Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides penz) hại cam năm 2009 tại vùng phủ quỳ tỉnh nghệ an (Trang 98 - 100)

5.1 Kết luận

Qua thời gian tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu bệnh thán th− (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cam năm 2009 tại vùng Phù Quỳ, tỉnh Nghệ An". Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Vùng Phủ Quỳ, Nghệ An đ1 xác định thành phần bệnh hại cam gồm 13 loại bệnh, trong đó có 9 bệnh do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn, 2 bệnh virus. Các bệnh hại đáng kể là bệnh thán th− (Colletotrichum gloeosporioides Penz), bệnh vàng lá Greening, bệnh chảy gôm (Phytophthora sp), bệnh loét (Xanthomonas citri), bệnh đốm dầu (Mycosphaerella citri Whiteside), còn các bệnh khác gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Bệnh thán th− hại cam quýt bắt đầu phát sinh vào thời điểm cuối tháng 2 và bệnh tăng dần trong thời gian tháng 5, 6.

3. Các giống cam, quýt trồng phổ biến ở Phủ Quỳ có mức độ nhiễm bệnh thán th− khác nhau.Trong đó giống cam Vân du có chỉ số bệnh 3,8% cao hơn so với giống khác. Giống quýt PQ1 có chỉ số bệnh 0,7% thấp nhất.

4. Cam giai đoạn kinh doanh mức độ nhiễm bệnh thán th− có chỉ số bệnh 5,6% cao hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản thì chỉ số bệnh 2,3%

5. Các biện pháp kỹ thuật canh tác có ảnh h−ởng trực tiếp đến sự phát sinh phát triễn của bệnh thán th− trong sản xuất cam.V−ờn mật độ dày thì chỉ số bệnh 4,8% cao hơn v−ờn mật độ th−a 3,6%. Chăm sóc có tác dụng rõ rệt ở công thức không làm cỏ chỉ số bệnh 4,6% cao hơn hẳn so với công thức có làm cỏ (2,6%). Vùng địa thế thấp ẩm độ cao chỉ số bệnh (4,2%) nặng hơn so với vùng địa thế cao (3,3%). Tạo tỉa những cành vô hiêu, cành bênh đ1 tiêu huỷ bớt nguồn bệnh hại. Mặt khác v−ờn cây thông thoáng chỉ số bệnh (3,4%) giảm hẳn so với công thức không tạo tỉa (4,2%). Bón phân đạm cao thì chỉ số bệnh (4,3%) tăng lên so với mức bón thấp (CSB là 3,3%).

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………85

6. Đặc điểm của nấm Colletotrichum gloeosporioides: Bào tử hình trụ, hai đầu tù, không màu không vách ngăn, có hai giọt dầu ở hai đầu. Trên môi tr−ờng nuôi cấy bào tử kết lại thành các đám màu hồng. Tản nấm màu trắng, sau đó chuyển thành màu xám.

7. Các yếu tố nhiệt đô, pH, ánh sáng, môi tr−ờng nhân tạo có ảnh h−ởng đến sự phát triển của nấm: Môi tr−ờng PDA thích hợp cho nấm thán th− phát triển. Nhiệt độ có ảnh h−ởng rõ rệt đến sự phát triển của nấm. Nhiệt độ từ 20- 30oC thích hợp cho nấm phát triển. Trong điều kiện 1/2 ánh sáng +1/2 tối thì nấm phát triển mạnh hơn. Độ pH=6-8 thích hợp cho nấm phát triển.

8. Thời kì tiềm dục của bệnh thán th− dao động từ 5 - 12 ngày. Lá gây sát th−ơng thời kỳ tiềm dục của bệnh ngắn hơn so với lá không gây sát th−ơng.

9. Thuốc Ridomil MZ 72BHN nồng độ 0,3% có hiệu quả cao, hạn chế sự phát sinh gây hại của bệnh thán th− hại cam.

5.2 Đề nghị

Bệnh thán th− gây hại nguy hiểm trên hầu hết các bộ phận của cây cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An. Đề tài cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới trên diện rộng ở nhiều địa bàn khác nhau để tiến tới xây dựng đ−ợc biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán th− ở vùng Phủ Quỳ và các tỉnh Bắc trung bộ.

Nghiên cứu chọn tạo các giống cây có múi có khả năng kháng bệnh thán th−, có năng suất chất l−ợng cao, có thể áp dụng cho vùng Phủ Qùy, Nghệ An.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………86

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides penz) hại cam năm 2009 tại vùng phủ quỳ tỉnh nghệ an (Trang 98 - 100)