- Xác định khoảng cách an toàn:
+ Khoảng cách an toàn chấn động khi nổ mìn.
+ Khoảng cách bảo đảm không truyền nổ từ lượng thuốc này sang lượng thuốc khác.
+ Khoảng cách an toàn do tác dụng sóng không khí.
- An toàn trong công tác nổ mìn:
Những nguy hiểm xảy ra trong khi thi công nổ mìn thường do các nguyên nhân sau:
+ Độ nhạy của chất nổ và phương tiện nổ.
+ Tác động trực tiếp của hiện trường nổ.
+ Chấn động của sóng nổ.
+ Sự văng xa của đất đá bị phá vỡ.
3.5.5.3. Một số quy định chung trong công tác nổ mìn:
+ Chỉ dùng các loại vật liệu nổ đã được nhà nước cho phép.
+ Vật liệu nổ ở nhóm nào phải bảo quản và vận hành với nhóm ấy (điều 37 và 57QPAT). Trường hợp đặc biệt cho phép chở chung, nhưng thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về an toàn và với số lượng toàn bộ hạn chế như sau:
- Dây cháy chậm không quá 4000m.
- Chất nổ không quá 500kg.
- Kíp nổ không quá 5000 cái.
- Dây nổ không quá 500m.
Với điều kiện bảo quản và sắp đặt:
- Kíp nổ về phía trước, trong hòm kín, có đệm êm mọi phía.
- Chất nổ để trong hòm kín ở cuối xe.
- Giữa là dây cháy chậm, mồi đốt, dây nổ,...
- Nếu là thuốc đen thì bọc kỹ trong hòm đặc biệt và đặt cách các vật liệu khác không nhỏ hơn 0,5m.
+ Công nhân trong đội mìn (bảo quản, chuyên chở, sử dụng) phải qua huấn luyện nghiệp vụ và có bằng chứng nhận, phải có sức khoẻ tốt, thần kinh tốt và tự tin cao.
Khi nổ mìn, cấm hút thuốc, cấm lửa trong phạm vi 100m. Không qăng quật, xô đẩy các hòm chứa vật liệu nổ.
Những người tham gia nạp thuốc không được giữ diêm, súng, đạn hoặc các loại có khả năng gây nổ khác.
+ Khi dùng các loại thuốc có độ nhậy lớn như đinamit, thuốc đen, không được bẻ, cắt, gây các hiện tượng ma sát mạnh, sinh nhiệt. Khi lắp kíp nổ vào thuốc mồi, khi nạp thuốc nổ vào lỗ khoan,... phải theo đúng quy phạm an toàn.
Khi nạp mìn, phải dùng gậy. Gậy phải làm bằng gỗ để tránh gây ma sát mạnh và phát tia lửa khi gặp vật rắn. Không bẻ gập thỏi thuốc khi đã nạp kíp hoặc dây nổ. Để bảo đảm truyền lửa tốt, không cuộn tròn hoặc bẻ gập dây cháy chậm khi đốt. Tra kíp vào thuốc nổ phải dùng que dùi lỗ trước. Tra dây cháy chậm vào kíp nổ phải dùng kìm chuyên dùng để bóp miệng kíp,...
Trách nhiệm của người phụ trách nổ mìn được quy định cụ thể như sau:
+ Chỉ đạo, theo dõi việc sử dụng chất nổ. Kiểm tra những người phụ trách tính toán lập hộ chiếu, vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ.
+ Chỉ đạo kỹ thuật công tác nổ mìn.
+ áp dụng và kiểm tra việc thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm an toàn.
+ Kiểm tra chức trách của từng người trong đội nổ mìn, số lượng chất nổ và phương tiện nổ tiêu hao trong từng đợt nổ.
+ Kiểm tra tình trạng kho tàng, công việc của thủ kho và bảo vệ.
+ Kiểm tra việc xuất nhập chất nổ và phương tiện nổ.
Công nhân trong đội mìn phải định kỳ kiểm tra và phải có giấy chứng nhận của hội đồng thanh tra an toàn kỹ thuật. Khi chính thức nhận công tác, phải qua một đọt thực tập dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề.
Chỉ những người có giấy chứng nhận là công nhân nổ mìn mới được phép làm công tác nổ mìn.
Những người đã nghỉ làm công tác nổ mìn trên một năm, khi tiếp tục lại công tác nổ mìn, phải qua kiểm tra và thực tập lại.