ĐẦM THÍ ĐIỂM:

Một phần của tài liệu Tài liệu Kỹ thuật xây dựng công trình Đường ô t ô doc (Trang 56 - 57)

- Lấy hai mẫu đất nhỏ: một mẫu ở mặt bên, một mẫu ở đáy cối để thí nghiệm độ ẩm Được điểm No 1 trên đường cong Lặp lại thí nghiệm sau khi thêm vào khoảng 110g, 220g, 330g, 400g nước

a) Trị số lú nở bề mặt; b) Độ chặt δ d/δ 0;

3.4.5. ĐẦM THÍ ĐIỂM:

Đầm thí điểm nhằm xác định loại, trình tự và số lần lu của các thiết bị đầm mà Nhà thầu sử dụng để đạt được độ chặt yêu cầu, độ ẩm tối ưu ứng với từng loại thiết bị và chiều dày đất rời có hiệu quả đầm tốt nhất.

Nhà thầu sẽ bố trí một số lần đầm thí điểm trước khi bắt đầu công việc đắp nền và đầm để trình Chủ đầu tư, Kỹ sư tư vấn bằng văn bản danh mục thiết bị mà Nhà thầu sử dụng trong quá trình đầm nén.

Đất dùng cho công tác đầm thí điểm là loại đất thích hợp từ các mỏ đất đắp, hố đào, khu vực đào tận dụng, thùng đấu hoặc đất dọc theo đường.

Việc đầm thí điểm tại hiện trường được tiến hành cho đến khi Kỹ sư tư vấn chấp thuận về các thao tác cần thiết để đạt được độ chặt yêu cầu. Sự thống nhất bao gồm loại lu, trình tự lu và số lượt lu yêu cầu để đầm

một lớp có chiều dày cho sẵn. Giới hạn độ ẩm của đất trong thời gian đầm được ghi lại và là cơ sở cho việc kiểm tra độ ẩm công việc đầm tại hiện trường.

Việc đầm thí điểm tại hiện trường được tiến hành với mỗi một loại đất mà Nhà thầu đã xác định dùng để đắp nền đường.

3.4.6. Yêu cầu thi công:

Các yêu cầu về thi công đã được chỉ rõ trong: TCVN 4447-1987 ban hành theo quyết định số 83/UBXD về thi công và nghiệm thu công tác đất, quy trình nghiệm thu kiểm tra độ chặt của nền đất trong ngành Giao thông vận tải theo 22TCN 02-71 và quyết định số 4313/2001/QĐ-BGTVT.

Công tác đầm bao gồm cả việc san bằng máy san để đảm bảo độ đồng đều của các lớp đầm. Số lượng máy san và máy đầm được dùng phải đủ để san và đầm một cách thích hợp với mọi vật liệu được cung cấp và sử dụng tại hiện trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Kỹ thuật xây dựng công trình Đường ô t ô doc (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w