0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

HỆ BA CẤU TỬ TẠO HỢP CHẤT BA KHÔNG BỀN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HÓA SILICAT: CHƯƠNG 3 (PHẦN II) DOCX (Trang 30 -35 )

(nóng chảy bị phân hủy)

Hình 89 Hệ ba cấu tử ABC tạo hợp chất ba không bền (chưa phân tích ở trường hợp

thứ nhất).

Trường hợp thứ nhất: đường kết hợp CM cắt đường giới hạn 1 – 2 và 1 – 3 (hình 89).

a- Nhận xét hệ: hệ có ba điểm trạc ba a, 2 và 3, có một hợp chất ba M có điểm thành phần hoàn toàn nằm bên trong tam giác cơ sở ABC và ngoài trường kết tinh của M, hợp chất ba M không bền nóng chảy bị phân hủy (hình 89).

b- Phân chia tam giác nguyên tố.

Điểm 1 cao bởi ba trường kết tinh A, B và C là điểm kết thúc quá trình kết tinh của mọi điểm hệ bên trong tam giác nguyên tố CAM. Điểm 2 tương tự của tam giác nguyên tố CMB và điểm 3 của tam giác AMB.

Toàn hệ có 3 tam giác nguyên tố: ACM, CMB và ABM.

c- Xét chiều giảm nhiệt độ. Trên các cạnh AB, BC và CA cũng như trên các đường phân chia pha E1-1, E2-2, E3-3 ta xét theo Raun. Trên các đường phân chia pha hoàn toàn nằm bên trong tam giác cơ sở ABC như 1 – 2 (phân chia hai trường kết tinh C và M), 2 – 3 (phân chia hai trường kết tinh B và M) và 1 – 3 (phân chia hai trường kết tinh A và M) ta phải theo nguyên lý Aêngkerơmat dùng các đường kết hợp của các hợp chất có trường kết tinh tương ứng là CM, MB và MA (hình 90). d- Xét giá trị các điểm trạc ba.

Điểm 1 ơtecti ba, điểm 2 ơtecti ba còn diểm 3 là điểm nâng kép. Trên đường phân chia pha 1 – 2 có điểm cực đại nhiệt độ và trên đường phân chia pha 3 – 1 có

điểm cực đại nhiệt độ . Hai điểm và còn là hai điểm ơtecti kép. Hệ còn E1, E2, E3 là những điểm ơtecti kép (hình 90).

Góc giới hạn để xét kết tinh theo nguyên lý Băngcôrốp M – 4 – 3 (hình 89).

Hình 90 Hệ ABC có hợp chất ba không bền (đã phân tích theo trường hợp thứ nhất). e- Xét quá trình kết tinh của những điểm đặc biệt (hình 90).

Điểm a: nằm trong trường kết tinh của cấu tử C và trong tam giác nguyên tố CMB cuối cùng phải kết thúc quá trình kết tinh tại điểm 2 (xét tương tự như điểm 1 hình 79).

Điểm b: nằm trong trường kết tinh của A và trong tam giác nguyên tố CAM (xét thông thường như điểm c hình 79).

Điểm c: nằm trên đường kết hợp AM là hệ hai cấu tử sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại điểm ơtecti kép .

Điểm d: nằm trên đường kết hợp CM là hệ hai cấu tử sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại điểm ơtecti kép .

Điểm f: nằm trên CM và trên đoạn M – 4, là điểm đặc biệt vì f nằm trong trường kết tinh của A và tren bận của góc xét theo nguyên lý Băngrơcốp. Khi giảm nhiệt độ tới điểm f lúc đó dĩ nhiên có pha tinh thể đầu tiên xuất hiện phải là A. Ta nối điểm hệ f với A kéo dài gặp đường phân chia 3 – 1 (của hai trường kết tinh A và M). Tại điểm f’ lúc đó xảy ra quá trình hòa tan A và phản ứng:

A+ →L M+A(dư)

Trên đoạn f '→4 liên tục có quá trình hòa tan A. Tại 4 lúc đó coi như toàn bộ A tan hết tạo thành M (hình 91).

A+ →L M

Nếu giảm nhiệt độ điểm hệ đi qua trường M và kết thúc tại điểm ơtecti kép của hệ CM là điểm .

Điểm h: trong trường kết tinh của cấu tử A nhưng trong tam giác nguyên tố CMB phải kết thúc tại điểm 2. Điểm h nằm trong vùng xét theo Băngcôrốp ta sẽ xét như điểm a trong hình 80.

Điểm k: nằm trên đường CM kéo dài vẫn thuộc tam giác nguyên tố CMB, phải kết thúc quá trình tại điểm 2.

Vì đường Ak và Mk trùng nhau, do đó tại k’ toàn bộ pha tinh thể A tách ra từ trước hòa tan hết tạo thành M sau đó điểm hệ đi qua trường M về tới k”. Tại k” ngoài M còn pha tinh thể B và kết thúc quá trình kết tinh tại 2, ta thu được ba pha tinh thể C, M và B (hình 91)

Hình 91 Xét quá trình kết tinh của các điểm f, h và k.

Trường hợp thứ hai: đường kết hợp CM không cắt các đường giới hạn 1 – 2 và 2 – 3 (hình 92).

a- Nhận xét phân tích hệ như trường hợp thứ nhất. Hệ có ba điểm trạc ba tương ứng bao xung quanh chúng bằng những trường kết tinh. Từ đó ta chia ra ba

tam giác nguyên tố ứng với ba điểm trạc ba kết thúc quá trình kết tinh các điểm hệ nằm trong tam giác nguyên tử đó.

Điểm 1 của tam giác nguyên tố ∆ACM. Điểm 2 của tam giác nguyên tố ∆CMB Điểm 3 của tam giác nguyên tố ∆AMB

b- Đánh dấu chiều giảm nhiệt độ: theo Raun và Angkerơmat, ta dánh dấu chiều giảm nhiệt độ trên các cạnh, các đường phân chia pha. Trên hình 93 ta thấy: Hệ có một điểm ơtecti ba duy nhất là 2, còn điểm 1 và 3 là điểm nâng kép. Hệ có 4 điểm ơtecti kép: E1, E2, E3 và ( điểm cực đại tạo nên bởi giao điểm đường kết hợp AM với đường giới hạn 1 – 3 hoàn toàn nằm trong tam giác ABC).

Hình 93 Hệ ba cấu tử ABC tạo hợp chất ba không bền (nóng chảy bị phân hủy- đã

phân tích).

c- Xét các điểm kết tinh đặc biệt

Điểm a, b xét như trường hợp thứ nhất trên hình 90 và 91.

Điểm c nằm trên cạnh hệ hai cấu tử CM, kết thúc quá trình kết tinh chủ yếu có pha C và M. Tại c lúc đó có pha tinh thể C tách ra, từ c đến c’ ngày càng nhiều pha C tách ra, tại c’ ngoài C còn có một pha tinh thể A. Chiều giảm nhiệt độ về phía tăng nồng độ của pha M. Vì có M điểm hệ có nhiệt độ nóng chảy và kết tinh thấp, do đó chiều đó của điểm hệ từ c’ 1. Tại điểm 1, lúc đó pha A tách ra trườc sẽ tan hết trong hệ để tạo nên M. Quá trình kết thúc tại 1 cho ta hỗn hợp hai pha tinh thể C và M (hình 94).

Điểm d nằm trên trường C và trong tam giác nguyên tố CMB, sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại điểm 2 (hình 93).

Điểm e: nằm trong tam giác nguyên tố CMB và trong trường A, sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại điểm 3 (hình 93).

Điểm f: nằm trong trường M và trong tam giác nguyên tố CMB sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại điểm 2 (hình 93).

Điểm h: trong trường A nhưng trong tam giác nguyên tố CMB, phải kết thúc tại 2. Điểm h trong vùng xét Băngcôrốp tan phải tìm điểm kết thúc hòa tan pha tinh thể A và điểm bắt đầu hòa tan pha A. Sau đó đường diễn biến quá trình phải đi qua trường M để kết thúc tại điểm 2.

Điểm i: nằm trong trường A và trong tam giác nguyên tố CMB nhưng ngoài vùng xét Băngrơrốp ta xét theo phương pháp thông thường. Nơi i với A kéo dài, điểm hệ i sẽ đi từ i→ → →i ' 1 2 (hình 94).

Hình 94 Xét quá trình kết tinh các điểm c, i và h.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HÓA SILICAT: CHƯƠNG 3 (PHẦN II) DOCX (Trang 30 -35 )

×