Mỗi môn học đều phân công cho một giáo viên quản lý, giảng dạy.
Trong mỗi môn học đều xây dựng các tính năng có sẵn trong Moodle như: Tạo các thư mục “Tài liệu chương” để các giáo viên đưa tài liệu lên, các thư mục “ bài tập” để chứa các bài tập mà giáo viên giao trong quá trình học; Thư mục “ các bài tự test” dùng chứa các bài tập tự test sau mỗi chương; Forum dùng trao đổi tin tức về học tập; Các liên kết đến web site liên quan đến môm học và các Bài kiểm tra kết thúc chương, bài thi học kỳ.
Mỗi môn học được phân quyền truy nhập khác nhau nhằm mục đích triển khai những khả năng đào tạo như: Đào tạo chính qui cho sinh viên trong trường và đào tạo trực tuyến cho tất cả mọi người có thể tham gia.
Cụ thể là:
3.3.2.1. Môn Kỹ thuật số
Nhìn giao diện trang chủ ta thấy môn này có biểu tượng chiếc chìa khoá, bởi vì đây là môn học được tổ chức với mục đích đào tạo chính qui. Giáo viên sẽ tổ chức lớp, nếu như không được phép của giáo viên thì học viên không thể đăng nhập được.
Giao diện chính của môn học như hình dưới đây.
Hình 3.3 Giao diện của môn kỹ thuật số Tổ chức môn học
chương”,”Bài tập chương”,”Các bài tự test”, các liên kết web site, các tài nguyên mạng và bài kiểm tra. Có 4 tuần sau được tổ chức như sau:
Môn học được tổ chức từ ngày: 15.1.2007
Chương 1: Đại số boole và vi mạch số. Thời gian từ 15.1 21.1.2007 Chương 2: Mạch tổ hợp. Thời gian tử 22.1 28.1.2007
Chương 3: Mạch dãy. Thời gian từ 29.1 4.2.2007.
Thi học kỳ: gồm tài liệu ôn thi, các bài tự test cuối năm và bài thi học kỳ. Các bài tự test: học viên sẽ làm sau mỗi lần kết thúc chương, nhằm củng cố kiến thức.
Các bài kiểm tra: chương 1 thử nghiệm 3 lần, lấy điểm cao nhất. Chương 2 thử nhiệm 2 lần, lấy điểm trung bình. Chương 3 kiểm tra vào ngày 15.3.2007. Thi học kỳ vào ngày 30.3.2007,1lần thử nghiệm và để ở cửa sổ an toàn, mật khẩu:123.
Cách thực hiện chi tiết.
Sau khi đưa ra giao diện cho môn học, ta bắt đầu công việc tạo nội dung. Tạo các bài kiểm tra:
Các bài kiểm trachương 1, chương 2, chương 3 và học kỳ. Để soạn các bài kiểm tra ta sẽ tạo các danh mục với nội dung như sau:
Tên danh mục Nội dung
Câu hỏi chương 1 Chứa các câu hỏi chương 1
Câu hỏi chương 2 Chứa các câu hỏi chương 2
Câu hỏi chương 3 Chứa các câu hỏi chương 3
Ôn tập Chứa các câu hỏi ôn tập
Bảng 3.1: Danh mục các bài kiểm tra Kỹ thuật số
Kết quả hiển thị trong Moodle như sau
Hình 3.4 Danh mục các bài kiểm tra kỹ thuật số
Sau khi tạo các danh mục, chúng ta sẽ soạn các câu hỏi vào danh mục đó dùng module Quiz hoặc đưa câu hỏi soạn thảo bằng Hot Potatoes từ ngoài vào. Sau đó tạo ra 3 bài kiểm tra : kiểm tra chương 1, kiểm tra chương 2, kiểm tra chương 3. Mỗi bài có 10 câu hỏi.
Riêng với bài kiểm tra học kỳ, được tạo bằng cách chọn ra ngẫu nhiên từ các bài tập trong các chương, mỗi chương sẽ chọn 5 câu.
Các câu hỏi được tạo trong môn kỹ thuật số Chương 1
Gồm có: câu hỏi so khớp, đa lựa chọn, đúng sai.
Hình 3.5 Các câu hỏi chương 1môn kỹ thuật số
Chương 2
Gồm có:câu hỏi so khớp, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn.
Chương 3
Gồm có: câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi nhiều câu trả lời, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đúng/sai.
Hình 3.7 Các câu hỏi chương 3 môn kỹ thuật số
Câu hỏi thi học kỳ: sẽ lấy ngẫu nhiên mỗi chương ra 5 câu hỏi khác nhau. Tạo các Thư mục chứa các tài nguyên môn học
Các thư mục được tạo sau được trình bày dưới bảng sau. Tên thư mục
Tài liệu chương 1 Bài tập chương 1
Các bài tự test chương 1 Tài liệu chương 2 Bài tập chương 2
Các bài tự test chương 2 Tài liệu chương 3 Các bài tự test chương 3 Bài tập chương 3
Bài tập cuối kỳ
Mỗi một thư mục được thiết lập sẽ hiện thị tài liệu trong một danh mục. Như vậy chúng ta sẽ tạo các danh mục cho các thư mục như hình sau.
Hình 3.8 Tạo các thư mục môn kỹ thuật số
Ta thấy rằng, các môn học được thiết lập thời gian cố định để thi, mặc dù có những môn vẫn chưa đến ngày thi nhưng Admin hay giáo viên vẫn có thể xem trước bài thi đó để chỉnh sửa lại.
+ Tổ chức lớp học và giảng dạy:
Môn này triển khai theo mô hình đào tạo chính qui nên sẽ tổ chức như sau. Giáo viên giảng dạy: a, Mật khẩu : a.
Đăng ký học viên: học viên trong lớp sẽ được lập danh sách trên một file sau đó giáo viên sẽ cập nhật vào, chương trình sẽ tự động gửi mail cho mỗi học viên để chứng thực. Với môn học này sẽ hạn chế không cho phép học viên bên ngoài tự đăng ký nếu không có sự đồng ý của giáo viên. Dấu hiệu môn học loại này là có hình ảnh chiếc chìa khoá.
Trong mỗi chương học đều có tài liệu, bài tập cho học viên và bài tự test nhằm củng cố kiến thức đã học. Sau mỗi chương sẽ có bài kiểm tra kết thúc chương. Tổng kết: nếu sau 3 chương học với 3 bài kiểm tra, học viên không đạt được số điểm mà giáo viên qui định sẽ không được thi học kỳ. Sau mỗi bài kiểm tra hệ thống sẽ tự chấm điểm cho học viên.
Trường hợp học viên không được thi học kỳ sẽ phải học lại môn đó và nếu có học viên thi học kỳ không đạt, giáo viên sẽ tổ chức bài thi lại cho những học viên đó. Những trường hợp này giáo viên sẽ căn cứ vào các bài kiểm tra để thông báo cho học viên.
Để thấy được tính năng của bài thi trong Moodle, môn này sẽ tổ chức thi như sau: Bài kiểm tra chương 1 sẽ được thi thử ba lần, kiểm tra chương 2 là hai lần và được xem lại kết quả sau khi thi. Còn hai bài chương 3 và học kỳ chỉ được làm một lần duy nhất và không cho xem kết quả sau khi thi.
Hình ảnh danh sách lớp học môn kỹ thuật số
Hình 3.9: Danh sách lớp môn kỹ thuật số 3.3.2.2. Môn Tin học đại cương.
Giao diện môn học như sau
Cách xây dựng cũng giống như môn kỹ thuật số. Tạo danh mục các bài kiểm tra.
Hình 3.11 Tạo danh mục bài kiểm tra môn tin học đại cương
Các câu hỏi được tạo cho môn tin học đại cương (THDC) được thể hiện dưới các hình vẽ ứng với mỗi chương.
Chương 1
Chương 2
Hình 3.13: Câu hỏi chương 2 môn THDC
Chương 3
Hình 3.14: Câu hỏi chương 3 môn THDC
Bài thi học kỳ: được tạo ra ngẫu nhiêu tử các câu hỏi của các chương 1,2,3.
Hình 3.15: Tạo thư mục môn Tin học đại cương Tổ chức môn học và giảng dạy
Giáo viên: b, mật khẩu: b.
Môn này sẽ triển khai như hình thức học trực tuyến, mọi người đều có thể tham gia vào khóa học. Học viên tham gia môn học có thể đăng ký học trực tuyến, sau đó hệ thống sẽ tự động gửi mail chứng thực cho học viên đó.
3.2.2.3. Môn Tiếng Anh
Đây là môn học cần thiết cho nhiều người và cũng thích hợp cho đào tạo trực tuyến với nhiều định dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Và có nhiều tài nguyên trên mạng, có thể tích hợp multimedia rất tiện lợi cho việc học tập. Ta có thể đưa thêm một số định dạng câu hỏi như câu hỏi Jcross. Một đặc điểm nữa là sẽ thiết lập không cho tài khoản khách đăng nhập vào môn học này. Như vậy muốn tham gia vào môn học thì người dùng phải đăng ký.
Dưới đây là một số định dạng câu hỏi được tạo ra cho môn tiếng anh.
Hình 3.17: Các câu hỏi môn Tiếng Anh 3.2.3.4. Tạo tài khoản người dùng
Tạo từng người dùng một. Hình minh hoạ.
Hình 3.18: Thêm một người dùng mới
Một số thông tin người dùng như: tên truy cập, mật khẩu, email…
Tạo người dùng từ file: Đây là định dạng text, giáo viên có thể đưa file vào Moodle .ví dụ minh hoạ sau đây.
username, password, firstname, lastname, email a, a, a, a, a@yahoo.com
b, b, b, b, b@yahoo.com 3.3. Kết luận
Nhìn chung ứng dụng đã đạt được yêu cầu đặt ra là xây dựng môn học, trong đó giáo viên có thể trực tiếp giảng dạy và cung cấp tài liệu. Học viên có thể
đăng ký tham gia vào học tập, trao đổi trực tuyến với nhau trong suốt quá trình học. Tạo được các bài kiểm tra, bài thi có thể đạt được mục đích trong thi cử.
Trong chương này chủ yếu đưa ra các kết quả đã đạt được. Chi tiết cách thiết lập cũng như minh hoạ các kết quả chủ yếu giới thiệu trong chương 2..
Lợi ích của nhà trường, người quản trị.
Hiểu hơn về học viên qua: các cuộc khảo sát, câu hỏi lựa chọn, diễn đàn. Biết được năng lực hiện tại của học viên, tính cách cũng như một số mặt đời sống của học viên mà học truyền thống không dễ có được. Qua đó xác định rõ hơn mục đích, nguyện vọng của học viên
Lợi ích của học viên.
Học viên có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn thông qua các diễn đàn, câu hỏi, cuôc khảo sát trên. Đây là kho tài liệu trực tuyến rất tiện lợi cho học viên. Hạn chế: Tài nguyên đưa lên cho các môn học còn thiếu, nội dung đưa lên
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Sau thời gian làm đồ án, mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Bùi Thanh Hương, tôi đã hoàn thành đồ án của mình trong thời gian qui định. Mặc dù đồ án còn chưa thật hoàn chỉnh, nhưng theo tôi đây là hướng đi mới đầy tiềm năng; ứng dụng đã thể hiện được yêu cầu đặt ra có thể hoàn chỉnh thêm để áp dụng ngay vào thực tế. Và đây là kết quả nỗ lực của bản thân, không sao chép của ai.
Vì e Learning là lĩnh vực rộng lớn, để triển khai được hệ thống hoàn chỉnh cần có nhiều thời gian và công sức. Vì thế bên cạnh những việc làm được thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và chỉnh sửa thêm. Sau đây tôi sẽ rút ra một số điểm sau khi kết thúc đồ án.
4.1. Những kết quả đạt được
Hiểu một cách tổng quát về e Learning và có thể triển khai, phát triển được một ứng dụng e Learning với mục đích phục vụ cho giáo dục.
Sử dụng được phần mềm mã nguồn mở Moodle một LMS hướng giáo dục đã và đang được triển khai sử dụng rất nhiều trên thế giới.
Tìm hiểu, sử dụng Hot Potatoes một chương trình tạo và quản lý các bài kiểm tra, thực hiện trên Windows và có thể xuất ra nhiều loại định dạng.
Tìm hiểu, sử dụng thành thạo module Quiz của Moodle – module tạo và quản lý bài thi, có thể nhập và xuất nhiều dịnh dạng câu hỏi khac nhau.
xây dựng một trang web phục vụ việc học tập và thi cử. 4.2. Những tồn tại
Trang web vẫn còn thiếu nhiều tính năng, chưa đầy đủ nội dung. Cụ thể:
Hệ thống tài liệu và bài tập (tự test và thi) cung cấp cho môn học còn thiếu và chưa sát thực, đầy đủ. Ứng dụng xây dựng mới chỉ ở mức có thể hỗ trợ cho học tập và thi cử. Nội dung đưa vào mới chỉ dừng lại ở tính chất demo, thử nghiệm chưa được sự chuẩn hoá của giáo viên.
Một số chức năng còn chưa được xây dựng như: tạo các bài học (lesson), đưa vào multimedia.
Module Quiz còn nhiều tính năng chưa phát triển được. Vì đây là phiên bản Moodle chưa hoàn thiện nên một số điểm còn chưa việt hoá hoàn toàn. Một số tính năng khác chưa được cập nhật như:
Tạo đề thi bằng cách chọn các câu hỏi với mức độ khó, dễ khác nhau. Chưa có khả năng tự động lưu trong lúc làm bài.
Chương trình chưa đưa lên mạng Internet để thử nghiệm các kết quả. Do khó khăn trong việc tìm web server hỗ trợ.
4.3. Hướng phát triển.
Để đồ án được hoàn thiện hơn ta cần phát triển thêm những tính năng sau:
Xây dựng hoàn chỉnh các môn học đã có như: Tạo thêm các câu hỏi kiểm tra cho phong phú hơn, sát với chương trình hơn nữa, công việc này cần có sự hỗ trợ của giáo viên dạy môn đó.
Bổ sung thêm môn học mới.
Việt hoá hết các module của Moodle * Và một số hướng khác như:
Tìm hiểu Moodle xây dựng trên lý thuyết Constructivism. Nghiên cứu để sử dụng Constructivism như thế nào cho phù hợp với tâm lý, khả năng, tính xã hội hóa của đối tượng người học là người Việt.
Thiết kế bài giảng điện tử.
Phát triển Moodle tuân theo các chuẩn mới IMS Learning Design, IMS common Cartridge.
PHỤ LỤC Hướng dẫn cài đặt và sử dụng
I. Cài đặt chương trình phần mềm Moodle. 1. Yêu cầu hệ thống
webserver ( hỗ trợ PHP): thường sử dụng Apache hoặc IIS. PHP
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo
2. Chuẩn bị
Tải Moodle trên trang web http://Moodle.org/download/ Giải nén.
Đổi tên thư mục thành “Moodle” đặt vào ổ C để thực hiện cài đặt. 3. Cài đặt Moodle
Cách 1: Cài riêng từng phần một.
Cài Apache server: khi cài chú ý là cổng HTTP ( mặc định là 80) chọn sao cho không trùng với cổng HTTP của server khác đang chạy trên máy cài.
Cài PHP Cài MySQL
Cách 2: Cài đặt toàn bộ gói hỗ trợ tất cả.
1. Tải MoodlWindowsInstaller latest 17, giải nén lên ổ C( ổ hệ thống), đổi thư mục thành Moodle
2. vào thư mục bên trong Moodle, click file setup_xampp.bat để thực hiện cài đặt. 3. Mở dịch vụ của hệ thống như MySQL và Apache bằng cách click file Xampp_start.exe. và nhớ đừng tắt màn hình đó. Khi không sử dụng nữa thì tắt bằng click file xampp_stop.exe.
4. Mở trình duyệt của mình (FireFox hoặc IE), sau đó đánh địa chỉ http://localhost.
5. Làm theo các bước trên màn hình để hoàn thành cài đặt. 4. sử dụng gói tiếng việt.
Mặc định của Moodle là gói tiếng anh, muốn dùng gói tiếng việt có thể làm một trong hai cách sau.
Cách 1: khi kết nối mạng
đăng nhập hệ thống với tài khoản có quyền admin
Trên block site Adminitration tìm item language, click vào đó để mở ra menu con, click vào item Language packs
Tìm trong ListBox available language packs Vietnamese(vi) Click chuột vào nut Install select language pack
Bây giờ hoàn tất tải gói tiếng việt Cách 2: Không nối mạng
Copy thư mục vi_utf8 vào thư mụ Moodle\Moodledata\lang.
Muốn thay đổi gói ngôn ngữ mặc định của síte thành tiếng việt làm như sau: Trên block site Adminitration, tìm item language, click mở menu icon. Chọn language settings
Trong combobox Default language chọn Vietnamese(vi). II. Sử dụng chương trình:
Trong đồ án này em cài đặt theo cách thứ hai
Muốn sử dụng được chương trình ta phải thực hiện hai bước sau. bước 1: Copy thư mục moodle vào ổ C (ổ hệ thống).
bước 2: khởi động Apache và MySQL bằng cách click vào xampp_start.exe trong thư mục moodle (c:\moodle)
bước 3: Mở trình duyệt (fire fox hoặc IE) đánh vào http://localhost Hướng dẫn cài đặt Hot Potatoes
TÀI LIỆU THAM KHẢO