Soạn thảo danh mục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình học tập trong môi trường e learning và xây dựng ứng dụng (Trang 31)

Sau khi hoàn thành các thiết lập cho bài thi. Ta sẽ soạn thảo các câu hỏi và đưa vào các danh mục câu hỏi khác nhau để quản lý, sau đó có thể sử dụng trong các đề thi.

Tạo danh mục

Tạo danh mục: là cách thức để tổ chức các câu hỏi. Trong cửa sổ "soạn thảo đề thi" chọn "soạn thảo danh mục câu hỏi". Trong cửa sổ này chọn tiếp "Soạn thảo danh mục".

Danh mục cha: danh mục chứa danh mục cần tạo. Danh mục: tên danh mục cần tạo

Thông tin danh mục: các thông tin mô tả danh mục, để dễ dàng nhận biết danh mục đó chứa nội dung gì.

Hình 2.19: Tạo danh mục

Hình vẽ trên, tạo một danh mục chứa các câu hỏi trong chương 1 của môn kỹ thuật số. Xóa danh mục

Chọn biểu tượng xóa "X" tương ứng với danh mục cần xóa. Nếu danh mục có các danh mục con thì các danh mục con này được chuyển thành danh cùng cấp với danh mục bị xóa.

Ngoài ra còn có thể di chuyển các danh mục vào trong các danh mục khác. 2.2.3. Soạn thảo câu hỏi

Để tạo câu hỏi mới ta chọn chức năng "tạo câu hỏi mới" và chọn loại câu hỏi cần tạo trong hộp comobox. Dưới đây là các loại câu hỏi Moodle hỗ trợ:

Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn nhiều phương án đúng trong nhiều phương án chọn lựa.

Ví dụ : Chọn vi mạch số phân loại theo bản chất của tín hiệu điện đầu ra trong 4 loại mạch sau : vi mạch tương tự, vi mạch số, vi mạch SSI và vi mạch LSI.

Ta sẽ chọn câu hỏi đa lựa chọn với các thông số thiết lập như sau : Danh mục : chương 1 câu hỏi nằm trong danh mục các bài chương 1 Tiêu đề : là tiêu đề của câu hỏi.

Các thiết lập font chữ, màu sắc, canh lề...thể hiện trực quan trên giao diện. Điểm mặc định là : 1

Điểm trừ sau mỗi lần trả lời sai là 0.1 Chọn câu hỏi : nhiều đáp án.

Kết quả: là chọn 2 đáp án vi mạch tương tự và vi mạch số. Ta sẽ gán trọng số điểm là 50%.

Hình ảnh minh hoạ soạn thảo câu hỏi đa lựa chọn.

Hình 2.20 : Thiết lập câu hỏi đa lựa chọn

Sau khi hoàn thành các thiết lập, ta sẽ lưu chồng lên câu hỏi cũ hoặc là lưu lại dưới dạng một câu hỏi mới.

Kết quả hiện thị như sau: nếu tích vào trả lời a và c sẽ cho kết quả đúng

Câu hỏi đúng/sai: Loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai. Ví dụ: Chọn đúng/ sai cho câu hỏi sau.

Mạch dãy là mạch số có tín hiệu ra phụ thuộc vào trạng thái trong của mạch và có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào tín hiệu vào, đúng hay sai?

Các thiết lập:

Cùng nằm trong danh mục “chương 1”. Tiêu đề là mạch dãy.

Đáp án: đúng (vì câu trả lời có kết quả đúng), chọn sai nếu ngược lại.

Hình 2.22 : Thiết lập câu hỏi đúng/ sai

Hoàn thành ta cũng lưu lại dưới hai định dạng như bài trên. kết quả hiển thị như sau:

Hình 2.23 :Kết quả tạo câu hỏi đúng sai

Môn toán học đại số dùng thiết kế mạch số là gì? trả lời là : boole

Ta sẽ thiết lập như sau:

Một số thiết lập như các câu trên. Câu hỏi chỉ có một đáp án là: boole.

Hình 2.24 : Câu hỏi trả lời ngắn Kết quả có được như sau :

Hình 2.25 :Kết quả tạo câu trả lời ngắn

Câu hỏi so khớp: Là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng các phương án và các câu trả lời cho trước.

Cần so khớp:

Phương pháp phân loại Vi mạch số

Mật độ tích hợp SSI

Công nghệ chế tạo Màng mỏng

Tín hiệu vào ra Tín hiệu số

Bảng 2.1 Thiết lập câu hỏi so khớp

Các thiết lập như sau:

Hình 2.26 : Thiết lập câu hỏi so khớp Kết quả đạt được

2.2.4. Soạn thảo đề thi

Mỗi câu hỏi ta có thể đưa vào một danh mục tương ứng để đơn giản trong quản lý.

Sau khi tạo câu hỏi ta có thể tạo đề thi từ các câu hỏi ở những danh mục đã có. Đánh dấu câu hỏi và chọn chức năng " << Đưa vào đề thi", câu hỏi sẽ được đưa vào đề thi.

Nếu muốn gỡ bỏ một câu hỏi từ đề thi ta chọn biểu tượng gỡ bỏ ">>".

Các đề thi được tổ chức thành từng trang hoặc liên tục. Số lượng câu hỏi trong một trang được thiết lập và có thể quan sát cụ thể bằng cách hiển thị các phân trang.

Mỗi câu hỏi được thiết lập điểm tương ứng, điểm cuối cùng của học viên được tính dựa vào kết quả của từng bài thi, tổng điểm và điểm lớn nhất.

Ta có thể tạo để thi bằng cách lấy câu hỏi ngẫu nhiên từ các danh mục. Đây là chức năng rất hay giúp ta có thể tạo được số để thi phong phú và rất nhanh.

Hình minh hoạ tạo bài thi.

Hình 2.28: Kết quả soạn đề thi

Ta cũng có thể nhập các câu hỏi từ file theo các định dạng được Moodle hỗ trợ. Khi đã có học viên nộp bài thi thì các câu hỏi trong đề thi sẽ không được thay đổi. Như vậy, khi soạn thảo bất kỳ loại câu hỏi nào ta đều phải cung cấp các thông tin chung sau:

Danh mục: danh mục chứa câu hỏi. Tiêu đề: tên của câu hỏi.

Câu hỏi: nội dụng câu hỏi.

Hệ số trừ: Sử dụng khi học viên làm đề thi thử nhiều lần, mỗi lần sai sẽ bị trừ một số hệ số điểm được tính bằng tích giữa hệ số trừ và điểm của câu hỏi đó. Điểm cuối cùng của học viên được tính tùy theo thiết lập của bài thi.

2.2.5. Nhập câu hỏi từ file.

Đây là một chức năng quan trọng của Moodle cho phép tái sử dụng các nguồn câu hỏi sẵn có, giảm chi phí cho việc soạn thảo câu hỏi.

Định dạng Hotpot: sau khi soạn thảo câu hỏi trong Hot Potatoes ta sẽ ghi file dưới dạng tương ứng, các file này có thể đưa vào Moodle dùng cho soạn thảo bài kiểm tra.

Hình vẽ đưới đây cho thấy chức năng đưa file c22.jqz vào Moodle

Hình 2.29: Nhập câu hỏi từ file

Định dạng GIFT :GIFT là một phương pháp dễ dàng cho phép giáo viên tạo các câu hỏi từ file text. Nó có thể dùng để tạo câu hỏi trắc nghiệm.

Với các câu hỏi trắc nghiệm, các câu trả lời sai sẽ có kí tự (~) đứng trước và câu trả lời đúng sẽ có dấu bằng.

Chú ý: Phải có một dòng trống để phân tách các câu hỏi. Để đảm bảo tính rõ ràng các câu trả lời sẽ được viết trên các dòng riêng biệt, thậm chí nên có thêm một số khoảng trắng. Ví dụ:

The American holiday of Thanksgiving is celebrated on the { ~second

~third =fourth

} Thursday of November.

Japanese characters originally came from what country? { ~India

kết quả sau khi đưa vào Moodle

Hình2.30 :Kết quả nhập câu hỏi định dạng Gift

Định dạng Aiken : Aiken là định dạng rất dễ đọc và hiểu khi tạo các câu hỏi trắc nghiệm.

Nội dung câu hỏi phải đặt trên một dòng. Mỗi câu hỏi bắt đầu bằng một chữ cái đơn lẻ, theo bởi dấu chấm ‘.’ hoặc dấu đóng ngoặc ‘)’, và một khoảng trắng. Câu trả lời phải theo sau ngay đó, bắt đầu bằng “ANSWER” và một chữ cái (câu trả lời đúng).

Dưới đây là một ví dụ.

What is the correct answer to this question? A. Is it this one?

B. Maybe this answer? C. Possibly this one? D. Must be this one! ANSWER: D

Which LMS has the most quiz import formats? A) Moodle B) Atutor C) Claroline D) Blackboard E) WebCT F) Ilias ANSWER: A

Kết quả sau khi đưa vào Moodle

Hình 2.3: Kết quả nhập cẩu hỏi định dạng Aiken Và một số định dạng khác

2.2.6. Các vấn đề liên quan đến quản lý đề thi

Sau khi đã tạo ra bài thi, Moodle cung cấp các tính năng quản lý để chỉnh sửa cho hoàn thiện và quản lý đăng nhập vào bài thi như :

Xem thông tin đề thi

Cung cấp các thông tin chung nhất cho đề thi Số lần làm bài

Cách tính điểm Thời gian làm bài Đề thi kết thúc khi nào.

Xem các thông tin về đề thi đã hoàn thành của các học viên

Hình 2.32: Xem thông tin đề thi Xem trước đề thi

Moodle cho phép người quản trị hay giáo viên xem trước đề thi và thi thử như một học viên bình thường.

Hình 2.33: Xem trước đề thi

Chức năng này cho phép kiểm tra lại đề thi để tránh các lỗi có thể có trong quá trình soạn thảo. Nó cũng rất phù hợp cho việc thử mức độ của đề thi: yêu cầu đối với học viên, có phù hợp với trình độ của học viên hay không, thời gian hợp lý chưa…Do vậy đề thi được đưa tới học viên khi đã được kiểm nghiệm và cải thiện về mặt chất lượng.

Phân tích đề thi.

chức năng này cho phép ta biết được chi tiết hơn vể câu trả lời của học viên như số lần thử, điểm của mỗi câu.

Hình 2.34: Phân tích đề thi Xem tổng quan đề thi.

Cung cấp các thông tin chung nhất về đề thi của các học viên: Các học viên đã thi

Thời gian thực hiện Điểm các lần thử

Ngoài ra ta cũng xem danh sách các học viên chưa thi và chi tiết điểm từng câu hỏi bằng các tùy chọn: "Chỉ hiển thị các sinh viên chưa thi" và "Hiển thị chi tiết".

Hình 2.35: Xem tổng quan đề thi

2.2.7. Thi

Các học viên của khoá học có thể tham gia thi.Các bài thi chỉ hợp lệ trong thời gian quy định. Các thông tin về thời gian này có thể tìm được trong trang chủ của khoá học.

Moodle cung cấp một số thông tin cơ bản về đề thi cho học viên: Số lần làm bài

Cách tính điểm

Thời gian làm bài (nếu có) Thời gian kết thúc đề thi.

Học viên lựa chọn các câu trả lời và có thể nộp từng câu trả lời hay toàn bộ trang, đề thi.

Tùy vào cấu hình của giáo viên mà học viên có thể thi lại, xem kết quả của các lần thử nghiệm…

Nếu đề thi có áp dụng luật trừ điểm thì mỗi lần thử nếu bạn trả lời sai thì sẽ bị trừ đi một số điểm được tính theo hệ số trừ được áp dụng.

Sau khi thi nếu giáo viên cho phép học viên có thể xem các thông tin về đề thi của mình: điểm thi, thời gian thực hiện, ..

Nếu quá thời gian thi mà học viên nào không nộp bài thì học viên đó không được thi và đề thi coi như được 0 điểm.

2.3. Công cụ soạn đề thi Hot Potatoes 2.3.1. Giới thiệu 2.3.1. Giới thiệu 2.3.1. Giới thiệu

Mặc dù trong Moodle đã xây dựng module Quiz, một công cụ tạo và quản lý đề thi rất tốt, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do phải làm việc trong môi trường Moodle. Vì thế để thuận tiện cho việc thì cần có những công cụ khác hỗ trợ. Hot Potatoes là một công cụ như thế. Với Hot Potatoes , khi tạo một đề thi, giáo viên sẽ tạo trên máy tính cá nhân sau đó đưa lên một khoá học của Moodle. Điều đó là hợp lý đặc biệt trong môi trường Việt Nam khi điều kiện làm việc trên Internet còn nhiều khó khăn.

Giới thiệu

Giao diện chính của chương trình như hình vẽ dưới, đây là phiên bản miễn phí sử dụng cho mục đích giáo dục, phiên bản 6.0. [2]

Hình 2.36: Giao diện Hot Potatoes 6.0 Hot Potatoes gồm các module:

JQuiz: Dùng tạo các bài tập hỗ trợ 4 loại câu hỏi: Đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều câu trả lời.

JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống. JCross: Tạo trò chơi ô chữ (crosswords).

JMix: Module dùng tạo các câu hỏi sắp xếp các từ /cụm từ lộn xộn thành một cụm từ/câu/đoạn theo yêu cầu.

JMatch: Tạo các bài tập gồm các câu hỏi so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi.

Để có thể sử dụng tốt phần mềm này trước hết cần hiểu rõ các định dạng câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều câu trả lời...

Các chức năng chung của các module Hot Potatoes

Hot Potatoes là công cụ hỗ trợ tạo các bài thi, nên các định dạng câu hỏi và cách tạo lập nó cũng có phần tương tự như module Quiz trong Moodle. Nên dưới đây trong một số module chỉ trình bày một cách tổng quát.

a. Các bước cơ bản để tạo một bài tập

Có 3 trạng thái cơ bản khi tạo một bài tập với các module chương trình Nhập và ghi dữ liệu

Các thông tin như: Tiêu đề, câu hỏi, câu trả lời, thông tin phản hồi, các thiết lập phương án trả lời đúng và các trọng số điểm tương ứng. Các câu trả lời được gán các trọng số điểm theo mặc định: nếu đúng thì được100% số điểm ngược lại là 0%.

Hình minh hoạ nhập dữ liệu.

Hình 2.37: Màn hình minh hoạ nhập liệu.

Sau đó ghi file dưới các đuôi mở rộng tương ứng . Mỗi module tạo ra câu hỏi với đuôi mở rộng tương ứng với module đó:

JCloze: .jcl JCross: .jcw JMix: .jmx JMatch: .jmt Thay đổi cấu hình

Các thông tin cấu hình thiết lập các thông số sử dụng để biên dịch trang Web. Để thiết lập các thông số cấu hình từ Options menu chọn Configure Output. Các thiết lập này sẽ chung cho cả bài tập mà không phụ thuộc vào các loại câu hỏi cụ thể. các thiết lập này rất quan trọng khi sử dụng để đưa vào Moodle sử dụng module Hotpot.

Hình minh hoạ.

Hình 2.38: Cấu hình Hot Potatoes Các module có các tham số cấu hình chung bao gồm:

Tiêu đề bài tập (Title): Tiêu đề xuất hiện trong bài.

Chỉ dẫn (instructions): Các chỉ dẫn này xuất hiện trên phần đầu của bài tập. Thông thường nó là các hướng dẫn cách thức làm bài.

Các dấu nhắc (khi trả lời đúng, sai), các thông tin hồi đáp trong các trường hợp khác nhau (đúng trong lần trả lời đầu tiên..).

Các nút bấm: Tên, biểu tượng. Hiển thị: Kiểu bố trí, màu sắc…

Thời gian (Timer): Thiết lập thời gian thi và thông báo khi hết giờ thi. …

Ngoài ra mỗi module đều có các tham số cấu hình riêng. Tạo trang Web

Đây là một chức năng cho phép tạo bài tập dưới dạng một trang web, sau đó ta có thể sử dụng với các mục đích khác nhau.

a. Các chức năng cơ bản của Hot Potatoes Thiết lập thời gian làm bài

Thiết lập thời gian làm bài của học viên và thông báo khi thời gian làm bài đã hết. Ta chỉ thiết lập được thời gian tối đa là 200 phút.

Hình 2.39 : Thiết lập thời gian làm bài Thêm ảnh

Hotpot cho phép thêm ảnh vào câu hỏi, tăng thêm tính sinh động và phục vụ cho một số loại hình câu hỏi cần ảnh minh họa.

Để thêm ảnh vào một câu hỏi, tới vị trí đặt ảnh và chọn chức năng Insert > Picture, có 2 cách thức thêm ảnh:

Hình 2.40: Chèn ảnh từ trang web

Picture from Local file: Chèn ảnh từ một file trên máy tính cục bộ.

Các ảnh có thể được thiết lập với kích thước xác định và có các chế độ căn lề. Khi dùng module Hotpot của Moodle nhập vào file được tạo từ Hot Potatoes thì ảnh không được hiển thị mà chỉ hiển thị đường dẫn của ảnh. Nhưng lại hiển thị được khi xuất ra từ Hot Potatoes theo định dạng V6.

Thêm một liên kết

Chèn một liên kết tới một điạ chỉ trang web (Insert >Link > Link to Web URL) hay một vị trí nào đó trong máy tính cục bộ (Insert >Link > Link to Local File).

Thêm âm thanh và hình ảnh

Chọn Insert >Media Object. Chọn đường dẫn tới file media, các phần mềm sử dụng để chơi file media này, dòng văn bản chứa đường liên kết tới file.

2.3.2. JQUIZ

Module này cho phép soạn thảo bài tập với 4 loại câu hỏi: Đa lựa chọn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình học tập trong môi trường e learning và xây dựng ứng dụng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)