tuổi thiếu niên ngây thơ với nhiều ngỡ ngàng, xúc động, đợc tắm lại dòng sông tuổi thơ trong mát tự nhiên, đợc uống những câu ca dao ngọt ngào và đợc cời vui, đ- ợc đùa nghịch với bạn bè trong những trò chơi thuở bé, . Tất cả những kỉ… niệm đã sống lại trên những trang thơ.

3.2.2. Phản ánh thế giới trẻ em giàu tình yêu thơng con ngời:

Trẻ em là lớp ngời sống giàu tình cảm hơn ai hết. Các em từ lúc còn rất nhỏ tuổi, tuổi nhà trẻ, tuổi mẫu giáo - sống chủ yếu trong môi trờng của gia đình và nhà trờng, sống trong tình yêu thơng, âu yếm của gia đình, thầy cô bạn bè, các em đã biết yêu mến, kính trọng con ngời. Tình cảm của các em đợc bắt đầu từ tình yêu thơng những ngời thân trong gia đình, rồi đến những ngời xung quanh nh cô giáo, chú bộ đội và cao quý hơn cả là tình cảm đối với Bác Hồ. Tình cảm của các em thật ngây thơ, đáng yêu thấm vào những trang thơ trên từng dòng thơ, câu thơ.

Nh ở phần trên chúng tôi đã thống kê những hình tợng ngời thân trong gia đình đợc thể hiện trong thơ. Khi viết về những hình tợng này, các tác giả đã thể hiện đợc tình cảm của cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với cháu, anh chị đối với em đồng thời cũng thể hiện đ… ợc tình cảm của các em đối với những ngời lớn đó. Dù còn nhỏ, còn ở lứa tuổi đợc chăm bẵm, đợc bế bồng, đợc âu yếm, vỗ về nh… ng các em đã nhận thức đợc tình cảm bao la của ngời lớn dành

từ đó thơng yêu họ hơn.

Có thể nói rằng, tiếng nói yêu thơng đầu tiên mà trẻ dành cho con ngời đó là tiếng nói yêu thơng dành cho mẹ. Hình ảnh mẹ luôn ở trong tim và trong tâm trí các em. Các em thơng mẹ, dành cho mẹ nhiều tình cảm thân thơng nhất bởi mẹ phải vất vả với cuộc sống đời thờng nhiều quá. Khi thì mẹ phải lo chăm cho mình khỏi ốm, khi thì mẹ phải thức đêm quạt cho mình ngủ, khi thì phải thức khuya dậy sớm đi làm D… ờng nh tất cả những công việc hàng ngày đều do tay mẹ đảm đơng nên mẹ đã già sớm hơn và những vất vả đã hằn nếp nhăn lên trán mẹ, đã nhuộm tóc mẹ thành màu muối tiêu. Cảm nhận đợc sự vất vả ấy em đã thốt lên:

Ôi thơng thơng Bàn tay mẹ

(Chiếc mo cau, tr. 50)

Tuổi nhỏ biết làm gì để giúp em, các em biểu hiện tình yêu thơng của mình bằng sự biết ơn, bằng sự chia sẻ:

Mẹ ta vất vả ngày đêm

Trăng vơi mặt mẹ, mặt em trăng đầy…

(Trăng đầy, trăng vơi, tr.129)

Chỉ bằng câu thơ ngắn nh vậy, các em đã biểu hiện đợc cả tấm lòng của mình - một tấm lòng yêu thơng dạt dào và sâu lắng. Phải thơng mẹ lắm, em mới thốt ra những lời đầy sự ân tình, đầy sự biết ơn nh vậy. Mẹ ngày đêm vất vả là để mặt bé đợc tròn trặn nh trăng rằm, và mặt mẹ sẽ bị hao gầy dần. Hiểu đợc điều đó, cảm nhận đợc điều đó, bé thơng mẹ mình nhiều lắm. Chính tình yêu thơng này nên bé luôn muốn và mơ ớc đợc ở bên mẹ suốt ngày và mãi mãi. Bé hiểu “tính mẹ rất hay là nhớ” nên bé ví: “con yêu mẹ bằng ông trời”, rồi bằng Hà Nội và bằng trờng học. Những sự vật này đều rộng bao la và rất gần với bé, nhng trời thì rộng quá và còn xa quá, Hà Nội thì nhiều phố với những phố gần, phố xa, còn trờng học thì cả ngày bé đợc ở đó, nhng tối lại phải về nhà, nên dù thế nào vẫn còn xa mẹ. Vì thế em đã suy nghĩ lại:

Nếu có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó à mẹ ơi có con dế

Con yêu mẹ bằng con dế

( Con yêu mẹ, tr. 160)

Mong muốn luôn có mẹ kề bên để đợc âu yếm, đợc vỗ về và để đợc thể hiện tình cảm của mình, các em đã ớc mẹ là cái gì gần gũi nhất với mình. Cuối cùng em đã đi đến quyết định “yêu mẹ bằng con dế .” Một cách ví von rất ngây thơ, ngộ nghĩnh nhng ẩn chứa một tình cảm rất đáng trân trọng, đáng nâng niu. Tình cảm đối với ông bà, nhớ tới ông bà- những ngời đã sinh ra bố mẹ mình, những ngời chăm sóc mình khi còn bé, ngời đã gieo vào lòng mình bao hạt giống tình cảm tốt đẹp - cũng đã đợc các em nhắc tới nhiều. Chúng ta thật xúc động bởi tình cảm của đứa cháu khi nhìn thấy ông mình đau chân phải “nhăn nhó ” khi bớc lên thềm. Mặc dù, đang mãi chơi nhng thấy vậy em đã:

Lon ton lại gần Âu yếm nhanh nhảu Ông vịn vai cháu Cháu đỡ ông lên

(Thơng ông, tr. 117)

Từ “lon ton” cho ta thấy cậu bé rất nhỏ, nhng nhờ cái “nhanh nhảu” cậu nh đã lớn vụt lên, đã đỡ đợc ông lên thềm và xoa hết mọi đau đớn nơi ông. Sự lớn vụt đó, chính là sự lớn vụt trong tình thơng- một tình cảm bao la, thắm thiết, nặng ân tình. Tình cảm này của cậu bé đợc thể hiện ngay bằng hành động khi ở bên ông, nhng nếu phải xa ông thì các em phải làm sao và làm thế nào để thể hiện tình cảm của mình? Chính vì thế, các em đã thông minh tìm ra một cách thể hiện rất tài tình, hóm hỉnh:

…Cháu nh tu hú ra ràng

Giữa tra mùa hạ kêu vang vờn nhà Kêu giùm cả lúc cháu xa Niềm vui ở với tuổi già ngoại lâu ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Về thăm ngoại, tr. 87)

Không thể gần ông bà, bé đã gửi lời yêu thơng cho chim tu hú, bởi tu hú luôn miệng hót trong vờn cây ông bà. Chim hót để ông bà đợc vui, còn cháu thì dẫu xa nhng lúc nào cũng “bồi hồi thơng ngoại, thơng quê ,” lúc nào cũng nhớ tới ông bà, mong đợc gần ông bà.

đối với ông bà. Sự cảm nhận “tóc ngời úa bạc” thật tinh tế, đã thể hiện đợc tình cảm sâu nặng của đứa cháu ngoại khi phải xa ông bà.

Biết yêu thơng những những ngời trong gia đình, các em cũng biết yêu th- ơng cả những ngời ngoài xã hội, mà trớc hết là thầy cô giáo – những ngời đầu tiên cùng với cha mẹ nâng bớc em đi.

Tình cảm của các em đối với cô giáo cũng không phải là cái gì chung chung, mà cả là một niềm yêu mến cụ thể của các em đối với bàn tay chăm sóc dịu dàng của cô cho các em.

Ta thật cảm động trớc tấm lòng thơm thảo của các em khi các em “rủ

nhau giành tặng cô” một chùm hoa dẻ, chùm hoa của đồng nội, chùm hoa dại

để “Lớp học cha đến giờ. Đã thơm bàn cô giáo”

Hơng thơm này không còn đơn thuần là hơng thơm của hoa dẻ mà nó đợc thơm hơn, nức mùi hơn nhờ tấm lòng kính yêu của em đối với cô giáo - ngời đã dạy dỗ mình. Vì vậy, món quà mà các em tặng cô không còn là chùm hoa vật chất nữa, mà chính là cả tấm lòng kính yêu vô hạn của trẻ thơ.

Tình cảm của trẻ em rất phong phú. Nó không giới hạn trong phạm vi gia đình, nhà trờng mà các em còn biết yêu các chú bộ đội, các cô chú công nhân, biết kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các em còn biết yêu thơng bạn bè, đồng cảm với những nỗi đau, mất mát của bạn, các em còn biết thơng cả những ngời già cùng cảnh nh ông bà mình…

Trẻ em rất giàu tình cảm, rất dễ xúc động. Vì vậy, tiếng nói trong thơ cũng là tiếng nói tình cảm chân thành, đằm thắm và thiết tha.

3.2.3. Mang nội dung giáo dục:

Văn học thiếu nhi ở nớc ta đợc hình thành nhờ 2 lớp tác giả chủ yếu, đó là ngời lớn sáng tác cho thiếu nhi và thơ của chính thiếu nhi.

Tuyển tập “Thơ thiếu nhi chọn lọc” chủ yếu chọn lọc những bài thơ của ngời lớn viết cho thiếu nhi, nên nó mang tầm triết lý sâu sắc và bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Dờng nh mỗi bài thơ là một bài học để các em sau khi đọc thơ phải suy nghĩ, học tập để lớn khôn hơn. ý nghĩa sâu sắc của mỗi bài thơ nằm

sau những câu chuyện về mỗi loài cây, mỗi con vật, mỗi sự vật, hiện tợng… các tác giả nói về sự vật là để nói tới con ngời. Họ giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy. Từ những sự việc đơn sơ, bình thờng và gần gũi trong cuộc sống,

rồi anh đom đóm…

Các tác giả đã miêu tả ca ngợi thiên nhiên, phản ánh vẻ đẹp của quê hơng đất nớc, làm xúc động tâm hồn các em, làm các em thêm yêu quý đất nớc, quê hơng, làng xóm của mình.

Những bài thơ trong tuyển tập thơ này, còn giúp trẻ nhận thức đợc những mối quan hệ trong gia đình, nhà trờng và ngoài xã hội; giáo dục trẻ về lẽ sống, trẻ tìm thấy những điều hay lẽ phải, những bài học về nhân sinh quan thông qua

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ thiếu nhi (qua tuyển tập thơ thiếu nhi chọn lọc) (Trang 45 - 55)