3) Mối quan hệ của DNNN với hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.2.2.1. TDNH góp ph ần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghi ệp
Trong nền kinh tế thị trường hiếm có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng vốn tự có để hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc này không những hạn chế
khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp mà còn tăng giá vốn của doanh nghiệp đó. Hiện nay, để thực hiện các quyết định đầu tư, một doanh nghiệp có thể sử dụng hai nhóm nguồn vốn: vốn tự có (hay vốn cổ phần) hoặc vốn đi vay.
Nếu gọi:
Ke : giá vốn cổ phần thể hiện bằng mức lợi nhuận mà người sở hữu cổ
phần được hưởng với tư cách là người góp vốn. Kd : giá vốn vay, chính là lãi suất của khoản tiền vay Ve,Vd : tương ứng là tỷ lệ sử dụng vốn cổ phần và vốn vay Ko : giá vốn bình quân của doanh nghiệp
Ko = KeVe + KdVd
Vì lãi suất tiền vay không phụ thuộc thu nhập để tính thuế, ta có: Ko = KeVe + Kd(1-T)Vd với T: tỷ lệ thuế TNDN Rõ ràng càng sử dụng nhiều vốn vay, doanh nghiệp càng lợi dụng được nguồn vốn đang rẻ đi do ảnh hưởng của chính sách thuế. Mặc dù giá vốn cổ
phần có thể tăng lên nhằm bù đắp sự tăng lên của rủi ro tài chính nhưng mức
tăng của nó nhỏ hơn sự giảm đi của giá vốn vay, vì trong con mắt của các cổ đông mức rủi ro này đã được bù đắp bởi các lợi thế về thuế.
Về mặt lý thuyết, mặc dù vốn vay có nhiều lợi thế nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng vay được và muốn vay bao nhiêu tuỳ ý, vì khi vốn vay vượt quá mức nào đó giá vốn vay sẽ tăng lên và làm tăng chi phí
vốn. Chính vì vậy, doanh nghệp phải xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu, đó là
nghiệp nhằm mục đích đạt tối đa hoá giá trị thị trường của các doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. Để có thể tận dụng tối đa lợi thế của nguồn vốn vay và đảm bảo một mức chi phí vốn rẻ nhất tại mức rủi ro có thể
chấp nhận được .
Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, các DNNN có thể đạt mức giá vốn bình quân rẻ hơn vì theo Quyết định 324 của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay đối với khách hàng thì tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp không còn được coi là căn cứ để
giới hạn mức cho vay. Đặc biệt đối với DNNN có thể vay vốn ngân hàng với tỷ lệ lớn hơn vốn tự có nhiều lần, chỉ cần có phương án kinh doanh khả thi. Điều đó có nghĩa là vốn TDNH giúp các DNNN giảm chi phí vốn, tạo
cơ hội giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.