Quy trình tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 51 - 53)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.3. Quy trình tín dụng tại Sacombank

Do Sacombank chưa có quy trình tín dụng tiêu dùng riêng, nên vẫn áp dụng theo quy trình cho vay chung của Ngân hàng

Bước 1: Tiếp thị/ tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.

Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Sacombank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bước này chuyên viên khách hàng thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng. Sau khi tiếp thị khách hàng thành công, chuyên viên khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định.

Nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ.

Bước 2: Xác minh, thẩm định.

Ở bước này, chuyên viên khách hàng thực hiện công tác xác minh và thẩm định hồ sơ của khách hàng, làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chuyên viên khách hàng thực hiện thẩm định theo các trình tự và nội dung cụ thể như sau:

- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng.

- Thẩm định về năng lực hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng.

- Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả. - Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân ngân hàng

Sau khi thực hiện các tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên. Cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình cho vay thẩm định để thống nhất đưa ra kết luận thẩm định của phòng nghiệp vụ đề xuất các biện pháp xử lý, đề nghị phán quyết tín dụng báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng xem xét phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt

Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến trưởng phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ tín dụng, tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan đến bổ sung vào tờ trình (phòng Kế toán, Phòng Nguồn vốn…), trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Lãnh đạo nghe báo cáo thẩm định, xem xét hồ sơ vay vốn để quyết định hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.

- Phê duyệt đồng ý cho vay - Phê duyệt cho vay có điều kiện

- Không đồng ý cho vay, yêu cầu trả lời khách hàng

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.

Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng (nếu có); lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; lập thủ tục giải ngân.

Giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống/phối hợp với các bộ phận liên quan phát hành thư bảo lãnh, thu phí và theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

Thủ quỹ/phụ quỹ thực hiện giải ngân.

Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ

Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các phòng, bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo các quy định hiện hành của Sacombank về quản lý và thu hồi nợ.

Bước 6: Tất toán

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh), chuyên viên khách hàng, kiểm soat viên tín dụng, giao dịch viên, nhân viên quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo..tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Bước 7: Lưu hồ sơ

Các bộ phận liên quan lưu trữ hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Bộ phận quản lý tín dụng lưu bộ hồ sơ tất toán tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 51 - 53)