CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm tăng cường quản lý chi phí tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng minh vũ (Trang 39 - 41)

Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, quản trị tài chính là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô. Muốn có được lợi nhuận trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến các chi phí. Do đó công tác quản lý chi phí là công việc trọng tâm và luôn được xoay quanh trước các quyết định quản trị tài chính.

Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Việc tìm giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp là vấn đề

36

vô cùng nan giải, một trong những nước cờ mà doanh nghiệp nào cũng phải tính đến là việc quản lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hóa và chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ rả để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.

Xét theo đối tượng chi phí thì chi phí được chia thành 3 loại cơ bản: chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí chung. Trong đó, chi phí lao động là các khoản tiền liên quan đến công nhân viên. Chẳng hạn như các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội,…

Như vây, việc quản lý chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một phần trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Việc quản lý chi phí không chỉ đơn thuần là quản lý sổ liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí của từng công trình, hạng mục. Vì vậy, doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp quản lý chi phí sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất:

Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.

Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được các lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

37

Đối với việc quản lý chi phí tiền lương, cần phải quản lý chặt chẽ dựa trên hợp đồng lao động cũng như những quy định của công ty và nhà nước để đảm bảo cho việc quản lý hiệu quả mà tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm tăng cường quản lý chi phí tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng minh vũ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)