Trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu đô thị mới – phường hòa khánh nam – q liên chiểu – tp đà nẵng (Trang 43 - 49)

- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm cành cây, cây bụi, phát sinh khi chuẩn bị mặt bằng và các vật liệu xây dựng như : gỗ, kim loại, (khung

4.1.3. Trong giai đoạn vận hành

Thu gom và thoát nước mưa

- Trong toàn bộ các dự án mạng lưới thoát nước được bố trí theo từng khu vực, phụ thuộc vào địa hình cụ thể chia các lưu vực thoát nước hợp lí nhất

- Dọc theo đường giao thông bố trí mương thu nước hai bên đường, tại các tuyến giao thông hai bên đường có độ dốc lớn cần có tường chắn chống sạt lở.

Thu gom và thoát nước

Xây dựng mạng lưới thu nước bẩn trong từng khu vực của dự án tập trung về trạm xử lý nước thải. Ở đây, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005 cột B trước khi thải ra biển. Sơ đồ thoát nước như sau:

Hình 4.1 Sơ đồ thoát nước của khu đô thị

- Hệ thống thoát nước thải: thoát nước tắm, rửa, giặt, các dịch vụ khác… được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung của khu vực.

- Hệ thống thoát nước tiểu, xí: thoát nước xí, tiểu được tập trung xả vào bể tự hoại được xử lý sơ bộ trước khi cho qua hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Biện pháp kĩ thuật xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hạng mục trong khu đô thị nhiễm bẩn chất hữu cơ cao, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD) dao động khoảng 300- 500 mg/l, tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ (COD) trong khoảng 300- 500 mg/l, thành phần chất rắn lơ lửng, thành phần chất rắn lơ lửng (SS) dao động trong khoảng 500- 1.500 mg/l.

Nước mưa Cống thoát nước mưa Hồ lắng

Nước thải sinh

hoạt Hầm tự hoại ba ngăn

Nước thải các

khu đô thị Trạm xử lý nước thải

Biển hoặc tưới cây

Có hai phương án xử lý nước thải của khu đô thị mới:

Phương án 1:

UBND thành phố Đà Nẵng đang đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải cho cả thành phố vì vậy toàn bộ nước thải của khu đô thị sẽ được thải trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án sau đó thải ra biển. Nếu phương án 1 không thi như đã dự định thì chủ đầu tư phải xây dựng công trình xử lý nước thải cụ thể như phương án 2 dưới đây:

Phương án 2:

Chủ đầu tư xây dựng một công trình xử lý nước thải cụ thể như sau:

- Hệ thống thu gom và thoát nước của khu đô thị được xây dựng và thiết kế độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn.

Đối với nước mưa: hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính.

Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trên cống có bố trí các hố ga (30-40m/ hố) vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát.

Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt được xử lý theo hai cấp: + Cấp 1: Nước thải nhà vệ sinh được xử lý cục bộ tại các công trình ( nhà ở, khu thương mại, khách sạn, chợ…) thông qua bể tự hoại (ba ngăn) rồi thải ra mương thoát nước chung của khu dân cư.

Bể tự hoại được thiết kế theo mẫu của Viện Tiêu chuẩn hóa - Bộ xây dựng. Dung tích bể được tính toán thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải. Các bể tự hoại tại mỗi công trình khi cần thiết được hút định kì bằng xe vệ sinh thông tắc cống.

Nước thải chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa được thu vào đường ống riêng rồi chảy ra mương thoát nước chung của khu dân cư.

+ Cấp 2: Nước thải sau khi xử lí cục bộ được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung đạt TCVN 6772: 2000 (mức B) rồi thoát ra mương thoát nước chung của thành phố.

Trạm xử lý nước thải tập trung được thiết kế dựa trên các căn cứ sau: - Lưu lượng nước thải: 890m3/ngày

- Yêu cầu về mức độ xử lý: TCVN 6772:2000 (mức B) - Nơi tiếp nhận: hệ thống thoát nước chung của thành phố

Do nước thải sinh hoạt đã được xử lý qua bể tự hoại sau đó đưa về xử lý tập trung vì vậy chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị mới, với lưu lượng nước thải 890m3/ngày, thiết kế hệ thống xử lý với công suất 900m3/ngày theo biện pháp sinh học hiếu khí kết hợp lắng lọc bằng các modul hợp khối. Hệ thống này được ghép lại bởi 03 modul, mỗi modul có công suất 300m3/ngày. Tiến độ xây dựng khu đô thị đến năm 2014 nên sẽ xây dựng từng khu đô thị một.

Nước thải sinh hoạt từ các nhà liền kề, biệt thự, khu nhà chung cư được xử lý riêng lẻ ở từng bể phốt 3 ngăn,sau đó được gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn bộ khu đô thị.

Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung

Ban đầu nước thải được dẫn qua mương tách rác có bố trí song chắn rác nhằm tách rác, tạp chất thô là tác nhân có khả năng gây hỏng thiết bị và ảnh hưởng tới hiệu quả các công đoạn tiếp theo. Rác được vứt định kỳ, tập trung đổ ở tại nơi quy định cùng rác thải sinh hoạt.

Tiếp đó nước thải được hệ thống bơm, bơm vào bể điều hòa rồi về thiết bị keo tụ và lắng, tại đây nhờ lực liên kết giữa các điện tích trái dấu, kích thước của các bong bùn được tăng lên và lắng xuống đáy thiết bị và được đưa về bể chứa bùn thông qua hệ thống ống thu gom. Nước sau khi xử lý hóa lý chảy về bể hiếu khí cưỡng bức là công trình xử lý chính có chức năng thực hiện quá trình phân hủy các chất ô nhiễm sự sự hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Tại bể hiếu khí, một lượng oxy không khí thích hợp được đưa vào nhờ máy thổi khí giúp cho quá trình hoạt động và tăng trưởng tế bào của hệ vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và bổ sung liên tục. Thời gian lưu của nước thải tại bể khoảng 2-2,5 giờ để đảm bảo quá trình phân hủy chất hữu cơ được hiệu quả. Tại đây, nhờ các vi khuẩn hiếu khí bám trên các đĩa vật liệu, nước thải gần như được xử lý triệt để các mùn hữu cơ và các nguyên tố như Nitơ có trong nước thải để tạo thành các sinh khối. Từ bể hiếu khí nước thải được đưa qua bể lắng lọc để tách các hợp chất rắn sinh ra trong quá trình

Bể chứa

điều hòa TB keo tụ lắng Bể hiếu khí cưỡng bức

Sân phơi bùn Bể xử lý bùn Nước thải đã xử lý đạt TCVN 6772:2000 mức II Bể lắng lọc Hệ thống thoát

nước chung của thành phố rồi ra biển Nước thải Lưới chắn rác Phèn nhôm Điều chỉnh pH Cấp khí

phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí để tách các hợp chất rắn nhỏ hơn lơ lửng trong nước. Vật liệu lọc là cát sỏi loại nhỏ kết hợp với than hoạt tính có tác dụng lọc cặn. Bể lắng lọc định kỳ được xóc rửa và thay vật liệu. Nước thải được xử lý đạt TCVN 6772:2000 loại B rồi mới thải ra ngoài lưu vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước thải chung của thành phố và ra biển.

Sân phơi bùn được phun chế phẩm EM khử mùi 2 ngày/lần và xây dựng tường bao cao 2m để tránh mùi phát tán. Khi sân phơi bùn đầy sẽ được đưa di làm phân bón trồng cây.

Hệ thống xử lý làm việc liên tục với 2 chế độ điều khiển tự động và bằng tay. Chế độ tự động sẽ tự hoạt động khi nước trong bể điều hòa đầy, chế độ bằng tay hoạt động khi chế độ tự động xảy ra hỏng hóc.

Hệ thống xử lý nước thải được đề xuất ở trên khá đơn giản, hiệu quả. Chi phí xây dựng và thiết bị tính trên mỗi đơn vị xử lý nước thải theo giá hiện nay khoảng 4- 5 triệu đồng/m3 nước thải, chi phí vận hành hệ thống xử lý theo giá hiện nay khoảng 2000 đồng/m3 nước thải.

Với hệ thống xử lý này có thay thế, sửa chữa khi có sự cố và tăng công suất xử lý nước thải bằng cách bổ sung thêm các modul của Dự án.

Quy trình xử lý nước thải được đề xuất có ưu điểm sau:

- Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm đạt TCVN 6772:2000 loại B phù hợp với việc xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư tập trung.

- Hệ thống được thiết kế có tính tự động cao, tốn ít nhân lực, vận hành đơn giản, không gây ô nhiễm phụ tới môi trường không khí. Mức đầu tư ban đầu và giá thành xử lý trên mỗi đơn vị nước thải thấp.

- Hiệu quả xử lý cao, chiếm ít diện tích mặt bằng.

4.1.3.2. Biện pháp quản lý thu gom xử lý chất thải rắn

Ban quản lý khu đô thị mới yêu cầu các hộ gia đình, các đối tượng khác trong khu dân cư có tham gia xả rác thải đều phải thu gom rác, đựng vào bao bì, để đúng nơi quy định. Cụ thể như sau:

- Các hộ gia đình sẽ phân loai rác thải tại hộ gia đình vào bao bì riêng thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy ( thức ăn thừa, rau quả…); Rác thải từ đồ hộp vỏ bao bì;

Rác thải nguy hại ( gương kính vỡ, bóng đèn, pin, đồ điện tử…) rồi đổ vào 3 loại thùng chứa rác thải quy định như trên.

- Cuối ngày công nhân vệ sinh của khu dân cư sẽ chuyển rác đến vị trí tập kết, sau đó công nhân môi trường của thành phố sẽ thu gom vận chuyển rác đi xử lý ( rác dễ phân hủy có thể làm phân bón và chế phẩm sinh học; rác đồ hộp bao bì có thể tái chế; rác nguy hại công ty môi trường đô thị sẽ liên hệ với Sở môi trường thành phố Đà Nẵng để được cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại và thực hiện đúng các quy định về quản lý, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại của nhà nước) hoặc đưa đi bãi chôn lấp rác của thành phố.

Quy trình thu gom rác như sau:

Ngoài ra, chính quyền địa phương phối hợp với ban quản lý thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường. Yêu cầu các hộ dân và khu dịch vụ thực hiện nghiêm túc các quy định, đóng kinh phí vệ sinh môi trường đầy đủ, kịp thời…

4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu đô thị mới – phường hòa khánh nam – q liên chiểu – tp đà nẵng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w