Chuẩn bị phối liệu gốm mịn (gốm tinh ):

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ pptx (Trang 26 - 28)

3. CHƯƠNG 3: GIA CÔNG VÀ CHUẨN BỊ PHỐI LIỆU

3.2.5. Chuẩn bị phối liệu gốm mịn (gốm tinh ):

Yêu cầu chuẩn bị phối liệu rất kỹ càng kể cả khâu tuyển chọn nguyên liệu ban đầu nhất là đối với mặt hàng sứ cao cấp.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gốm mịn là đất sét trắng, cao lanh và tràng thạch. Các loại nguyên liệu này phần lớn được phân loại, tuyển chọn, gia công thô, trung bình tại mỏ hoặc ở các cơ sở gia công riêng, có trường hợp độ mịn đã đạt yêu cầu ≤ 63 µm.

tràng thạch (mịn) cao lanh, đất sét quắc đã mịn (đã làm giàu)

nước bể khuấy nước bể khuấy nước bể khuấy bể khuấy chung

bơm màng bể chứa có độ cao lọc khung bản

kho ủ sấy

đường ống luyện lentô thường nghiền thành bột luyện lentô chân không két chứa đổ rót sản phẩm

trong khuôn đem đi tạo hình dẻo ép sản phẩm thạch cao bán khô

Thông thường các loại vật liệu gầy mới chỉ đạt độ mịn trung bình, trường hợp này phải chuẩn bị phối liệu trong máy nghiền bi ướt gián đoạn.

Để nâng cao hiệu quả nghiền, thường các loại vật liệu gầy có độ cứng cao được nạp vào máy trước với một lượng bi khá lớn (kèm theo một lượng đất sét hay cao lanh nhất định). Sau một thời gian nghiền kiểm tra độ mịn nếu gần đạt yêu cầu thì cho toàn bộ nguyên liệu (đã đạt độ mịn) còn lại và thêm bi, nước theo tỉ lệ nguyên liệu/bi/nước = 1/1/1 rồi tiếp tục nghiền thêm 4 - 5 giờ. Trước khi tháo hồ nhất thiết phải kiểm tra độ mịn. Hồ đạt tiêu chuẩn tháo vào bể khuấy qua sàng rung (4900 lổ/cm2) và bể phải được khuấy liên tục.

Đất mộc sau khi qua ép lọc khung bản có độ ẩm 25 - 26%. Đất mộc được ủ trong kho ủ với thời gian ủ ít nhất 7 ngày.

Phối liệu đã được ủ đem luyện trong máy đùn ép chân không nhằm tăng độ dẻo, giảm lượng không khí có trong đất mộc (độ giảm áp 750 –760 mmHg).

Chiều dày màng đất đi vào buồng chân không càng mỏng càng tốt. Chúng ta có thể tính toán được nó và thay đổi chiều dày màng đất theo ý muốn bằng cách thay đổi kích thước mắt lưới phân phối dải đất ở đầu vào buồng chân không.

Thực tế kích thước và vị trí bọt khí trong dải đất rất phức tạp, để đơn giản, chúng ta coi như bán kính bọt khí bằng chiều dày màng đất, như vậy bọt khí chỉ được loại bỏ khi lực phá vỡ màng đát P ≥ cường độ phá vỡ của phối liệu. Với giả thiết đó ta có thể tính được chiều dày dải đất đi vào buồng chân không như sau :

Khi phá vỡ màng đất mỏng thì P = S π r12 ∆ Q = 2 π δ1 KP δ1 = ∆ Q r1 / 2 KP = (Q1 - Q2) r1 / 2 KP trong đó S : trở lực phá vỡ màng đất hình cầu. P : lực phá vỡ.

Q1 : áp suất trong buồng chân không (mmHg) Q2 : áp suất trong lòng bọt khí (mmHg) r1 : bán kính bọt khí (cm)

δ1 : chiều dày màng đất đi vào buồng chân không (cm) KP : giới hạn bền kháng vỡ của mộc (KG/cm2)

Chiều dày màng đất tỉ lệ nghịch với giới hạn bền kháng vỡ của mộc và tỉ lệ thuận với bán kính bọt khí.

r1 δ1 δ2 r2 d1 d2

Hình 12. Sơ đồ tính toán chiều dày màng đấttrong máy đùn ép chân không

Độ ẩm thích hợp trong một số phương pháp tạo hình như sau

Phương pháp tạo hình Độ ẩm thích hợp Hồ rót 28 - 40 % Tạo hình dẻo 22 - 25 % Tiện dẻo 18 % Ep dẻo 12 - 15 % Ep bán khô và khô 3 - 9 %

Để hồ đổ rót có độ ẩm thích hợp, càng bé càng tốt cần phải pha loãng hồ bằng chất điện giải với hàm lượng và chất điện giải thích hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)