Bảng 6: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn Đơn vị : T ỷ đồ ng
2.2.3.2. Những vấn đề còn tồn tạ
* Hệ số sử dụng vốn bình quan còn thấp
Với sự nỗ lực vượt bậc trong thời gian qua dư nợ tín dụng của NHCT
Đống Đa đã không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ sử dụng vốn thì hệ số sử dụng vốn bình quân của Chi nhánh vẫn ở mức thấp, Chi nhánh phải thường xuyên chuyển điều hoà vốn về NHCT Việt Nam để cân
đối chung trong toàn hệ thống và mặc dù được hưởng lãi suất điều hoà như- ng mức lãi suất này rất thấp, chỉ mang tính chất khuyến khích. Điều này thể
hiện khả năng khai thác khách hàng của NHCT Đống Đa còn chưa thực sự
tốt, việc sử dụng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế ở địa bàn cần phải được mở rộng hơn nữa, không nên chỉ dành các khoản đầu tư lớn cho các công ty lớn còn đối với các doanh nghiệp địa phương thì vẫn ở mức khiêm tốn.
* Nguồn đầu tư cho vay trung-dài hạn còn thấp
Các số liệu trong bảng cơ cấu dư nợ tín dụng 2001á2002 cho thấy, nguồn đầu tư cho vay trung-dài hạn tại NHCT Đống Đa còn thấp, so với tổng dư nợ chỉ chiếm 39,7% (2001); 35,9% (2002). Nguyên nhân là do số lượng dự án vay vốn trung-dài hạn ít và thiếu tính khả thi, thêm vào đó
nguồn vốn huy động để cho vay trung-dài hạn tại Chi nhánh rất nhỏ, vốn cho vay chủ yếu tính từ nguồn vốn huy động dưới 12 tháng. Tuy nhiên, đánh giá cho đến nay NHCT Đống Đa đã bước đầu tạo được nguồn vốn đầu tư
trung-dài hạn cho nền kinh tế nhng vẫn cha đáp ứng kịp so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đầu chuyển đổi.
* Đầu tư tín dụng chưa dàn trải đều ở các ngành kinh tế
Việc ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn có những mặt tốt, mặt tích cực, song việc đầu tư vốn phát triển hài hoà có sự
hỗ trợ giữa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn mới có thể tạo ra được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế. Tại NHCT Đống Đa dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế quốc doanh, dư nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảnh 3% dư nợ. Trong cho vay nói chung các khách hàng có dư nợ lớn lại tập trung phần lớn trong hai ngành xây dựng và giao thông vận tải, tiến theo là thương nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công, dịch vụ,… chiếm tỷ lệ rất ít.
* Số lượng khách hàng có qui mô vừa và nhỏ còn nhiều và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ quá hạn
Nợ quá hạn ở các DNNN tại NHCT Đống Đa tập trung nhiều ở các
DNNN địa phương, có qui mô vừa và nhỏ. Hiện tại cũng cha có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi vốn cho ngân hàng. Một số các doanh nghiệp đã sử
dụng vốn lu động sang đầu tư tranh thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp dẫn đến khả năng thanh toán các
nguồn nợ đến hạn gập nhiều khó khăn.
* Một số hạn chế khác về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ
Nhận định một số nguyên nhân có thể dẫn đến những tồn tại trên * Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh
hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành ngân hàng nói chung.
- Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, khi
hướng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gập phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không
đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp,…
- Sản suất kinh doanh trong nước chưa có được chế độ bảo hộ thiết thực và đủ mạnh. Dẫn đến tình trạng hàng hoá trong nước sản xuất phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại và hàng nhập lậu. Thêm vào đó, một
số doanh nghiệp do thiếu năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, năng lực tài chính còn yếu kém,…nên làm ăn thua lỗ, phải giải thể, phá sản.
- Môi trường và tính chất cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Ngay trên địa bàn Hà Nội đã có trên 90 tổ chức
ngân hàng đang đồng thời hoạt động, nhiều ngân hàng có khả năng tăng lãi suất huy động hay hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn để cạnh tranh.
- Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng, môi trường pháp lý cho hoạt động này cũng còn nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn nh việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê cha nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cha thực hiện theo chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh thiếu trụng thực,…; Vai trò và hiệu lực của các cơ quan hành pháp cha đáp ứng được yêu cầu tranh chấp, tố tụng,…cha bảo vệ chính đáng quyền lợi của người cho vay, gây ra tâm lý co cụm, dè dặt cho cán bộ tín dụng.
* Nguyên nhân chủ quan
- Việc chấp hành thể lệ tín dụng còn chưa nghiêm, trong thực hiện qui trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, hay cho vay lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của khách hàng; Nhiều công đoạn trong qui trình cho vay cha được quan tâm
đúng mức nh trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng cha quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra-kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục qui định. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng cha được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắn hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản.
- Ngân hàng còn chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.
- Vai trò hướng dẫn nghiệp vụ, năng lực kiểm tra, kiểm soát của các phòng ban nghiệp vụ và kiểm tra của ngân hàng cấp trên còn cha sâu sắc.
- Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cha rộng rãi do cha có sự
hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác Marketing cha phát huy được hết sức mạnh.
Tóm lại, thông qua việc đánh giá thực trạng công tác tín dụng đối với DNNN tại NHCT Đống Đa ta thấy được những mặt đã đạt, đồng thời cũng tìm ra được những vấn đề còn tồn tại, nhận định một số các nguyên nhân gây nên những tồn tại đó. ý nghĩa của hoạt động này là góp phần giúp cho
NHCT Đống Đa nắm bắt được những tồn tại trên từ đó đa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu, tạo điều kiện cho các DNNN tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng được thuận lợi hơn, đồng thời đảm bảo chất lượng tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mình.
Chương 3
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Đối với DNNN tại Chi nhánh NHCT Khu vực Đống Đa