Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu dự báo xu hướng biến động các nguồn lực đất canh tác, dân số – lao động nông nghiệp và sản lượng lúa cho khu vực đồng bằng sông hống giai đoạn 2007 2020 (Trang 46 - 83)

4.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, dân số - lao động và sản l−ợng lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng

4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, là vùng đất chật ng−ời đông. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2006 là 14862,411 km2. Đây là vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Dân số toàn vùng tính đến năm 2006 là 18207,9 nghìn ng−ời, trong đó dân số nông nghiệp chiếm khoảng 75,03% [10].

So với vùng khác trong cả n−ớc thì Đồng bằng sông Hồng có cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp t−ơng đối khá. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của vùng này là đất chật, ng−ời đông, các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển ch−a mạnh nên ch−a thu hút đựơc nhiều lao động.

Nói đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng là nói đến sản xuất lúa và chăn nuôi lợn, đây là hai sản phẩm truyền thống, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của vùng đang chuyển đổi theo h−ớng phát triển mạnh các loại cây trồng ngắn ngày và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên sản xuất lúa vẫn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt, chăn nuôi lợn vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo h−ớng nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Sự gia tăng tỷ trọng chăn nuôi cho thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo h−ớng tiến bộ hơn song tốc độ chuyển dịch còn chậm, chăn nuôi vẫn ch−a trở thành ngành sản xuất chính. Tuy nhiên, sự gia tăng về tỷ trọng ngành chăn nuôi cho thấy nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi của vùng có xu h−ớng gia tăng đáng kể.

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế x9 hội theo h−ớng CNH, HĐH đất n−ớc diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì vậy bình quân diện tích đất nông nghiệp trên ng−ời đ9 thấp lại có xu h−ớng giảm mạnh.

Cùng với xu h−ớng giảm của đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác, do quá trình đô thị hoá, cơ cấu các loại đất cũng chuyển dịch theo h−ớng tích cực đa dạng hoá cây trồng để tăng hiệu quả sử dụng đất. Xu h−ớng này đ−ợc thể hiện rõ nét nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Để thấy đ−ợc tình hình biến động về đất đai vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay có theo xu h−ớng biến động chung của cả n−ớc hay không chúng ta nghiên cứu xem xét qua bảng hiện trạng sử dụng đất và biến động đất của vùng.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất của vùng ĐBSH ĐVT: Ha Diện tích sử dụng các năm (Ha)

Hạng mục 1990 1995 2000 2006 Tổng diện tích tự nhiên 1.479.497 1.479.497 1.479.497 1.486.200 1. Đất nông nghiệp 832.326 837.565 857.515 760.300 2. Đất LN có rừng 89.281 88.690 119.672 123.300 3. Đất chuyên dùng 201.842 220.023 233.016 230.500 4. Đất ở 102.136 88.450 91.141 116.500 5. Đất ch−a sử dụng 253.912 244.769 178.153 52.035

- Đất nông nghiệp của vùng năm 2006 là 760.300 ha, giảm so với năm 2000 là 97.215 ha mặc dù diện tích đất tự nhiên là không đổi. Đất nông nghiệp ở đây giảm là do chuyển mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng và đất nhà ở.

- Đất lâm nghiệp có rừng năm 2006 của vùng là 123.300 ha tăng so với năm 1990 là 34.019 ha, tăng so với năm 2000 là 3.628 ha. Đất lâm nghiệp có rừng tăng lên là do các tỉnh trong vùng ĐBSH đ9 có cố gắng trong việc trồng rừng mới và phủ xanh đất trống đồi trọc có hiệu quả.

- Đất chuyên dùng năm 2006 là 230.500 ha, năm 2000 là 233.016 ha tăng so với năm 1990 là 31.174 ha, chủ yếu tăng do xây dựng đ−ờng giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các khu đô thị.

- Đất ở của vùng năm 2006 là 116.500 ha, tăng so với năm 1990 là 14.364 ha và tăng so với năm 2000 là 25.359 ha nguyên nhân là do dân số tăng.

- Đất ch−a sử dụng, sông suối, núi đá của vùng năm 2006 là 52.035 ha, giảm mạnh so với năm 1990 là 201.877 ha, giảm so với năm 2000 là 126.118 ha, giảm chủ yếu ở các loại đất: đất bằng ch−a sử dụng, đất đồi ch−a sử dụng, đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng và núi đá không có rừng cây. Trong thời gian qua, trong vùng đ9 đầu t− khai hoang, khoanh nuôi tái trồng rừng để đ−a đất ch−a sử dụng vào phát triển nông - lâm - thuỷ sản có hiệu quả.

Vùng ĐBSH là vùng đất chật ng−ời đông, diện tích đất có khả năng mở rộng đ−a vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Trong khi đó, đây là vùng trọng điểm của kinh tế phía Bắc, nhu cầu dành đất cho ngành phi nông nghiệp và phát triển đô thị rất lớn mà chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan cho nhu cầu phát triển kinh tế x9 hội của vùng.

Theo số liệu của tổng cục địa chính, tổng diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSH năm 2004 có 962.556,57 ha chiếm 64,76% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong giai đoạn 1990 - 2000 diện tích đất nông nghiệp của vùng

tăng 25.189 ha, trong đó diện tích tăng nhanh trong giai đoạn 1995 - 2000 (tăng 19.950 ha). Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu ở đất trồng cây lâu năm và đất có mặt n−ớc NTTS. Vùng ĐBSH có mật độ dân c−, bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu thấp. Năm 2000 bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông thôn là 628m2, bình quân trên lao động nông thôn là 1.057m2, bình quân đất ruộng lúa màu năm 2000 trên một khẩu và một lao động vùng nông thôn t−ơng ứng là 489 m2 và 822m2. Do tình trạng ruộng đất ít lại manh mún nhiều mảnh (do lịch sử để lại trong quá trình chia ruộng cho nông dân theo khoán 100 - chân ruộng tốt, xấu đều có) nên việc sản xuất hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất thấp. Do đó vài năm gần đây, một số tỉnh vùng ĐBSH đang thực hiện dồn điền đổi thửa đ9 thực hiện khá tốt ở một số tỉnh nh−: Hà Nam, Hải D−ơng, H−ng Yên..., b−ớc đầu đ9 thu đ−ợc kết quả đáng phấn khởi: số mảnh ruộng của một hộ giảm xuống (từ 7 - 12 xuống còn 3 - 5 mảnh) tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Việc dồn điền đổi thửa tác dụng chủ yếu theo cơ chế dân chủ, tự nguyện đ−ợc họp bàn, tuyên truyền kỹ càng. Đây là xu h−ớng tất yếu hợp lòng dân và đang đ−ợc áp dụng triển khai rộng r9i cho vùng ĐBSH. Tuy nhiên việc này cần phải thận trọng rút kinh nghiệm kịp thời và cần sự chỉ đạo tập trung của các cấp các ngành.

4.1.3 Thực trạng phát triển dân số và sử dụng lao động của khu vực ĐBSH

4.1.3.1 Tình hình phát triển dân số

ĐBSH là vùng tập trung đông dân c− nhất của n−ớc ta. Dân số ĐBSH năm 2006 là 18207900 ng−ời chiếm 22% dân số cả n−ớc mặc dù diện tích chỉ chiếm 4% so với cả n−ớc. Mật độ dân số ở đây năm 1986 trung bình là 764 ng−ời/km2. Đầu năm 2000 mật độ dân số ở đây tăng lên là 1250 ng−ời/km2

nh−ng đến năm 2006 mật độ dân số vùng ĐBSH giảm xuống là 1225 ng−ời/km2. Dân c− tập trung đông cũng là một lợi thế quan trọng vì nó cung

17039.2 17648.7 17648.7 18028.3 18207.9 17836.4 17455.8 16400 16600 16800 17000 17200 17400 17600 17800 18000 18200 18400 2000 2001 2003 2004 2005 2006 Năm N gh ìn n g− ời

cấp cho vùng nguồn lao động dồi dào đồng thời lại là thị tr−ờng tiêu thụ các sản phẩm nông, công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện cần thiết cho các ngành phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng.

Niên giám thống kê 2006

Hình 4.1. Biến động dân số giai đoạn 2000 - 2006

4.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng ĐBSH

* Nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn của ĐBSH

Trong nông nghiệp và nông thôn của ĐBSH nguồn lao động rất dồi dào là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế x9 hội trong toàn vùng. Số l−ợng lao động này chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 25 - 44 tuổi và có xu h−ớng giảm ở lứa tuổi từ 55 tuổi trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2Tình hình lao động ở nông thôn của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng 2004 - 2005 Năm 2004 Năm 2005 Số l−ợng (ng−ời) Cơ cấu (%) Tỷ lệ nữ (%) Số l−ợng (ng−ời) Cơ cấu (%) 2005/2004 (%) Toàn vùng 7.464.749 100,00 52,18 7.616.657 100,00 102,03 Từ 15 - 24 tuổi 1.473.875 19,74 60,29 1.485.613 19,50 100,79 Từ 25 - 34 tuổi 1.881.329 25,20 51,11 1.808.485 23,74 96,12 Từ 35 - 44 tuổi 2.090.333 28,00 52,38 2.118.307 27,81 101,33 Từ 45 - 54 tuổi 1.327.423 17,78 53,50 1.467.455 19,26 110,55 Từ 55 - 59 tuổi 283.332 3,80 50,36 315.829 4,14 111,47 Từ 60 tuổi trở lên 408.378 5,48 54,94 420.892 5,55 103,06

Nguồn: Điều tra lao động việc làm - Bộ th−ơng binh lao động và xT hội

* Phân bổ lao động

Phân bổ lao động là xét theo quá trình bố trí lao động trong các ngành sản xuất và từng lĩnh vực lao động cả về số l−ợng tỷ lệ lao động phân bổ và việc bố trí thời gian lao động trong nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng. Sự phát triển kinh tế x9 hội nông thôn hiện nay ở n−ớc ta và riêng vùng ĐBSH đa dạng theo h−ớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy vậy để giải quyết sử dụng lao động đầy đủ, hợp lý nguồn lao động dồi dào trong vùng thì đòi hỏi kinh tế ĐBSH phải dịch chuyển nhanh, đồng thời công nghiệp và các ngành nghề nông thôn cũng phải đ−ợc mở mang và phát triển mạnh.

Bảng 4.3 Phân bổ lao động cho các ngành sản xuất ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng Năm 2004 Năm 2005 Số l−ợng (ng−ời) Cơ cấu (%) Số l−ợng (ng−ời) Cơ cấu (%) So sánh 2005/2004 (%) Tổng số lao động làm việc 7.266.790 100,00 7.583.437 100,00 104,35

Nông, lâm, ng− nghiệp 5.033.490 69,27 5.199.865 68,56 103,30

Công nghiệp và xây dựng cơ bản 1.197.692 16,48 1.386.829 18,28 115,79

Dịch vụ 1.035.608 14,25 996.743 13,16 96,24

Nguồn: điều tra lao động việc làm - Bộ lao động th−ơng binh và xT hội

* Tình hình việc làm của lao động nông thôn vùng ĐBSH

So với nhiều vùng trong cả n−ớc, dân c− vùng ĐBSH chịu tác động mạnh mẽ bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài nhiều năm, khiến cho ng−ời dân, nhất là nông dân của vùng mang nặng tính bảo thủ, trì trệ, không dám rời mảnh ruộng của mình - đây là nét điển hình của ng−ời nông dân truyền thống. Sự năng động, sáng tạo của nông dân trong việc tiếp cận thị tr−ờng, tìm kiếm cơ hội tạo mở việc làm mới, v−ơn lên thoát nghèo và nâng cao giá trị việc làm còn rất hạn chế. Vì thế, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới, một bộ phận nông dân tỏ ra lúng túng, khó hội nhập và gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm h−ớng sản xuất kinh doanh mới, dẫn đến tình trạng dôi d− một lực l−ợng lao động khá lớn còn trong độ tuổi lao động. So với các vùng khác trong cả n−ớc, ĐBSH là một vùng đất chật ng−ời đông. Mật độ dân số quá cao và không ngừng tăng hàng năm trong khi diện tích đất nông nghiệp bình quân cho 1 lao động nông nghiệp thấp vẫn không ngừng giảm mạnh do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do tốc độ đô thị hóa

nhanh… Những yếu tố này đ9 và đang tác động mạnh mẽ tạo ra áp lực lớn trong vấn đề việc làm cho dân c− trong vùng, nhất là đối với nông dân. Hàng năm, khoảng 22 vạn lao động (chủ yếu là lao động nông nghiệp) cần đ−ợc tạo chỗ làm việc mới. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm diễn ra càng nghiêm trọng trong ngành trồng trọt [6]. Số thời gian làm việc của lao động thuần nông chỉ đạt khoảng 1/2 tổng quỹ thời gian trong năm. Ví dụ, ở tỉnh Vĩnh Phúc, hộ lao động thuần nông chỉ sử dụng tối đa 56,87% tổng quỹ thời gian, ở Hà Tây là 50%. Đặc biệt, nếu chỉ chuyên trồng trọt, một năm một lao động thuần nông ở Vĩnh Phúc, số giờ làm việc thực tế chỉ đạt khoảng 630/4800 giờ làm việc, tức là chỉ sử dụng hết 13,13% tổng quỹ thời gian trong năm. (Theo báo cáo của TS. Nguyễn Hữu Dũng - Viện tr−ởng Viện khoa học lao động và x9 hội của Bộ lao động - Th−ơng binh & x9 hội tại Viện chủ nghĩa x9 hội khoa học, tháng 4 - 2005).

Bảng 4.4 Số lao động nông thôn thiếu việc làm và thất nghiệp ở ĐBSH năm 2004

Số ng−ời thiếu việc

làm Số ng−ời thất nghiệp Số ng−ời thiếu việc làm và thất nghiệp

Từ 15 - 24 tuổi 91.865 23.065 114.930 Từ 25 - 34 tuổi 93.835 4.378 98.213 Từ 35 - 44 tuổi 93.207 2.330 95.537 Từ 45 - 54 tuổi 63.964 2.368 66.332 Từ 55 - 59 tuổi 8.742 594 9.336 60 tuổi trở lên 5.682 455 6.137

Trong số những ng−ời thiếu việc làm và thất nghiệp thì chủ yếu độ tuổi là từ 15 đến 54 tuổi. Lực l−ợng lao động chính hiện nay ở nông thôn, đặc biệt số ng−ời thất nghiệp lớn nhất là tuổi 15 - 24, rõ ràng hàng năm những ng−ời đến tuổi lao động có nhu cầu làm việc nh−ng không có việc làm dẫn tới thất nghiệp. Do vậy số l−ợng lao động thất nghiệp ở nông thôn đ9 đến các vùng thành thị để tìm việc hoặc để làm thuê (cửu vạn) để kiếm sống. Từ thực trạng này trong chiến l−ợc bố trí lao động phải tr−ớc hết quan tâm tới việc làm cho ng−ời lao động nông thôn.

4.1.4 Tình hình sản xuất lúa và phân phối lúa gạo của vùng ĐBSH

4.1.4.1 Tình hình sản xuất lúa

* Cơ cấu diện tích một số cây trồng chủ yếu ở vùng ĐBSH

Cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính của vùng có nhiều biến đổi qua các năm. Các cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng rất đa dạng, mùa nào thức ấy, nh−ng điển hình nhất vẫn là cây lúa, chiếm khoảng 85% diện tích gieo trồng [10]. Diện tích trồng lúa có xu h−ớng giảm dần qua các năm do chuyển mục đích sử dụng cho xây dựng và các hoạt động phi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bảng 4.5 Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu

Đơn vị: Nghìn ha TT Loại cây 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Lúa 1202,5 1196,6 1183,5 1161,6 1138,9 1124 2 Ngô 68,2 70,0 80,5 84,0 81,9 79,2 3 Khoai lang 54,5 53,5 48,2 40,5 37,3 33,7 4 Sắn 7,8 7,5 7,6 7,4 7,3 7,0 5 Lạc 30,9 30,6 31,4 33,6 34,6 30,3 6 Đậu t−ơng 35,5 40,9 41,9 48,7 64,9 66,5

Cây ngô chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau cây lúa, năm 2003 diện tích trồng ngô tăng 12,3 nghìn ha so với năm 2001. Những năm gần đây khi năng suất ngô có xu h−ớng đ−ợc cải thiện thì diện tích gieo trồng ngô có xu h−ớng tăng lên. Do tận dụng lợi thế đất đai vào sản xuất vụ đông nên diện tích trồng đậu t−ơng, lạc có xu h−ớng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đây là những cây có giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho vùng vừa có giá trị sản xuất.

* Tình hình sản xuất lúa của vùng ĐBSH

Qua bảng 4.6 ta thấy mặc dù diện tích gieo trồng lúa giảm đi qua các

Một phần của tài liệu dự báo xu hướng biến động các nguồn lực đất canh tác, dân số – lao động nông nghiệp và sản lượng lúa cho khu vực đồng bằng sông hống giai đoạn 2007 2020 (Trang 46 - 83)