Lợi ích kinh tế và xã hội của dự án 1 Lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Dự án: Mở xưởng sản xuất và kinh doanh bánh mì dài kiểu Pháp pptx (Trang 41 - 44)

6.1. Lợi ích kinh tế

6.1.1. Mang lại giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh lợi ích kinh tế của dự án.

Trước hết, cũng như bất kì dự án kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng của dự án này hướng tới, đó là mục tiêu lợi nhuận. Bởi nói tới kinh doanh thì không thể không nhắc tới lợi nhuận. Như phần phân tích tài chính đã cho thấy, NPV của dự án lớn hơn 0 đã đảm bảo việc đầu tư vào dự án là có khả năng sinh lời. Đồng vốn đầu tư ban đầu bỏ ra sau 3 năm là có thể thu về và sau đó dự án bắt đầu có lãi. Điều này đảm bảo về chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần của dự án khi mà giá trị đầu ra dự kiến của dự án trừ đi các chi phí vật chất thường xuyên, dịch vụ mua ngoài và tổng vốn đầu tư là lớn hơn 0. Khi dự án mang lại giá trị gia tăng

thuần thì đồng nghĩa với việc sẽ mang lại giá trị thặng dư cho xã hội bao gồm các khoản : thuế phải nộp, lãi vay phải trả, lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước.

6.1.2. Tạo công việc và tăng thu nhập

Cùng với đó, việc mở dự án sẽ đem lại công ăn việc làm trước hết cho các thành viên trong nhóm, 10 người và ngoài ra còn có thể tạo công ăn việc làm cho 7 người nữa trong vị trí quản lý, bán hàng, nhân viên làm bánh, kế toán. Mặc dù quy mô dự án là không lớn, nhưng việc tạo công ăn việc làm cho 17 người đặc biệt là 10 thành viên mới ra trường cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt gánh nặng việc làm cho xã hội. Đặc biệt là khi đưa vào triển khai thì quy mô dự án sẽ ngày càng được mở rộng, điều đó hứa hẹn một lượng công ăn việc làm lớn có thể tạo ra trong tương lai. Cùng với việc góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho mọi người thì dự án mở ra cũng tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể trước hết là cho 10 thành viên tham gia dự án. Khoản thu nhập này có thể là không lớn nhưng nó có thể góp phần trang trải cho việc chi phí học tập, sinh hoạt hiện tại của mỗi thành viên trong nhóm.

6.2. Lợi ích xã hội

6.2.1. Góp phần đáp ứng tiêu dùng của người dân

Như phân tích ở các phần nhu cầu thị trường thì nhu cầu về mặt hàng bánh mì kiểu pháp trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nhưng việc đáp ứng nhu cầu đó hiện nay có thể thấy chỉ tại những trung tâm mua sắm lớn như Big C, Metro. Trong khi đó, ở những trung tâm lớn như thế này việc phục vụ nhu cầu bánh mì dài kiểu pháp là có nhưng chưa đầy đủ về số lượng và chất lượng phục vụ. Có thể thấy rõ điều này qua một thực tế là không ít người tới Big C với mục đích mua bánh mì nhưng phải trở về tay không vì có quá đông người mua. Việc xếp hàng, chen lấn là không thể tránh khỏi. Và như thế, thời gian để mua được một chiếc bánh mì quả là không ngắn. Như vậy, một nhu cầu lớn về bánh mì dài chưa được đáp ứng, người dân muốn ăn bánh mì vẫn phải xếp dài chờ đợi. Vì

thế, dự án mở cửa hàng bán bánh mì trước hết đặt mục đích phục vụ nhu cầu mua bánh mì của người dân. Đến với cửa hàng chúng tôi, các bạn có thể được đảm bảo về chất lượng bánh, số lượng bánh cũng như thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên bán hàng tận tâm. Đây cũng chính là hiệu quả xã hội của dự án mang lại.

6.2.2. Góp phần đẩy mạnh việc áp dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất

Với dây chuyền sản xuất bánh mì gồm : máy trộn bột, máy ép khí, lò nướng,… đã góp phần vào việc áp dụng dây chuyền công nghệ vào trong sản xuất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa tại Việt Nam nói chung và trong ngành sản xuất bánh mì nói riêng. Vì ở Việt Nam, việc áp dụng các dây chuyền công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế. Việc sản xuất vẫn còn dựa chủ yếu vào thủ công. Nhất là trong ngành sản xuất bánh mì. Nhiều xưởng sản xuất bánh mì trên địa bàn Hà Nội như ở Từ Liêm, Hàng than,.. thậm chí không có cả lò nướng bánh mà nướng bánh bằng than, các công đoạn sản xuất từ nhào bột, trộn bột, nặn bột,… đều thủ công do người thợ làm. Việc sử dụng nhiều công đoạn cần lao động chân tay này làm giảm năng suất lao động, tăng thời gian sản xuất và không mang tính chuyên môn hóa cao. Thay vì sử dụng nhiều lao động làm bánh, dự án này quyết định đầu tư vào dây chuyền máy móc vì tính hiệu quả kinh tế vượt trội, điều này càng được phát huy trong tương lai khi dự án được mở rộng. Việc áp dụng dây chuyền sản xuất này tuy quy mô còn bé nhưng cũng góp phần vào đẩy mạnh việc áp dụng dây chuyền tiên tiến vào sản xuất ở Việt Nam nói chung cũng như ngành sản xuất bánh mì nói riêng.

6.2.4. Góp phần thực hiện một mô hình kinh doanh năng động, phát huynăng lực của nhà quản trị năng lực của nhà quản trị

Có thể thấy việc sản xuất bánh và bán bánh ngay tại cửa hàng là một ý tưởng rất độc đáo. Việc áp dụng cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cùng lúc và cùng tại một địa điểm nhằm phát huy thế mạnh là sự tiện lợi, giảm chi phí vận

chuyển và đặc biệt là phục vụ một cách tốt nhất chất lượng bánh tới tay người tiêu dùng khi bánh còn nóng hổi và người tiêu dùng có thể tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất bánh mì để có thể hoàn toàn tin tưởng và tín nhiệm cửa hàng. Sáng tạo và thực hiện ý tưởng này mặc dù gặp nhiều khó khăn vì kinh doanh trong cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhưng chính việc vượt qua những khó khăn đó để theo đuổi ý tưởng đã giúp các thành viên trong nhóm phát huy và thực hành được các kiến thức đã học, đặc biệt là những kiến thức trong môn quản trị dự án vào thực tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Dự án: Mở xưởng sản xuất và kinh doanh bánh mì dài kiểu Pháp pptx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w