Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Tô Hoài xét về cấu trúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong 101 truyện ngày xưa của tô hoài (Trang 27 - 52)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Tô Hoài xét về cấu trúc

2.3.1. Câu đơn

2.3.1.1 Câu đơn bình thờng

Câu đơn bình thờng là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C – V để tạo nên một chỉnh thể thống nhất.

Có thể nói câu đơn bình thờng là loại câu có tần số xuất hiện rất cao trong truyện ngắn của Tô Hoài, theo số liệu thống kê ở bảng 1, trong 15 truyện ngắn của Tô Hoài câu đơn bình thờng chiếm tỷ lệ 81,2% /1521 câu. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cấu trúc của câu đơn bình thờng trong truyện ngắn của Tô Hoài có 2 dạng:

- Dạng 1: Câu có kết cấu C - V duy nhất làm nòng cốt

- Dạng 2: Câu có hơn hai kết cấu C - V trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu C - V làm nòng cốt.

Để tiện cho việc phân loại và miêu tả, chúng tôi gọi tên câu đơn thuộc dạng 1 là câu đơn có một kết cấu C - V còn câu đơn thuộc dạng 2 là câu đơn có nhiều kết cấu C - V. Dới đây là kết quả phân loại câu đơn bình thờng trong 15 truyện ngắn của Tô Hoài (xem bảng 2).

Bảng 2: Phân loại câu đơn theo kết cấu C-V

Tác phẩm Tổng số Câu đơn 1 kết cấu C - V Câu đơn có nhiều C - V

I 113 45 39,8% 68 60,1% II 130 38 29,2% 92 70,8% III 58 15 25,9% 43 71,1% IV 106 27 0,25% 79 74,5% V 60 22 36,6% 38 63,3% VI 49 19 38,8% 30 61,2% VII 57 27 47,3% 30 52,6% VIII 71 29 40,8% 52 73,2% IX 148 60 40,5% 88 59,4% X 49 14 28,6% 35 71,4% XI 100 47 47% 53 53% XII 104 28 26,9% 76 61,5% XIII 53 11 20,8% 42 79,2% XIV 56 20 46,6% 36 64,3% XV 74 32 43,2% 42 34,5% Tổng 1228 504 38% 724 62%

Theo kết quả ở bảng 2, chúng tôi nhận thấy câu đơn có nhiều kết cấu C - V đợc Tô Hoài sử dụng nhiều hơn câu đơn có một kết cấu C - V. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm của các loại câu đơn.

2.3.1.1.1. Câu đơn có một kết cấu C - V

Với loại câu này chúng tôi cũng chia làm hai kiểu nhỏ: câu chỉ có thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và câu có cả thành phần chính và thành phần phụ

a. Câu đơn chỉ có thành phần chính C - V

Câu đơn chỉ có thành phần chính gồm hai kiểu loại, kiểu thứ nhất là câu có một chủ ngữ và một vị ngữ tạo thành nòng cốt. Kiểu thứ hai là câu có một chủ ngữ, nhiều vị ngữ hoặc ngợc lại câu có nhiều chủ ngữ, một vị ngữ tạo thành nòng cốt. Để thuận lợi cho việc thống kê lý giải trong quá trình phân tích, chúng tôi tạm thời gọi tên kiểu thứ nhất là câu ngắn và kiểu thứ hai là câu dài1 (câu có 10 âm tiết trở lên)2.

1 Khái niệm câu ngắn- câu dài đợc chúng tôi chia tách, chỉ là một sự quy ớc, để nghiên cứu. 2 Từ phần này, các ví dụ lấy từ 101 truyện ngày xa của Tô Hoài đợc đánh số tứ tự từ 1 đến X.

a1. Câu ngắn Thí dụ:

(1). anh chàng muốn gả đổi. (XV, câu 74, tr.106)

(2). Chàng ngốc đợc làm quan huyện. (XV, câu 101, tr.108) (3). hai ngời cùng đi một ngày đờng. (câu 20, XV, tr.108)

(4). chàng ngốc nghe cũng bùi tai. (IV câu 42, tr.104)

(5). hai vợ chồng đã trở về quê cũ. (II câu 14, tr.27)

(6). nàng nắm lấy tay chồng. (II, câu 138, tr.27)

(7). hai ngời khóc. (II, câu 139, tr.27)

(8). Thái tử Liêu bàng hoàng đứng dậy. (X, câu 31, tr .75) (9). Mẹ ơi! (X, câu 29, tr. 45)

(10). Ngọc Hoàng gật đầu. (I, câu 99, tr.16) (11). Chuột đẻ mắn lắm! (I, câu 81, tr.15)

(12). Gà mái bắc nồi thổi cơm. (III, câu 9, tr.29) (13). Thơ đã lẫn đâu mất hết. (III, câu 45, tr. 31) (14). Hổ mẹ ở rừng về. (XIV, câu 6, tr. 97)

(15). Anh cởi thừng cho con chó. (X, câu 19, tr .97)

(16). Nói rồi nhả viên ngọc nổi lên trên mặt nớc. Anh vớt lấy. (X, câu 42, tr. 62)

(17). Hai con chó lài mắc mu mèo. (IX, câu 88, tr. 64) (18). Ông đừng đem búa. (IX, câu 111, tr. 65)

(19). Anh vỗ mâm ba cái. (XIII, câu 103, tr. 65)

Xét về mặt cấu tạo chủ ngữ của câu ngắn thờng do các danh từ, ngữ danh từ đảm nhận và vị ngữ thờng do động từ, ngữ động từ hoặc tính từ, ngữ tính từ đảm nhiệm. Chúng chiếm một số lợng đáng kể, 32% tổng số câu đơn trong truyện của Tô Hoài.

Trong truyện ngắn của Tô Hoài, loại câu này thờng xuất hiện trong các trờng hợp sau:

- Câu ngắn đứng sau các câu đơn có nhiều vị ngữ, câu đơn có nhiều kết cấu C - V hoặc câu ghép có nhiều về câu để nêu lên nhận xét đánh giá hay khái quát ý nghĩa của câu đi trớc.

(20). Năm ấy nắng hạn, suốt mùa hạ sang mùa thu, không có một

giọt nớc, trời lại ra tai, khắp nơi đâu cũng vang tiếng kêu đói. Ngời chết đầyđờng (II, câu, tr.23)

(21). Một lúc sau, trông ra thấy một cái mảnh vỡ, có một ngời bám đ-

ợc vào mảnh ván, mặt tái ngoét, chân tay run rẩy lẩy bẩy lại sắp ngã xuống nớc. anh đẩy bè vào cứu. (IV, câu 51, tr .35)

(22). Muốn mua gạo, chỉ đa một tờ giấy lụa ra, hàng gạo đóng bán

ngay cho anh, lại còn các thêm một bị tiền là đằng khác, tha hồ mà tiêu.

chàng Ngốc nghe cũng bùi tai. (XV, câu 41, 42, tr.104)

(23). Cội trồng cây đa trong góc vờn, làm bờ rào gai chắn cẩn thận.

Ngày ngày, Cuội vác ống vầu ra ngọn suối, lựa chỗ nớc trong nhất, múc về.

cây đa tốt vổng hẳn lên . (XIV, câu 24, 25, tr. 98)

ở thí dụ (20), ngời chết đầy đờng thể hiện sự chết chóc đau thơng của con ngời quanh năm phải chịu sự hạn hán, không có một giọt nớc uống. Con ngời đứng trớc sự đe dọa của đất trời, cuộc sống trở nên cùng cực, nơi đâu cũng vang tiếng kêu đói.

thí dụ (21) diễn tả khi con ngời rơi xuống sông sâu, cảm thấy mình sẽ chết đến nơi, khi có một mảnh ván bám vào đợc thì cảm thấy mình nh từ cõi chết trở về, bàng hoàng.

thí dụ (22) nói về chàng Ngốc đã bị lừa.

ở thí dụ (23) khi Cuội đem cây đa về nhà, rào cây cẩn thận, hàng ngày chăm lo tới nớc bằng nớc suối trong, do đó cây đa ngày càng tơi tốt hẳn lên.

(24). Ngọc Hoàng giật mình: "A thằng chuột lấy trộm thóc kho. Sai nó giữ kho để ngừa trộm, bây giờ chính nó lại là kẻ trộm. Thế này thì ra phép tắc gì nữa.” (II, câu 12, tr.14).

(25). Phú ông bằng lòng quá. ông tha chuyện với bố mẹ cô gái. Phú ông kể thật nỗi nhà và xin đợc bố mẹ cô rủ lòng thơng cho ông đợc xin cô con gái về làm dâu. (II, câu 79, tr.21).

(26). Tôi nghe thầy đề nói thật thơng. Bây giờ giêng hai còn thong thả tôi cho thầy đồ mời hai quan tiền đi xem tông tích vợ đâu (II, câu 91,

tr.26).

(27). Gà mái bắc nồi thổi cơm. Nồi cơm đang sôi, gà mái đến kỳ đẻ trứng, mà phải đẻ đến nơi rồi. (III, câu 9, tr.29)

(28). Tôi đã nghĩ ra một mẹo. Bác to lớn và sức lực hơn cả để tôi xếp rơm lên lng bác, lấy dây buộc thành từng đống không rơi xuống đợc. (IV,

câu 107, tr.30)

(29). Anh ngồi câu trên bờ sông. Mồi tốt, lại rắc thính thơm lừng một vùng nớc nhử cá đến. Một lúc cái phao nhấp nháy rồi chìm. (IV, câu 12, tr. 35).

Trong thí dụ (24), câu ngắn đứng đầu đoạn văn nhằm mục đích nêu lên ý khái quát (Ngọc Hoàng giật mình), còn các câu kế tiếp: không ngờ chính chuột là thằng trộm thóc... là câu triển khai. ở các ví dụ 25, 26, 27, 28, 29 cũng tơng tự. Phần lớn trong các tác phẩm mà chúng tôi đã khảo sát, câu ngắn xuất hiện ở đầu mỗi đoạn văn đều có tác dụng nh một lời dẫn, một ý nghĩa khái quát, ý chủ đề của cả đoạn văn đó.

a2. Câu dài

Nh đã trình bày ở trên, khái niệm dài, ngắn ở đây chỉ đợc chúng tôi áp dụng trong phạm vi câu đơn thuộc các truyện ngắn của Tô Hoài chứ không có ý đặt tên cho một loại câu trong việc phân loại câu tiếng Việt. Loại câu này thờng miêu tả những biểu hiện đa dạng về sự việc, sự kiện, tình huống mà nhân vật chứng kiến hay gặp phải, hoặc đã trải qua.

(30). Muốn mua gạo, chỉ một tờ giấy lụa ra, hàng gạo đong bán ngay

cho anh, lại còn các thêm một bị tiền là đằng khác tha hồ mà tiêu. (XV, câu 41, tr.104).

(31). Chúng vừa bắt đợc ở đầm nớc một con niềng niễng to bằng nắm

tay, với cái lng cánh xanh biếc, bóng nhoáng. (XV, câu 64, tr.105).

(32). Vua phán: - Ngời ta lặn lội bao nhiêu công phu mới đem đợc

hòn ngọc lu ly vào kinh đô đem dâng. (XV, câu 98, tr.105).

(33). Quan đại thần đánh mất ngọc, thì phải đi tìm ngọc, đền ngọc,

bao giờ đem ngọc về đây mới đợc hết tội . (câu 99, tr.105).

(34). Nhng không biết ngời đẹp cời những củ hành ngộ nghĩnh kỳ

quái hay cời cái ngời bán hành lam lũ đóng khố, cởi trần, đội nón mê. (VIII, câu 72, tr.57)

(35). Bất đồ, trên cây gạo ven sông, một lão quạ khoang trông thấy

viên ngọc sáng trắng lại bốc lên mùi tanh đoán chắc là thức ăn ngon. (IX, câu 135, tr.66)

(36). thế là Ngốc đa cho bọn trẻ cả trăm giấy lụa để lấy cái chong chóng về chơi. (XV, câu 61, tr.102)

(37). Đứng trong bờ nhìn trời nớc mênh mông, sóng đánh cao nhất,

trông ra chỉ thấy ngoài khơi xa mịt mù. (V, câu 25, tr.104)

(38). Rồi đi bộ mấy ngày nữa qua một vùng núi cao, lối một thung

lũng có làng xóm, có nắng cả ngày gió mát cả đêm và một bãi cát vàng mênh mông trớc mặt . (V, câu 31, tr.42)

b. Câu đơn bình thờng có các thành phần phụ

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong các truyện của Tô Hoài thờng xuất hiện câu đơn có các thành phần phụ sau:

b1. Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ

Loại câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ đợc Tô Hoài sử dụng với tần số cao, trớc hết là câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ chỉ thời gian, chiểm 73,1%. Tiếp đó là trạng ngữ chỉ địa điểm, hay không gian mà sự việc

diễn ra, chiếm 14, 6%. Thứ ba là câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ chỉ cách thức hành động của nhân vật, chiếm 12,3%. Kiểu này đợc Tô Hoài sử dụng khi miêu tả nhân vật. Sau đây là một số ví dụ cụ thể. Chúng thờng thể hiện thời gian để các sự việc diễn ra trong đó.

(39). Một ngày kia, Ngốc đi vào xóm qua nhà thầy đồ. (XV, câu 47,

tr. 104).

(40). Ngày kia, nàng Chức thổi xôi rồi giã thành bột làm mời cái bánh dầy .(XI, câu 40, tr. 80)

(41) chẳng bao lâu, nhà trai đa lễ hỏi, rồi làm lễ cới (II, câu 32, tr

21).

(42). bây giờ, lúc nào ả cũng kể chuyện dơng gian, kể xong lại khóc

(XI, câu 67, tr. 81).

(43). Một buổi tối, phú ông làm nh ngời nhỡ độ đờng đi qua xin nghỉ trọ. (II, câu 13, tr.20).

(44). Một hôm đợc nhàn hạ, ngời vợ bng ra cái hủ vàng, kể lại lời bố chồng lúc trối trăng. (II, câu 46, tr.42)

(45). ở trên trời, ả Chức đơng ngồi ủ ê bên đầu dây. (XI, câu 100,

tr.81)

(46). Muốn mua gạo, chỉ một tờ giấy lụa ra, hàng gạo đong bán ngay cho anh, lại còn các thêm một bị tiền là đằng khác tha hồ mà tiêu.

(XV, câu 41, tr.104).

(47). Đến tuổi lớn, cái bớu cũng to dần. (VII, câu 2, tr 49).

- So với các thành phần khác, thành phần phụ trạng ngữ đợc Tô Hoài sử dụng nhiều nhất trong truyện ngắn của mình, chiếm 63,2%. Các trạng ngữ mà ông thờng sử dụng là trạng ngữ chỉ thời gian, không gian, trạng ngữ chỉ sự việc, sự kiện.

b2. Câu đơn có thành phần phụ chuyển tiếp

Tô Hoài sử dụng loại thành phần phụ này trong câu nhằm mục đích nối kết câu chứa nó với câu phía trớc. Vì thế, muốn hiểu trọn vẹn ý nghĩa của

câu thì buộc phải đặt nó vào trong mối quan hệ với câu trớc đó. Thành phần phụ chuyển tiếp trong truyện ngắn của ông thờng do một quan hệ từ, một tổ hợp từ mang nghĩa chuyển tiếp đảm nhiệm. Loại thành phần này thờng đợc dùng nhiều thứ hai, 14,1%

(48). Thế rồi, hai ngời đi một ngày đờng nữa thì chia tay (III, câu 21,

tr .9)

(49). Nhng nồi cơm đợc lửa đã sôi (III, câu 30, tr .29) (50). Thế là vợ Cuội sống lại (XIV, câu 52, tr. 99)

(51). Rồi ít lâu sau, cô chẳng để ý đến cây hoa lạ nữa (XIV, câu 14, tr.93)

(52). Vậy là, đã xong hai đấu gạo (XI, câu 92, tr.130)

(53). Thế là Tấm đợc tuyển vào cung (XIV, câu 54, tr.90)

b3. Câu đơn có thành phần phụ tình thái

Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu, thờng đứng ở đầu câu (có thể giữa hoặc cuối câu), tách nòng cốt C - V bằng ngữ điệu nhằm thể hiện tình cảm, cảm xúc của ngời nói hoặc dùng để hỏi đáp.

Trong truyện ngắn Tô Hoài sử dụng câu đơn có thành phần phụ tình thái nhằm thể hiện sự gọi đáp của nhân vật hay thể hiện thái độ, cảm xúc của ngời viết, chiếm số lợng nhiều thứ ba 11,5%.

(54). Sẻ! Sẻ, xuống nhặt thóc cho tao! (XIV, câu 13, tr 130)

(55). Ngời trời! Ngời trời! Chạy mau! (XI, câu 41, tr 94)

(56). A! Xong rồi, chạy về đi! (III, câu 39)

(57). Chủ quán ơi! Mày có muốn chổng mông lên không? (XIV, câu

9, tr 49)

(58). Này, này! Tao bảo cho mày biết .(X, câu 45, tr 88)

(59). A! Cô em xinh đẹp đã đến! (V, câu 48, tr 52)

(60). Này, trả cô em cái túi xinh đẹp chúng ta giữ hôm trớc. (VI, câu

49, tr.52)

Giải thích ngữ là thành phần phụ của câu, nó thờng do từ, cụm từ, kết cấu C - V chen vào giữa nòng cốt C - V tách nòng cốt đó bằng ngữ điệu, nhằm làm sáng tỏ một phơng diện nào đó của cả câu nh bình chú, chú giải, giải thích. Kiểu câu này chiếm số lợng thấp nhất, 11,2%.

Trong câu văn của Tô Hoài, thành phần này đợc đa vào từ bên ngoài vào có tác dụng bình chú, chú giải, giải thích thêm chi tiết về tình cảm, thái độ, xuất xứ, nguồn gốc cho cả câu, hoặc cho một từ đi trớc. Thành phần giải thích mang tính độc lập và đợc tách ra bằng một quãng ngắt trong câu (trên hình thức thờng đợc đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn).

(61). Cái này, cái chong chóng chúng tôi đang cầm, không phải đồ chơi đâu, mà là cái máy thiên địa vận. “ ” (X, câu 73, tr.105)

(62). Lũ trẻ chăn trâu, lũ trẻ đói nghèo, chẳng bao giờ có mảnh giấy xanh giấy đỏ, không khi nào đợc chơi cái chong chóng. (X, câu 75, tr.105)

(63). Cả họ nhà trai, gồm bố mẹ, chú rể, chạy thẳng, không dám ngoái đầu lại. (XI, câu 87, tr.118)

Trong truyện ngắn Tô Hoài, kiểu thành phần này ít đợc sử dụng chỉ chiếm 0,4%, chủ yếu là kiểu câu tờng thuật, có các thành phần phụ trạng ngữ thời gian.

b5. Câu đơn có thành phần phụ là đề ngữ

Đề ngữ là thành phần phụ của câu thờng đứng trớc nòng cốt C - V tách nòng cốt đó bằng ngữ điệu hoặc trợ từ thì đề ngữ thờng có quan hệ ngữ nghĩa với một thành phần nào đó ở trong câu nhng đợc đa lên đầu câu nhằm làm mục đích nhấn mạnh nh một chủ đề.

Loại câu này đợc Tô Hoài sử dụng trong truyện ngắn chiếm số lợng hạn chế, chỉ 0,6%.

(64). Mọi ngời, ai cũng mệt. (XII, câu 54, tr.50)

(65). Ngời con gái xinh đẹp ấy, chàng đã kịp nhìn thấy . (XIII, câu

48, tr.51)

(67). Lúc ấy, cả hai ngời, ai cũng mệt cả. (X, câu 105, tr.47)

(68). Cái đuôi hổ, chàng nhằm vào đó và xông tới (XV, câu 110,

tr.104)

(69). Cầu hôn, việc đó vừa nghĩ tới, anh đã thấy sợ hãi. (XIV, câu

109, tr.28)

2.3.1.1.2. Câu đơn có nhiều kết cấu C - V

Câu đơn có nhiều kết cấu C – V hay còn đợc gọi là câu mở rộng thành phần. Các thành phần đợc mở rộng là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Chúng tôi chỉ coi là câu đơn mở rộng khi có ít nhất một trong số các thành phần kể trên có kết cấu C – V, và nh vậy cũng có nghĩa là câu có thể đợc mở rộng nhiều thành phần khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi thấy câu đơn dạng này chiếm tỷ lệ thấp hơn so với câu đơn thuộc dạng 1, 25,6% và tỷ lệ này gần nh đợc duy trì trong hầu hết các truyện ngắn của Tô Hoài. Sau đây là các kiểu cụ thể.

a. Câu có chủ ngữ là một kết cấu C - V

Loại câu có chủ ngữ là một kết cấu C - V đợc Tô Hoài sử dụng không nhiều.

(70). Chàng Ngốc trở nên sung sớng giàu có lan cả làng xôn xao

(XV, câu 102, tr.108)

(71). Chàng Ngốc đợc làm quan huyện lan nhanh cả làng quê vốn yên tĩnh xa nay. (XV, câu 101, tr .108)

(72). Tay thợ bạc nghe xong biết ngay là vàng giả. (XV, câu 23,

tr.103)

(73). Anh đa thuốc cho ông lão ăn mày uống khiến ông lão lập tức tỉnh dậy (XV, câu 28, tr.11)

b. Câu có vị ngữ là một kết cấu C - V:

(74). chàng Ngốc một tay đa cho bọn trẻ cả trăm giấy lụa, một tay đ- a tiền. (XV, câu 61, tr.105)

(75). ý định mà chàng ngốc mong muốn là chàng sẽ dùng tiền giúp dân ở đây thoát khỏi cảnh nghèo đói. (XV, câu 16, tr.103)

(76). Chàng ngốc ta mặt đầy hí hửng, tay cầm cái thiên địa vận đi đi lại lại. (XV, câu 62, tr.105)

(77). Một ngời lặn giỏi, đi dới nớc nh đi trên bộ, hai bàn tay quơ ra bắt cá nh vơ nắm rác. (V, câu 92, tr.45)

c. Câu có bổ ngữ là kết cấu C - V

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong 101 truyện ngày xưa của tô hoài (Trang 27 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w