2. Tổ chức và nhân sự 1 Ban điều hành
2.3.2 Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên
- SHB luôn coi nhân lực là tài sản quý giá nhất của ngân hàng, vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SHB luôn được Ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm, hỗ trợ. SHB tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân người lao động phát triển nghề nghiệp đồng thời chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, tác phong chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công việc.
- SHB định hướng phát triển đào tạo theo chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn.
- Kế hoạch đào tạo SHB được xây dựng trên cơ sở phân tích xu thế phát triển của thị trường tài chính ngân hàng trong khu vực và của Việt Nam, đồng thời dựa trên khảo sát nhu cầu phát triển hàng năm của cán bộ nhân viên SHB.
- Các hình thức đào tạo tại SHB được đa dạng hóa nhằm tạo điều kiện cho người lao động chủ động và có nhiều cơ hội tham gia đào tạo.
- SHB tài trợ toàn bộ chi phí đào tạo khi tham gia các khóa đào tạo do SHB tổ chức cũng như các khóa đào tạo do SHB cử tham dự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động tại SHB đều có cơ hội được đào tạo và phát triển.
- Bên cạnh thực hiện các chương trình đào tạo, SHB cũng chú trọng vào tổ chức các hội thảo bên ngoài và nội bộ, mời các chuyên gia nổi tiếng, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng tới tham dự nhằm giúp cán bộ nhân viên kịp thời tháo gỡ các khó khăn.
ứng dụng trong công việc và giúp bổ sung các kỹ năng chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý cho nhiều đối tượng.
- Các chương trình đào tạo được thiết kế xây dựng theo hướng chuẩn chức danh đối với các chức danh chính trong ngân hàng, cũng như dựa trên yêu cầu năng lực thực hiện công việc tại từng vị trí chức danh.
- Đối với cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, SHB chú trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhằm mục đích tạo nguồn nhân sự dự trữ, quy hoạch cán bộ nguồn đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của SHB đồng thời tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên có năng lực của Ngân hàng. Phát huy lợi thế nguồn giảng viên nội bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao là lực lượng nòng cốt hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo nghiệp vụ nâng cao trong toàn hệ thống.
- Đối với đối tượng là cán bộ nhân viên tân tuyển, SHB xây dựng các chương trình đào tạo hội nhập nhằm cung cấp cho người lao động các kiến thức chung, tổng quan về SHB; Bố trí cán bộ có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp và huấn luyện các cán bộ trẻ nhằm giúp cho người lao động mới tuyển hội nhập nhanh và làm quen với văn hóa của SHB. - Hàng năm SHB tạo điều kiện để cán bộ quản lý có điều kiện tham gia học tập, tham
quan các Ngân hàng nước ngoài thông qua các khóa đào tạo, hội thảo nước ngoài do SHB phối hợp cử cán bộ tham gia.
- Bên cạnh các hoạt động học tập, đào tạo cho người lao động, SHB chú trọng công tác đánh giá hiệu quả cuối khoá học và đánh giá định kỳ tác động đào tạo trên cả 04 cấp độ.
- Ngoài ra, SHB cũng chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ trong đào tạo thông qua việc triển khai hệ thống học tập và kiểm tra trực tuyến; Xây dựng thư viện điện tử với nhiều tài liệu, kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp; Xây dựng các phần mềm theo dõi và quản lý hoạt động học tập và đào tạo của mỗi cá nhân trên toàn hệ thống; Xây dựng diễn đàn trao đổi thảo luận về các vấn đề đã được học giúp việc học tập của các cán bộ nhân viên trở nên thuận lợi và dễ dàng.
- SHB tổ chức các kỳ kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ trên toàn hệ thống, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội và dành thời gian để hệ thống hóa các kiến thức chuyên môn đồng thời đánh giá chất lượng đội ngũ để đào tạo hoặc khuyến khích tự đào tạo bổ sung các nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng còn yếu và thiếu.