C. Thẻ kho và các loại sổ liên quan
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trƣớc hết phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tôn trọng nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán. Đây là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở, nền tảng cho việc quản lý, điều hành thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể áp dụng các hình thức, phƣơng pháp kế toán khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng chế độ, chuẩn mực kế toán Nhà nƣớc. Đó chính là hành lang pháp lý của công tác kế toán tạo ra khả năng so sánh, đối chiếu và thuận tiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán.
Tổ chức kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp về tổ chức sản xuất kinh doanh và về công tác quản lý. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ lựa chọn cho mình một hình thức kế toán, phƣơng pháp kế toán khác nhau (phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho, phƣơng pháp tính giá vốn xuất kho,…). Doanh nghiệp không áp dụng cứng nhắc, dập khuôn mà nên linh hoạt chọn những hình thức, phƣơng pháp kế toán thích hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp tất yếu sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác kế toán mà vẫn đảm bảo đúng chế độ, chuẩn mực của Nhà nƣớc.
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy các thông tin về kế toán đƣa ra phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác với yêu cầu, giúp cho các nhà quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn, đạt kết quả tối ƣu. Đây là yêu cầu không thể thiếu trong công tác kế toán.
Hoàn thiện nhƣng vẫn dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích của doanh nghiệp xét đến cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Đảm bảo các yêu cầu trên thì kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ thực hiện đƣợc tốt vai trò của mình và trở thành công cụ quản lý hữu ích của doanh nghiệp.