Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa mù năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá ở quế võ bắc ninh (Trang 107 - 109)

5.1. Kết luận

1. Cơ cấu giống lúa cho thấy giống cấy chủ lực hiện nay là KD18 chiếm 37%, Q5 chiếm 30%. Các giống lúa chất l−ợng cao, lúa thơm chiếm diện tích nhỏ 3%. Diện tích cấy lúa Q5 ngày một thu hẹp, nh−ờng chỗ cho các giống: KD18, lúa lai và lúa thơm có chất l−ợng cao.

2. Kết quả khảo nghiệm chúng tôi đ6 tuyển chọn đ−ợc 2 dòng lúa có triển vọng: N46, N91. Đây là hai dòng lúa do PGS. TS Phan Hữu Tôn và cộng sự bộ môn Công Nghệ Sinh học – Tr−ờng ĐHNN Hà Nội chọn tạo.

Dòng N46 là kết quả của tổ hợp lai giữa giống lúa thơm với IRBB7 có chứa gen kháng bạc lá XA7, trồng trong vụ xuân muộn có thời gian sinh tr−ởng khoảng 130 ngày, chống chịu đạo ôn tốt, kháng bệnh bạc lá cao, cứng cây, lúa trỗ thoát tốt, năng suất cao đạt 63 tạ/ha, hạt thóc khó rụng, gạo ít bạc bụng, thơm ít, cơm mềm và đậm.

Dòng N91 là kết quả tổ hợp lai giữa một giống lúa với IRBB3 có chứa gen kháng bạc lá XA3, có thời gian sinh tr−ởng ngắn khoảng 126 ngày trong vụ xuân muộn, kháng bệnh đạo ôn và bạc lá mức tốt, cây cứng, trỗ thoát, năng suất đạt 68 tạ/ha cao hơn hẳn giống đối chứng (KD18), gạo ít bạc bụng, thuộc loại gạo không thơm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống đối chứng từ 10 – 25%.

3. Mô hình trình diễn cho thấy các dòng trình diễn cho năng suất cao ổn định, giống N46 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là N91, hơn hẳn đối chứng KD18 và HT1. Điều này đ6 làm tăng thêm độ tin cậy và tính thuyết phục kết quả thí nghiệm khảo nghiệm giống.

5.2. Đề nghị

1. Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi xây dựng một cơ cấu giống hợp lý cho huyện:

+ Đối với vụ xuân sử dụng từ 2 – 3 giống lúa lai có triển vọng và 3 – 5 giống lúa thuần có chất l−ợng cao, thời gian sinh tr−ởng ngắn để né tránh đ−ợc lúa trỗ trùng với cao điểm gây hại của sâu đục thân lứa 2 (hại cuối tháng 5) và thời điểm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây hiện t−ợng lép hạt.

+ Vụ mùa hạn chế sử dụng lúa lai, sử dụng các giống lúa thuần chứa gen kháng bạc lá N46, N91 thay thế dần khang dân 18, Nên sử dụng các giống lúa thuần khoảng từ 5 – 6 giống là hợp lý.

2. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu các đặc tính nông sinh học 2 dòng lúa chất l−ợng cao N91, N46 ở cả vụ mùa, đặc biệt là trà mùa sớm.

3. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với tập đoàn này đặc biệt là 2 dòng , N91, N46, cấy thử trên các chân đất khác nhau để tìm hiểu khả năng thích ứng của các dòng giống.

4. Đề nghị cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền sớm tiến hành công nhận giống tạm thời cho các dòng N91, N46 để đủ điều kiện mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đang cần bộ giống lúa cho từng vùng để sản xuất lúa gạo chất l−ợng cao.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa mù năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá ở quế võ bắc ninh (Trang 107 - 109)