SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ LÒNG LƯU LUYẾN

Một phần của tài liệu Tài liệu 7 BƯỚC YÊU THƯƠNG pptx (Trang 44 - 46)

VÀ LÒNG LƯU LUYẾN

Giống như nước muối, những gì giúp bạn cảm thấy hài lòng sẽ làm gia tăng lòng lưu luyến trong bạn bất luận bạn vận dụng chúng nhiều hay ít.

Bài luyện tập về lòng khoan dung vị tha bằng cách xem chúng giống như một chiếc cầu vồng xuất hiện trên bầu trời trong buổi chiều hè, biết rằng chúng đẹp nhưng không có thực, bài tập này sẽ giúp bạn tránh được lòng lưu luyến và đam mê về thể xác.

Để phát huy được lòng yêu thương thực sự, bạn cần phải biết được sự khác biệt giữa lòng yêu thương và lòng lưu luyến. Lòng yêu thương và lòng từ bi thường thấy luôn được hòa quyện cùng lòng lưu luyến, bởi vì động cơ thúc đẩy chúng ta là sự vị kỷ: bạn quan tâm đến một vài người nào đó bởi vì họ trong một lúc nào đó đã giúp ích cho bạn và bạn bè của bạn. Theo như cuốn Những lời khuyên quý báu của Nagarjuna nói:

Suy nghĩ có liên quan đến sự lưu luyến đối với người khác Là một khái niệm về sự giúp ích hay không giúp ích

Do bị tác động bởi sự ham muốn

Hoặc ý định muốn gây hại cho người khác.

Bởi vì lòng yêu thương và lòng từ bi như thế đều chịu tác động của lòng lưu luyến nên chúng không thể được nhân rộng đến với kẻ thù mà chỉ xuất hiện đối với bạn bè – chồng vợ của bạn, con cái của bạn, cha mẹ của bạn và vân vân. Trong khi đó nếu lòng yêu thương và lòng từ bi được phát triển mạnh mẽ trong sự thấu hiểu về quyền lợi của tất cả mọi người thì chúng sẽ được lan tỏa mạnh mẽ và bạn có thể có được lòng yêu thương và lòng từ bi dành cho ngay cả những ai gây hại cho bạn. Từ khi còn nhỏ tôi đã có xu hướng thể hiện lòng yêu thương và lòng từ bi của mình nhưng khi ấy lòng yêu thương và lòng từ bi của tôi vẫn mang tính thiên vị. Khi hai con chó cắn nhau, tôi thường có tình cảm thương mến dành cho con chó thua cuộc đồng thời tôi tỏ ra tức giận với con chó thắng cuộc. Điều đó thấy rằng lòng yêu thương và lòng từ bi của tôi khi ấy vẫn còn mang tính thiên vị định kiến.

Để có thể tránh xa lòng lưu luyến, bạn không cần phải bác bỏ những nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm, nơi ở và việc ngủ nghỉ. Nói đúng hơn, bạn nên tự tách rời bản thân mình với những câu nói chẳng hạn như “Việc này thật tuyệt!”, “Mình phải có được cái này!”, “Ồ, giá mà mình có được món này nhỉ!”. Khi bạn gắn chặt đời mình với những suy nghĩ như thế thì vật chất trần gian và tiền bạc sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với việc rèn luyện phát triển tâm hồn; những cảm xúc tình cảm đau buồn sẽ phát triển, đưa bạn đến với những khó khăn rắc rối, khiến bạn và mọi người quanh bạn trở nên bối rối không ngừng. Khi bạn và mọi người quanh bạn trở nên lưu luyến, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm cho mình sự yên tĩnh trong lòng.

Cách tốt nhất để vượt qua lòng lưu luyến gây hại này là bạn cần phải ý thức rõ rằng bản chất cuối cùng của đời sống là: tất cả những gì bạn có được hoặc tích lũy được rồi đây sẽ mất đi – cha mẹ bạn, con cái bạn, anh chị em bạn và bạn bè của bạn. Bất luận hai người bạn có yêu thương nhau cách mấy, cuối cùng thì rồi họ cũng phải phân ly. Điều sai lạc của chúng ta là chúng ta thường xem những tình huống này luôn mang lại niềm vui cho mình và mãi mãi không thay đổi. Lòng lưu luyến được thiết lập dựa trên quan niệm sai lạc này và sẽ luôn luôn tạo ra thêm nhiều đau khổ hơn nữa.

Của cải vật chất không bao giờ mang tính cố hữu trường tồn; vì vậy sẽ là một việc nguy hiểm nếu bạn qua lưu luyến với những thứ liên tục thay đổi như thế. Một quan niệm về sự trường

tồn bất biến là một quan niệm sai lầm và nguy hại. Khi bạn quá bận tâm đến hiện tại thì bạn chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến tương lai được nữa, điều này sẽ khiến bạn không còn khả năng tham gia vào các bài luyện tập thiền định nhằm tìm kiếm sự giác ngộ vì tất cả mọi sinh linh. Một quan niệm về tính tạm thời của mọi đối tượng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Qua việc nhận biết rằng bản chất của mọi sự vật hiện tượng là luôn luôn phân rã, bạn sẽ không bị bất ngờ hoặc đau buồn khi nó thực sự xuất hiện, ngay cả đối với cái chết.

NHỮNG TÌNH CẢM TIÊU CỰC XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO

Thói dâm ô và lòng căm thù được tạo ra do quan niệm rằng bản thân chúng ta là những đối tượng bền vững. Khi bạn liên tục tạo nên một “cái tôi” bền vững chắc chắn thái quá như thế thì trong bạn lập tức xuất hiện sự tách biệt giữa “Tôi” và “Bạn”. Vào thế kỷ XVII, học giả Ấn Độ tên là Chandrakirti nói:

Lòng người hoàn toàn bất lực giống như một chiếc gàu được kéo lên thả xuống trong lòng giếng.

Vì họ qua cường điệu “cái tôi” của mình,

Và sau đó phát sinh lòng lưu luyến đối với vật chất “Cái này là của tôi”

Những ai luôn khăng khăng về sự tồn tại chắc chắn của “Tôi” sẽ khăng khăng về sự tồn tại của tất cả những đối tượng vật chất mà họ có thể sở hữu được. Qua quá trình này – phân biệt giữa “tôi” và người khác và lòng lưu luyến đối với vật chất trần gian – chúng ta thơ thẩn quẩn quanh trong chiếc vòng lẩn quẩn của sự tồn tại, giống như một chiếc gàu di chuyển lên xuống trong lòng giếng mà hoàn toàn không thể tự kiểm soát được chính mình.

Điều quan trọng là bạn cần phải ý thức được rõ qua kinh nghiệm của chính mình rằng, con người và mọi đối tượng vật chất xuất hiện như thể chúng tự xuất hiện và tồn tại cố hữu, nhưng sự thực thì chúng lại không. Nếu một người nào đó hoặc một đối tượng nào đó giúp bạn cảm thấy hài lòng, khi ấy có hai sức hút mạnh mẽ xuất hiện – bạn tỏ ra lưu luyến đối với đối tượng đó. Lòng lưu luyến của bạn đối với cảm xúc hài lòng có được sẽ đưa bạn đến với những hành vi sai lạc và rồi bạn sẽ bị cuốn hút vào chiếc vòng luẩn quẩn của những khó khăn rắc rối. Khi bạn phủ nhận bản chất thực của mọi đối tượng, bạn sẽ luôn tin rằng mọi đối tượng đều tồn tại cố hữu. Và rồi liền sau đó lòng tham và lòng căm thù sẽ lập tức xuất hiện trong bạn.

Một phần của tài liệu Tài liệu 7 BƯỚC YÊU THƯƠNG pptx (Trang 44 - 46)