Chuẩn bị và gia công phối liệu gốm thô :

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ pptx (Trang 25 - 26)

3. CHƯƠNG 3: GIA CÔNG VÀ CHUẨN BỊ PHỐI LIỆU

3.2.4. Chuẩn bị và gia công phối liệu gốm thô :

Mặt hàng gốm thô chủ yếu là sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng bao gồm gạch ngói, ống sành thoát nước và dẫn nước, gạch klinker, chum, vại, vật liệu chịu axit và các loại vật liệu xây dựng dạng dăm, sỏi nhân tạo như keramzit, aglôpôrit v.v...

3.2.4.1. Gia công t nhiên sơ b.

Khai thác nguyên liệu dồn thành đống tại mỏ hay kho. Nếu nguyên liệu có độ cứng khá cao, dạng cục (đất đồi) thì tiến hành ngâm tẩm trong các lô riêng có phun nước thỏa đáng. Khâu này xúc tiến quá trình hydrat hóa, trương nở thể tích, kết quả làm cho độ cứng giảm, độ dẻo tăng.

3.2.4.2. Gia công cơ khí

Nói chung gốm thô thường gia công và chuẩn bị theo các phương pháp sau : - Chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp ướt.

- Chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp khô.

- Chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp bán khô hay nửa khô, nửa ướt. - Chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp nhiệt.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Phương pháp khô thích hợp với đất sét có độ cứng cao, kém dẻo (phiến thạch sét), tạp chất nhiều. Ưu diểm là: dễ trộn đều, điều chỉnh được cấp phối hạt theo cỡ hạt mong muốn. Nhược điểm là: chỉ phù hợp với phương pháp tạo hình bán khô.

Phương pháp ướt là phương pháp cổ điển, rất phổ biến trong công nghiệp gốm sứ.

Ưu điểm: dễ nâng cao cường độ mộc, độ dẻo phối liệu, tạo hình dễ dàng, phế phẩm ít,

chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm cao.

Nguyên liệu khai thác ở mỏ (cơ giới) → vận chuyển băng tải → kho, bãi chứa nước

→ vận chuyển vào các lô (xe) → băng tải → máy cung cấp → băng tải → nước

nghiền quả lăn ướt (xa luân) → đĩa góp (hay máy trộn kiểu đĩa) → băng tải → máy nghiền trục mịn (2 trục) → máy trộn 2 trục → luyện lentô (đùn ép)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ pptx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)