- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm cành cây, cây bụi, phát sinh khi chuẩn bị mặt bằng và các vật liệu xây dựng như : gỗ, kim loại, (khung
Đưa đi xử lý Bãi rác tập trung
4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
Là khu đô thị mới tập trung nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến môi trường và gây thiệt hại về kinh tế, con người.
Trong khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu không chỉ có khoảng (….) người sinh sống mà còn có các hộ kinh doanh dịch vụ, khu thương mại dịch vụ với nhiều phương tiện tham gia giao thông nên việc phòng chữa cháy là rất cần thiết, phải đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc.
4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ
Trước khi giải tỏa mặt bằng, san lấp công trình cần phải dọn sạch những thiết bị thường dùng của người dân dễ gây cháy nổ như bình ga, dây diện, xăng dầu, các chất gây nổ khác …
4.2.1.2 Phòng cháy các thiết bị điện
Cần ngắt hệ thống điện và thu gom dây điện các dụng cụ liên quan khi cho di dân để phòng chống các trường hợp xấu xảy ra.
4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng
4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ
- Bố trí đường cấp nước chữa cháy, đảm bảo áp lực và lưu lượng nước đủ cung cấp khi có cháy.
- Bố trí một số họng chữa cháy xung quanh các công trình - Tạo ý thức cho mỗi công nhân làm việc an toàn
4.2.2.2 Phòng cháy các thiết bị điện
- Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải, đối với những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc bảo vệ kỹ thuật, ngắt cầu dao điện khi không có nhu cầu sử dụng, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của công tắc, thiết bị điện.
- Chủ đầu tư phải tổ chức buổi giáo dục nâng cao ý thức cho công nhân. Lập đội phòng cháy chữa cháy và trang bị đầy đủ phương tiện khi có sự cố.
4.2.3. Trong giai đoạn vận hành
- Thiết lập các hệ thống báo cháy phải có đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả. Tiến hành kiểm tra định kỳ các hệ thống có khả năng gây cháy nổ (hệ thống điện).
- Bố trí các đường ống cấp nước đủ lưu lượng áp lực và tình trạng sẵn sàng khi có cháy xảy ra.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong khu dân cư và trong các công trình công cộng. Quy mô và thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định của nhà nước về an toàn phòng cháy và được cơ quan chức năng kiểm tra, chấp thuận.
- Mặt bằng được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Tổ chức hệ thống nội bộ hợp lý tuân theo các quy định, đảm bảo thoát người và tài sản ra khỏi khu vực nhanh chóng.
- Các trụ và họng cứu hỏa lấy nước từ hệ thống cấp nước sinh hoạt, ví trí được bố trí đều và khoảng cách từ 150 đến 180m. Mạng lưới cấp nước có áp lực cao, đủ lưu lượng và có một số bể nước dự phòng.
4.2.3.2 Phòng cháy các thiết bị điện
- Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải, đối với những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc bảo vệ kỹ thuật, ngắt cầu dao điện khi không có nhu cầu sử dụng, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của công tắc, thiết bị điện.
- Một vấn đề quan trọng khác là chủ đầu tư phải tổ chức các buổi sinh hoạt chung nhằm nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Ngoài ra để tăng cường khả năng chữa cháy tại chổ cần thành lập đội phòng cháy chữa cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy khi có sự cố.
- Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như: Khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định, đặc biệt là các đường điện đi trong ống nhựa PVC, các thiết bị máy móc đều được tiếp địa thật an toàn.
- Tạo được ý thức cho mỗi công nhân viên trong việc sử dụng điện, luôn luôn kiểm ngắt cầu dao sau khi sử dụng điện, thiết bị điện.