5.1 Kết luận
Dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Tại 3 địa điểm nghiên cứu trong vụ Xuân 2009, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) bắt đầu xuất hiện sớm ngay từ đầu vụ. Mật độ rầy nâu trên đồng ruộng tăng dần và có mật độ cao nhất vào giai đoạn từ khi lúa phân hóa đòng đến giai đoạn trỗ. Tại thời điểm này mật độ rầy nâu ở Nghĩa Tân, Tô Hiệu và Quất L−u t−ơng ứng là 39,55 con/khóm; 59,52 con/khóm và 41,80 con/khóm, sau đó mật độ rày trên ruộng giảm do việc sử dụng thuốc trừ rầy.
2. Nông dân tại 3 địa điểm nghiên cứu sử dụng nhiều loại thuốc thuộc 8 nhóm thuốc khác nhau. Tuy nhiên chỉ một vài nhóm thuốc có tỷ lệ từ 50% trở lên đ−ợc nông dân sử dụng là các nhóm Pyrethroid (46,67%) với nông dân vùng Tô Hiệu. Các nhóm Pyrethroid (66,67%); nhóm các thuốc có nguồn gốc sinh học (50,00%), Phenylpyrazole (56,67%) và Neonicotinoid (50,0%) với nông dân Quất L−u. Nhóm Carbamate (50,00%); nhóm Phenylpyrazole (100%); nhóm Neonicotinoid (43,33%) với nông dân Nghĩa Tân.…..Đa số nông dân ở các vùng nghiên cứu sử dụng thuốc trừ sâu 2 – 3 lần trong một vụ lúa với khoảng thời gian giữa các lần phun từ 10 – 20 ngày. Đồng thời đa số các hộ nông dân ở 3 địa điểm nghiên cứu khi phun thuốc th−ờng hỗn hợp từ 2 – 3 loại thuốc hoặc sử dụng những thuốc là hỗn hợp của 2 - 3 hoạt chất
3. Các quần thể rầy nâu nghiên cứu còn mẫn cảm với loại hoạt chất Fipronil và Imidacloprid. Nh−ng tính kháng Fenobucarb của rầy nâu ở 3 địa điểm nghiên cứu đ5 xuất hiện với các chỉ số Ri của quần thể Quất L−u là 29,31; quần thể Tô Hiệu là 19,35 ; quần thể Nghĩa Tân là 13,47. Có xu h−ớng hình thành tính kháng Imidacloprid ở quần thể rầy nâu Nghĩa tân với Ri là 7,73 và với Fipronil của quần thể rầy nâu Tô Hiệu.
4. Trong các loại thuốc trừ sâu sử dụng làm thí nghiệm hai thuốc Confidor 700 WG ở liều l−ợng khuyến cáo 80 g/ha và Bassa 50 EC ở liều l−ợng 1,5 lít/ha đều cho hiệu lực trừ rầy nâu khá cao, còn thuốc Regent 800 WG ở liều l−ợng 30 g/ha có hiệu lực vừa phải.
5.2 Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal với 3 loại hoạt chất trên ở các năm tiếp theo để theo dõi đ−ợc mức biến động về tính mẫn cảm từ đó có thể đ−a ra đ−ợc các định h−ớng chỉ đạo về quản lý và sử dụng thuốc.
Mở rộng địa bàn nghiên cứu để hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về mức mẫn cảm của rầy nâu ở các tỉnh phía Bắc.