Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái ngoại sinh sản nuôi trong trang trại và biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung (Trang 81 - 83)

5.1. Kết luận

Căn cứ vào những kết quả thu đ−ợc, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Tất cả các yếu tố điều tra, nghiên cứu đều ảnh h−ởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng sinh dục ở lợn nái Yorkshire. Mùa Xuân – Hạ, vệ sinh thú y kém, lứa đẻ 1-2 và lứa đẻ ≥ 6, nái đ−ợc phối giống bằng thụ tinh nhân tạo cũng nh− khi đẻ có sự can thiệp cơ giới đều làm cho tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng sinh dục ở lợn nái Yorkshire cao hơn.

2. Các yếu tố mùa vụ, điều kiện vệ sinh thú y, lứa đẻ của nái, ph−ơng thức phối giống và ph−ơng pháp đỡ đẻ đều ảnh h−ởng đến tỷ lệ và vị trí mắc bệnh viêm đ−ờng sinh dục trên lợn nái Yorkshire. Viêm đ−ờng sinh dục ngoài có tỷ lệ cao hơn ở mùa Xuân – Hạ, vệ sinh thú y ch−a tốt, lứa đẻ 3-4-5, phối giống bằng nhảy trực tiếp và đẻ không can thiệp. Tỷ lệ nái viêm tử cung cao hơn ở mùa Thu - Đông, vệ sinh thú y tốt, lứa đẻ 1-2 và ≥ 6, phối giống bằng thụ tinh nhân tạo và can thiệp bằng tay hay dụng cụ khi đẻ.

3. Trong dịch tử cung âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ 12 - 24 giờ và dịch tử cung, âm đạo lợn nái bị viêm đ−ờng sinh dục phát hiện bốn loại vi khuẩn gây bệnh có tỷ lệ mẫu d−ơng tính cao là: Salmonella, E.coli,

Staphylococcus, Streptococus. Số l−ợng vi khuẩn có mặt trong 1ml dịch âm đạo, tử cung nái bị viêm đ−ờng sinh dục cao gấp nhiều lần số l−ợng vi khuẩn có mặt trong 1ml dịch tử cung, âm đạo lợn nái sau đẻ 12-24 giờ.

Vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc kháng sinh cao hơn là các kháng sinh: Enrofloxacin, Tetracycllin, Amoxycyllin.

4. Quy trình phòng bệnh đ−ợc áp dụng trong quá trình nghiên cứu mang lại hiệu quả cao. Phác đồ 3 điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung đ−ợc áp dụng trong quá trình nghiên cứu tại hai trại cho kết quả điều trị tốt nhất.

5.2. Đề nghị

1. Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh h−ởng đến bệnh viêm đ−ờng sinh dục lợn nái để có biện pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa tỷ lệ viêm đ−ờng sinh dục tại các trại chăn nuôi. Nghiên cứu mối liên quan các yếu tố liên hoàn đến tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng sinh dục lợn nái.

2. Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các phác đồ phòng bệnh và chữa bệnh viêm tử cung lợn nái nhằm mang lại hiệu quả phòng và điều trị bệnh cao nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái ngoại sinh sản nuôi trong trang trại và biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung (Trang 81 - 83)