LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CHẾ TỨC GIẬN

Một phần của tài liệu Tài liệu 7 BƯỚC YÊU THƯƠNG pptx (Trang 64 - 65)

LÒNG TỪ BI SÂU SẮC

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CHẾ TỨC GIẬN

Khi người khác tỏ thái độ hèn hạ và thô tục với bạn, bạn khó có thể giữ vững được lòng trắc ẩn của mình. Cảm xúc tức giận là một cảm xúc cần được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhất thiết không được che giấu. Bạn cần thừa nhận những phản ứng của mình; đừng phủ nhận chúng. Nếu bạn phủ nhận chúng thì lòng từ bi của bạn chỉ mang tính thiển cận hời hợt mà thôi.

Có hai loại cảm xúc tình cảm. Một loại cần phải được thể hiện ra bên ngoài, cần phải được thảo luận cụ thể. Ví dụ như cảm xúc buồn phiền. Giả nhe khi một người thân của bạn qua đời và bạn cảm thấy đau buồn. nếu thay vì che giấu chúng, bạn thể hiện chúng một cách thoải mái thì sức mạnh to lớn của nỗi đau buồn đó sẽ bị suy yếu ngay. Một loại cảm xúc khác gồm có tức giận, lòng lưu luyến và tham vọng; chẳng có giới hạn nào đối với những cảm xúc tình cảm như thế này. Ví dụ, nếu bạn thể hiện cảm xúc tức giận thì ngày mai nó có thể phát triển mạnh mẽ thêm; trong khi đó nếu bạn cố gắng kìm chế cảm xúc tức giận của mình thì nó sẽ suy yếu đi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của chính mình. Việc bạn trau cho cảm xúc tức giận những công cụ gồm có lời nói và hành động cũng chẳng khác nào việc bạn trao cho một đứa bé một đống rơm và một chiếc que diêm. Một khi được thắp sáng, cảm xúc tức giận lập tức nuốt chửng lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Giải pháp duy nhất là bạn cần phải liên tục kìm chế tức giận và để kìm chế được cảm xúc tức giận thì bạn cần phải suy nghĩ “Đâu là giá trị và ý nghĩa của cảm xúc tức giận? Đâu là giá trị của lòng khoan dung vị tha và lòng từ bi?”

Khi những ai không xem những tình cảm ưu phiền chẳng hạn như tức giận là những cảm xúc tiêu cực cần phải được tẩy trừ thì họ cảm thấy như là chúng hoàn toàn đúng đắn. vì họ xem việc thỉnh thoảng họ nổi cáu là chuyện bình thường nên họ chẳng hề mảy may quan tâm đến việc kiểm soát cảm xúc tức giận của mình. Mặt khác, những ai xem chúng là những cảm xúc tiêu cực và có hại thì lại hoàn toàn không chấp nhận chúng.

Bạn hãy vận dụng khả năng nhận thức của mình để tự hỏi xem liệu cảm xúc tức giận có phải là cảm xúc có ích không. Nếu bạn trở nên tức giận với một người nào đó thì kết quả là cả bạn lẫn người đó đều chẳng gặt hái được kết quả nào cho tốt đẹp cả. chẳng có ích lợi nào có thể xuất hiện từ cảm xúc tức giận này. Cuối cùng, tức giận không gây hại cho người khác; nó gây hại cho chính bản thân bạn. Khi bạn tức giận thì thức ăn ngon cũng trở thành dở. Khi bạn tức giận thì thận chí bạn cũng cảm thấy khó chịu khi trông thấy gương mặt của chồng vợ mình,

của con cái mình, hoặc bạn bè mình, không phải là do gương mặt của họ thay đổi mà là bởi vì có một cái gì đó sai lạc đang diễn ra trong thái độ của bạn. Khi một sự kiện không may xảy ra, bạn có thể đối mặt và kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn nếu trong bạn không xuất hiện cảm xúc tức giận. Tức giận hầu như hoàn toàn không đem lại bất kỳ một lợi ích nào cho bạn cả. Có lẽ một lời nói lỗ mãng nào đó đôi khi cần thiết trong trường hợp bạn muốn ngăn ai đó không thực hiện một hành vi xuẩn ngốc nào đó, trong trường hợp này bạn không nên để cảm xúc tức giận xuất hiện trong bạn, bạn không nên để cảm xúc tức giận trở thành động cơ thúc đẩy chính trong bạn; bạn nên vận dụng lòng yêu thương và lòng từ bi là động cơ thúc đẩy chính trong mọi hoạt động của mình. Mọi hành vi xuất nguồn từ cảm xúc tức giận đều là những hành vi vô ích; việc ý thức rõ được điều này sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn nâng cao được quyết tâ, kìm chế được chúng.

Sẽ là một việc không dễ dàng khi bạn muốn phát huy lòng cảm thông dành cho mọi người, thế nên bạn đừng nản lòng nếu thái độ thiên vị vẫn xuất hiện trong quá trình thiền định của bạn. Một thay đổi sâu sắc như thế không thể xuất hiện chỉ trong một đêm, hoặc qua một tuần lễ, hoặc qua một tháng, hoặc thậm chí qua một năm. Tuy nhiên, bạn sẽ dần dần nhận thấy được những thay đổi diễn ra chầm chậm trong thái độ và hành vi của mình đối với từng cá nhân và toàn bộ thế gian này. Khi những phản ứng sai lạc xưa cũ xuất hiện trong bạn, bạn đừng suy nghĩ rằng điều bày cho thấy rằng mình đã thất bại trong bài thiền định này; mà bạn hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thiền định nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu 7 BƯỚC YÊU THƯƠNG pptx (Trang 64 - 65)