- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm cành cây, cây bụi, phát sinh khi chuẩn bị mặt bằng và các vật liệu xây dựng như : gỗ, kim loại, (khung
3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
3.2.1.1 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Công tác san lấp, xây dựng dự án tác động đến môi trường không khí trong khu vực dự án như: bụi, khí thải, khói thải, tiếng ồn. Các nguồn gây ô nhiễm này tác động lên sức khỏe con người mà đối tượng bị tác động chính là người lao động trực tiếp trên công trường. Tùy mưc độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với nguồn bụi, khí thải, khói thải, mà người lao động có thể nhiễm các bệnh.
Bảng 3.6 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí thể hiện trong bảng sau:
STT Thông số Tác động
01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa
02 Khí axit (SOx, NOx)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm trữ lượng kiềm trong máu
- Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng Ozôn
03 Oxyt cacbon (CO)
- Giảm khả năng vận chuyển Oxi của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành Cacboxyhemoglobin
04 Khí Cacbonic (CO2)
- Gây rối loạn hô hấp phổi - Gây hiệu ứng nhà kính - Tác hại đến hệ sinh thái 05 Hydrocarbon
(THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong
06 Các loại thuốc bảo vệ thực vật
Là chất độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoe khi nhiễm phải quá liều lượng cho phép
Do tập trung máy móc, thiết bị thi công và các phương tiện vận tải cùng hoạt động nên môi trường có thể bị ô nhiễm bởi khí thải. Tải lượng các chất ô nhiễm NOX, SO2,CO2, CO, VOC,… sẽ gia tăng trong khu vực, mưc độ và phạm vi ảnh hưởng pụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khả năng phát tán vào không khí. Ở nước ta, do không khí nóng ẩm, sự có mặt của axit SO2, NOx,… làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu. Bụi kết hợp với các chất ô nhiễm khác bám trên công trình, xe cộ, làm hư hại, giảm mĩ quan và tăng chi phí bảo dưỡng, tu sửa. Dưới ánh ắng mặt trời, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) kết hợp với NOx tạo thành ozon hoặc chất oxi hóa mạnh và phá hủy vật liệu nhanh.
Việc công nhân thi công phải làm việc trong thời gian dài trên những khu đất trống sẽ dễ mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt… dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng khả năng xảy ra tai nạn lao động.
Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt có hại cho sức khỏe của trẻ em, người già, và những người mắc bệnh về hô hấp. Dự án với điiểm nhấn chính là tạo chỗ ở cho người dân, do đó cần khống chế các ảnh hưởng ô nhiễm do khí thải.
3.2.1.2 Tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn cao của thiết bị máy móc như máy điều hòa không khí, máy phát điện… thường gây khó chịu cho người, đặc biệt là những thời điểm bất lợi như ban đêm, những khi cúp điện, lúc trời nóng bức… Nếu không chú ý áp dụng biện pháp chống ồn hiệu quả, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khu vực dự án.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lí của người lao động mà trực tiếp lên thính giác người lao động gây mệt mỏi, kém tập trung và sẽ bị ảnh hưởng trong trong thời gian dài tiếp xúc. Tuy nhiên, nhìn chung ảnh hưởng là ảnh hưởng không lớn do khu vực thi công rộng.
3.2.1.3 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường nước
Quá trình đổ đất đá, đổ bê tông xây dựng làm phát sinh yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước: một lượng đất cát, vật liệu xây dựng trên mặt bằng thi công sẽ rơi và lắng xuống kênh rạch góp phần làm gia tăng hàm lượng chất rắn và độ đục của nước.
Việc tập kết công nhân đến khu vực thi công sẽ kéo theo việc xuất hiện các lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nứơc thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc chủ yếu vào số lượng công nhân làm vệc tại hiện trường và cách thức quản lí chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ lán trại và khu nhà tạm của công nhân ước tính khoảng 8m3/ ngày đêm. Tuy lưu lượng nước này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lí lượng nước này một cách hợp lí. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, cấc tác động kiểu này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp.
Nồng độ nước thải sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn quy định có thể gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận do hàm lượng hữu co cao, lượng cặn lơ lưởng lớn và mang nhiều mầm bệnh.
Hàm lượng hữu cơ cao trong nước thải sinh hoạt trong một thời gian tích lũy sẽ lên men, phân hủy tạo ra các khí, mùi và mù đặc trưng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường. Quá trình phân hủy chất hữu cơ làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống của các hệ thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận: thực vật thoái hóa hay chết dần, động vật như tôm cá phải di cư đến nơi khác.
Mặt khác, nước thải chứa chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển, khi thoát ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm cho nguồn nước không thể sử dụng vào nhưng mục đích khác được. Việc khắc phục tác động tiêu cực của các loại nước thải sinh hoạt này có thể thực hiện bằng các công trình xử lý khả thi tương ứng.
Với cường độ mưa tương đối cao, nếu không có biện pháp quản lý, giữ nước và tiêu thoát đúng, mưa sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước, xói mòn đất, cuốn xăng dầu từ khu vực để xe, nhà kho gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.
3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý kịp thời các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên tạo ra các hợp chất có mùi như H2S, mercaptan... ảnh hưởng đến vệ sinh và cảnh quan toàn khu vực.
Các loại chất thải rắn là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển và là nguồn phát sinh và lây lan các nguồn bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người và cảnh quan khu vực. Nếu không được xử lý tốt, chất thải rắn sẽ gây tác động xấu đến môi trường không khí, nước, đất.
3.2.1.5. Tác động đến nguồn nước ngầm
- Giảm trữ lượng nước ngầm do: khi thực hiện dự án diện tích nền bê tông, nhựa tăng lên hạn chế khả năng thấm nước xuống tầng nước ngầm.
- Chất lượng nước ngầm tại khu vực có thể bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt từ hoạt động giải phóng mặt bằng, hoạt động xây dựng và chất thải khi dự án đi vào hoạt động. Các chất độc hại sẽ có điều kiện thấm xuống tầng nước ngầm do các hoạt động dào đắp, hoạt động khai thác nước ngầm.
3.2.1.6. Tác động đến môi trường đất
- Trong quá trình tiến hành xây dựng dự án việc trượt lở đất, xụp lún và xói mòn đất có thể diễn ra nếu chủ dự án không có biện pháp chắn che thích hợp. Các hiện tượng này sẽ làm mất đi một khối lượng lớn đất bị cuốn xuống các kênh dẫn ra biển.
- Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng thải ra trong quá trình thi công cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu không có biện pháp thu gom và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.