Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu dự báo xu hướng biến động các nguồn lực đất canh tác, dân số – lao động nông nghiệp và sản lượng lúa cho khu vực đồng bằng sông hống giai đoạn 2007 2020 (Trang 34 - 46)

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Theo nguồn (Tổng cục thống kê) quy định vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, H−ng Yên, Hải D−ơng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Các tỉnh thuộc ĐBSH nằm ở ven biển phía Bắc có tọa độ địa lý:

Vĩ độ Bắc: từ 200 - 200 30’ ,

Kinh độ Đông: từ 1050 30’ - 1070 30’ .

Diện tích tự nhiên: 14862 km2, bằng 4,49% diện tích cả n−ớc và bằng 12,77% các tỉnh phía Bắc. Dân số năm 2006 là 18.207.900 ng−ời bằng 21,64% dân số cả n−ớc và bằng 60,15% dân số các tỉnh phía Bắc [10].

Vùng ĐBSH là vùng có truyền thống sản xuất lúa n−ớc lâu đời hơn một ngàn năm, là vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc.

Do có vị trí rất thuận lợi cho việc giao l−u kinh tế giữa các vùng trong cả n−ớc, giữa các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh ở phía Nam và có các cảng hàng không và các cảng biển lớn giao l−u với quốc tế, từ lâu lợi thế so sánh về vị trí địa lý của các tỉnh vùng ĐBSH đ9 đ−ợc khai thác để phát triển kinh tế, x9 hội của các tỉnh trong vùng và cả n−ớc.

Ngày nay trong thời kỳ đổi mới và hoà nhập với kinh tế thế giới, vùng ĐBSH đ9 đ−ợc xác định là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các tỉnh phía Bắc và cả n−ớc

sa của sông Hồng và sông Thái Bình. Do lấy ranh giới theo địa lý hành chính của 11 tỉnh nên bao gồm cả đất đồi núi của các tỉnh giáp với vùng trung du miền núi và một số đồi núi sót lại trên đồng bằng.

Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn có vị trí rất thuận lợi cho việc giao l−u kinh tế, có đ−ờng quốc lộ 1, quốc lộ 5… những đ−ờng huyết mạch của đất n−ớc. Điều này cho thấy đồng bằng sông Hồng thực sự là một vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất n−ớc.

3.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng mang sắc thái khí hậu nhiệt đới gió mùa, phần nào pha trộn tính ôn đới đ−ợc trải rộng trên các tiểu vùng trong năm với những đặc điểm về nhiệt độ, l−ợng m−a, h−ớng gió khác nhau. Theo thống kê 20 năm gần đây và số liệu của các trạm khí t−ợng thủy văn tại một số tiểu vùng nghiên cứu (Hải D−ơng, Ninh Bình và Hà Nội) vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy:

- Nhiệt độ trung bình năm của vùng là 23,40C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,80 C và thấp nhất tuyệt đối là 5,60C.

- L−ợng m−a trung bình năm là 1802 mm, năm cao nhất 2902 mm và năm thấp nhất 1356 mm. Số ngày m−a trung bình là 156 ngày/năm.

- Độ ẩm trung bình hàng năm 84,4%. Số giờ nắng trung bình 1714 giờ và hàng năm có từ 38 - 40 ngày có s−ơng mù.

Điều đáng chú ý là Đồng bằng sông Hồng tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nh−ng nó lại có một mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân thời gian này có khi xuống d−ới 150C [4].

3.1.1.3 Hệ thống sông ngòi

Mạng l−ới sông ngòi của vùng t−ơng đối phát triển. ở vị trí hạ l−u sông Hồng và sông Thái Bình có nhiều chi l−u nên vùng Đồng bằng sông Hồng có một mạng l−ới sông t−ơng đối dầy đặc. Dựa vào đó, ở Đồng bằng sông Hồng

đ9 xây dựng hệ thống đê sông, đê biển để ngăn lũ, ngăn mặn, phát triển hệ thống t−ới tiêu, phát triển thuỷ nông. Kết hợp với hệ thống đ−ờng bộ, hệ thống giao thông đ−ờng thuỷ tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và x9 hội của vùng. Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình), có b9i triều rộng, phù sa dầy. Đó là cơ sở để nuôi trồng thuỷ hải sản (đặc biệt là tôm và rong câu), để trồng cói, chăn nuôi thủy cầm ven bờ.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xY hội

3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Cùng với xu h−ớng CNH - HĐH đất n−ớc, đất đai và tình hình sử dụng đất đai vùng ĐBSH có nhiều biến đổi. Đất nông nghiệp có xu h−ớng giảm do chuyển mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp tăng do chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc của chính phủ. Nhìn chung nhu cầu cho đất nhà ở có xu h−ớng ngày càng tăng do dân số tăng.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất vùng ĐBSH

2000 2001 2002

Phân loại đất Diện tích

(1000 ha) Cơ cấu (%) Diện tích (1000 ha) Cơ cấu (%) Diện tích (1000 ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 1478,8 100,00 1479,9 100,00 1480,6 100,00 - Đất nông nghiệp 857 58,00 856,6 57,89 855,2 57,78 - Đất lâm nghiệp 118,3 8,00 120,1 8,11 121,6 8,21 - Đất chuyên dùng 233,6 185,80 135,5 15,91 238,7 16,12 - Đất thổ c− 91,7 6,20 91,0 6,15 91,7 6,20 - Đất khác 177,4 12,00 176,5 11,94 173,4 11,69

3.1.2.2 Tài nguyên nhân lực

Dân số thành thị và các khu vực công nghiệp, dịch vụ tập trung sẽ tăng lên đáng kể 10 năm tới sẽ tăng từ 3,7 triệu ng−ời lên 8,4 triệu ng−ời vào năm 2010. Với tốc độ chuyển dịch bình quân từ 7 - 7,7%/ năm. Khi đó dân số thành thị sẽ chiếm 43% dân số của cả vùng [6]. Sự tăng nhanh dân số thành thị, đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp cần phải cung cấp ngày càng nhiều khối l−ợng l−ơng thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân c−. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tới năm 2010, dân số nông thôn sẽ giảm từ 13,8 triệu ng−ời năm 2000 xuống còn 11,1 triệu ng−ời, giảm từ 78,8% xuống còn 57% và nhân khẩu nông nghiệp giảm từ 11,5 triệu ng−ời còn 7,3 triệu ng−ời. Sự chuyển dịch dân c−, tập trung ở các thành thị, là quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Đối với vùng ĐBSH, có thể đó là yếu tố tích cực để giảm áp lực về việc làm, tăng khả năng thu nhập cho dân c− nông thôn [6].

Sự phát triển về kinh tế của vùng dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động, theo chiều h−ớng tăng lao động trong các ngành: công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tốc độ chuyển dịch từ 5 - 6%/năm. Lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm trong cơ cấu từ: 64,2% năm 2000 xuống còn 44% vào năm 2010. Khi đó tỷ lệ lao động ch−a có việc làm sẽ gảm từ 11% năm 2000 xuống còn 6% năm 2010 [6].

Nh− vậy sự chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng phù hợp với xu h−ớng phát triển và hứa hẹn tạo nhiều việc làm, tăng hiệu quả lao động và cải thiện mức sống của nông thôn và lao động nông nghiệp.

3.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH đ9 đ−ợc đầu t− khá nhiều, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển trong thời gian qua. Theo nguồn (tổng cục thống kê) tính đến năm 2001, toàn vùng có:

- Số trạm trại giống cây trồng: có 36 cơ sở với 675 ha đất sản xuất, - Số công trình thuỷ lợi: 9.237 công trình,

- Số máy kéo các loại: 22.181 chiếc, - Số máy bơm n−ớc: 31.877 chiếc,

- Tổng số km kênh m−ơng các loại: trên 110.000 km, - Tổng số km kênh m−ơng đ−ợc kiên cố hoá: 2.272 km, - Tổng diện tích đ−ợc t−ới: 1,3 triệu ha,

- Diện tích cây hàng năm đ−ợc cày bừa máy: 881,5 nghìn ha.

Các trạm trại kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp có số l−ợng khá lớn, song đ9 xuống cấp nhiều, cần phải đ−ợc tăng c−ờng đầu t− nâng cấp trong thời gian tới.

Bảng 3.2 Số l−ợng một số máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian qua

Hạng mục ĐVT 1990 1995 2000 2005 TốcđộPTBQ (%năm) Máy kéo Cái 3.872 15.363 20.692 22.181 17,20 Máy bơm n−ớc Cái 10.309 14.720 30.801 31.877 10,84 Máy tuốt lúa Cái 16.278 48.854 154.415 160.797 23,15 Máy nghiền TAGS Cái 607 3.815 14.269 12.563 31,71 Công trình thuỷ lợi C.Trình 8.729 9.130 9.237 0,95 Diện tích cây hàng

năm cày bừa máy Ha 447.783 814.526 881.475 11,95 Tỷ lệ % so với DTGT cây hàng năm % 28,4 50,5 55,9 Diện tích đ−ợc t−ới Ha 1.275.195 1.300.304 1,97 Tỷ lệ % so với DTGT cây hàng năm % 79,1 82,4 Diện tích đ−ợc tiêu Ha 165.999 233.063 40,4 Tỷ lệ % so với DTGT cây hàng năm % 10,3 14,8

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế ảnh h−ởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành của vùng.

3.1.3.1 Những thuận lợi

Vùng ĐBSH một trung tâm kinh tế quan trọng của cả n−ớc, nền kinh tế đ9 đ−ợc hình thành từ rất lâu có thế mạnh hơn hẳn so với các vùng khác trong cả n−ớc. Nơi đây có thủ đô Hà Nội là nơi tập trung kinh tế, chính trị, x9 hội của cả n−ớc. Bên cạnh đó đồng bằng sông Hồng còn có cảng Hải Phòng, một trong những cảng lớn nhất n−ớc, là nơi giao l−u buôn bán, vận chuyển hàng hoá với các n−ớc trên thế gới…. Đây chính là các yếu tố giúp cho kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng phát triển. Trong những năm gần đây nền kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSH phát triển với tốc độ tăng đáng kể. Nhiều công trình thuỷ lợi giao thông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đ9 đ−ợc đầu t− phát triển… đó là những yếu tố quan trọng để tạo đà cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng.

Nằm ở vị trí trung tâm là khu vực giao l−u kinh tế mạnh của cả n−ớc có rất nhiều thuận lợi về các nguồn thông tin, luôn thu hút đ−ợc vốn đầu t− vào cho nông nghiệp cũng nh− phát triển các làng nghề khác. Đội ngũ lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú. Do đó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với nhịp độ nhanh hơn.

Đất đai của vùng rất phong phú, đa dạng, thêm vào đó một hệ thống sông ngòi kênh m−ơng dầy đặc phục vụ t−ới tiêu thuận lợi nên có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bền vững. Đồng thời vùng ĐBSH với điều kiện đất đai, khí hậu cho phép phát triển một nền nông nghiệp thâm canh cao, đa dạng về sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng.

Giao thông thuận lợi, hệ thống đ−ờng quốc lộ, liên x9, liên thôn của vùng ngày càng đ−ợc nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao l−u hàng hoá trong vùng và giữa các vùng trong khu vực.

Một hệ thống các cơ quan xí nghiệp, viện nghiên cứu của Trung −ơng đóng trên địa bàn tạo điều kiện cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hệ thống giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật ngày có nhiều tiến bộ, chuyển giao cho nông dân.

Nhìn chung, với điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi của mình, đồng bằng sông Hồng thực sự trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.

Đây là những điều kiện thuận lợi giúp cho vùng phát triển một cơ cấu nông nghiệp ngày một hợp lý hơn để tận dụng tối đa các nguồn lực và lợi thế của vùng.

3.1.3.2 Những khó khăn

Quá trình đô thị hoá của vùng đang diễn ra rất nhanh chóng đồng thời nó cũng làm giảm đi rất nhiều diện tích đất nông nghiệp. Thêm vào đó tốc độ tăng dân số của vùng rất mạnh nên diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp vốn đ9 hạn chế nay ngày càng bị thu hẹp hơn. Trong khi đó yêu cầu về nông sản phẩm hàng hoá nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nên đặt ra nhiều thách thức lớn đối với việc cung cấp nông sản phẩm có chất l−ợng cao cho x9 hội.

Diện tích đất nông nghiệp rất manh mún, để phát triển sản xuất hàng hoá là một điều rất khó khăn, phải có thời gian để tập trung lại ruộng đất để có thể phát triển nền sản xuất lớn có hiệu quả.

Hệ thống các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản còn phát triển rất chậm nhiều khi sản phẩm thô tuy nhiều nh−ng không có công nghệ chế biến phù hợp, hiệu quả dẫn đến làm hạn chế khả năng phát triển của sản xuất. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn, không khuyến khích đ−ợc ng−ời tham gia sản xuất.

Vốn đầu t− cho nông nghiệp còn rất hạn hẹp không chú trọng đầu t− trọng điểm, thủ tục cho vay vốn còn r−ờm rà nhiều thủ tục gây khó khăn cho

ng−ời sản xuất trong việc đầu t− sản xuất dẫn tới kết quả đạt đ−ợc không cao. Các mô hình trang trại trong vùng hiện nay quy mô còn nhỏ, các hộ chăn nuôi còn coi ngành này là ngành phụ để tận dụng các loại sản phẩm d− thừa dẫn đến hiệu quả, năng suất không cao. Đó là hạn chế đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng.

Tóm lại: Với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế x9 hội của mình, kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đ9 phát triển khá nhanh và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất n−ớc nói chung.

3.2 Ph−ơng pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

Đồng bằng sông Hồng là một trong hai khu vực quan trọng nhất sản xuất lúa gạo cho đất n−ớc. Mặc dù trong những năm qua diện tích trồng lúa ở khu vực này luôn giảm, bình quân mỗi năm giảm 1.250 ha, nh−ng sản l−ợng lúa gạo không ngừng tăng trong nhiều năm tăng 1,4 triệu tấn từ năm 1995 đến 2004 [10]. Đó là do kết quả quan trọng của việc tăng năng suất lúa trong những năm gần đây. Tổng sản l−ợng lúa gạo tăng, nh−ng sản l−ợng bình quân trên đầu ng−ời của khu vực không tăng nhiều do ảnh h−ởng của tốc độ tăng tr−ởng dân số t−ơng đối cao của khu vực (dân số Đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 800.000 ng−ời, nh−ng dân số trong khu vực nông thôn có xu h−ớng giảm khoảng 10.000 ng−ời từ năm 2000 đến 2004) [10]. Lao động nông nghiệp đang có xu h−ớng giảm t−ơng đối nhanh trong khu vực do một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành khác nh− công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, may mặc hoặc di chuyển ra khu vực thành phố. Chính vì vậy việc bố trí sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý và hiệu quả là điều cần thiết. Muốn vậy, nhà n−ớc phải có một chiến l−ợc lâu dài trong việc sử dụng các nguồn lực để sự tăng tr−ởng kinh tế luôn đi đôi với phát triển bền vững. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn khu vực ĐBSH làm điểm nghiên cứu của đề tài.

3.2.2 Thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

- Các công trình nghiên cứu đ9 đ−ợc công bố: sách, báo, các trang website.

- Từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế x9 hội của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH.

- Niên giám thống kê các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải D−ơng, H−ng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

- Niên giám thống kê 2006 của tổng cục thống kê.

Các số liệu thứ cấp đ−ợc thu thập nhằm phân tích tình hình kinh tế - x9 hội của khu vực ĐBSH, đồng thời phân tích tình hình sử dụng một số nguồn lực từ đó xây dựng nên mô hình sử dụng nguồn lực cho phù hợp.

* Số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp đ−ợc thu thập thông qua điều tra phỏng vấn hộ nông dân ở một số tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu, qua đó xác định cụ thể các yếu tố

Một phần của tài liệu dự báo xu hướng biến động các nguồn lực đất canh tác, dân số – lao động nông nghiệp và sản lượng lúa cho khu vực đồng bằng sông hống giai đoạn 2007 2020 (Trang 34 - 46)