Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam" doc (Trang 122 - 131)

I- Định hướng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

1.Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU

Đối với cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia, việc duy trì những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cần thiết. Song với một nền kinh tế đang phát triển, cơ

cấu hàng xuất khẩu luôn phải được quan tâm đúng mức. Việc mở rộng cơ cấu

hàng xuất khẩu rất quan trọng vì nó đánh dấu sự phát triển của một nền kinh tế. Đặc biệt đối với Việt Nam, bấy lâu nay cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nông

sản và một số hàng công nghiệp nhẹ. Đến năm 2020 Việt Nam sẽ là một nước

công nghiệp, hàng xuất khẩu không thể chủ yếu là hàng nông sản, khoáng sản, sản phẩm thô sơ chế mà phải xuất khẩu hàng công nghiệp với hàm lượng kỹ thuật cao, các sản phẩm tinh chế có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Ngay hàng tiêu dùng, do kinh tế phát triển, nhu cầu con người luôn thay đổi, hàng hoá phải luôn cải tiến. Phải chú ý đến chu kỳ sống của sản phẩm để kịp thời cải tiến, thay đổi thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Việt Nam phải duy trì và phát triển hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, thủ công, mỹ

nghệ; nhưng phải chú trọng đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành điện tử, chế biến thực phẩm, phần mềm, công nghệ sinh học v.v... Đó chính là hướng và

phải là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam sang EU, chúng ta phải mở rộng và củng cố thị phần của các mặt hàng hiện có, và mở rộng danh mục mặt hàng.

1.1. Đối với các mặt hàng đang xuất khẩu sang EU 1.1.1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Về phía Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thích hợp làm động lực phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu thị hiếu luôn luôn biến đổi trên thị trường để cải thiện chất lượng hàng hoá, mẫu mã và bao gói cho phù hợp. Các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản

phẩm, đáp ứng tốt nhất các qui chế nhập khẩu của EU để tăng khả năng cạnh

tranh của hàng hoá nhằm mục đích giữ vững và mở rộng thị phần, vì đây là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU hàng năm). Với sự nỗ lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có thể đứng vững và phát triển được trên thị trường Liên Minh Châu Âu - một thị trường rộng lớn nhưng cũng khắt khe nhất trên thế giới.

- Giày dép và sản phẩm da: 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam sang EU là làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả kinh tế rất

thấp. Thị trường EU hiện được coi là tiềm năng nhất đối với các doanh nghiệp

sản xuất và gia công giày dép của Việt Nam. Để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị phần của mặt hàng này trên thị trường EU, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Từng bước chuyển dần sang phương

thức bán trực tiếp để thu được hiệu quả cao hơn và ổn định hơn; (2) Chú trọng

đầu tư phát triển sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho ngành da giày để vừa

chào hàng và thiết kế mẫu mã; (3) Cần có ưu đãi cho đầu tư mở rộng và tạo cơ chế thông thoáng trong việc cho vay đầu tư, nhất là đầu tư để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành da giày. Để khuyến khích phát triển sản xuất nguyên phụ

liệu, Nhà nước cần phải có cơ chế quản lý phù hợp đối với nguyên phụ liệu:

giảm dần khuyến khích đối với nguyên phụ liệu ngoại, khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sẵn có trong nước. Bên cạnh tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá, tiến dần tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, chúng ta

cần phải thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng đẩy mạnh xuất những mặt hàng

mà tỷ trọng của ta trên thị trường EU còn thấp và phối hợp chặt chẽ với EU để kiểm soát lượng giày dép mang xuất xứ Việt Nam xuất khẩu vào EU. Muốn tăng nhanh kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm da giày sang thị trường EU, sản phẩm của Việt Nam phải có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, kiểu dáng phong phú và phù hợp với sở thích luôn thay đổi của thị trường này.

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất trong nước liên doanh với nước ngoài để sản xuất trong lĩnh vực này đã tạo được uy tín và có khả năng cạnh tranh vơí các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan sản xuất trên thị trường quốc tế. Nếu các doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép của Việt Nam biết mở rộng đầu tư và đầu tư tập trung vào mặt hàng có chất lượng cao sẽ giành được những hợp đồng có giá trị.

- Hàng dệt may: Cũng như giày dép, phần lớn khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU là làm gia công cho nước ngoài. Tỷ trọng hàng xuất

theo phương thức mua nguyên liệu-bán thành phẩm mới đạt khoảng 15%-18%

kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Hiện nay, mặt hàng này của ta đang phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm của Trung Quốc và Indonesia. Do đó, khả năng xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may sang EU là rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, duy trì chỗ đứng hiện có và mở ra triển vọng phát triển trên thị trường EU, Nhà nước Việt Nam cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Đổi mới phương thức quản lý hạn ngạch, tránh tình trạng như hiện nay (cách phân bổ hạn ngạch hàng dệt may phức tạp, cồng kềnh, phân tán, chia cắt. Thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu có tới 3 cơ quan phân

bổ hạn ngạch, đó là liên bộ: Thương mại-Công nghiệp- Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại Hà nội, Sở Thương mại TPHCM), điều chỉnh lại cơ chế phân bổ hạn ngạch để thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn nữa nguyên liệu sản xuất trong nước; (2) Xác lập chế độ thuế hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của các

ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là ngành dệt; (3) Tập trung nỗ lực để đàm

phán với EU tăng thêm hạn ngạch, nhất là hạn ngạch của một số nhóm hàng có nhu cầu cao; (4) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khảo sát, tìm hiểu và thâm nhập thị trường EU; (5) Hợp lý hoá công tác cấp chứng nhận xuất xứ (C/O): nên chuyển việc cấp C/O hàng dệt may về Bộ Thương Mại để thực hiện chế độ một cửa, giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp và tăng cường công tác chống

gian lận thương mại theo yêu cầu của EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần

nghiên cứu biện pháp chuyển dần sang phương thức bán trực tiếp để thu được hiệu quả cao hơn và ổn định hơn, và phải có những nỗ lực cần thiết để nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp theo hướng mua nguyên liệu- bán thành phẩm và xuất khẩu sản

phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước

thứ ba, từng bước khẳng định và tạo lập uy tín của sản phẩm trên thị trường EU, hợp lý hoá qui trình sản xuất kinh doanh theo hướng giảm chi phí và

nâng cao hiệu quả, lưu ý hơn đến các quy định về an toàn sức khoẻ và môi

trường của EU.

- Thủy hải sản: Tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

tăng khá nhanh 27,22%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và còn

cách xa tiềm năng xuất khẩu của ta. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu chưa ổn định, hàng thủy hải sản chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm của EU, và còn bị sức ép cạnh tranh rất mạnh từ phía Thái Lan. Thời gian qua ta chủ yếu xuất nguyên liệu và sản phẩm sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu còn thấp. Cần phải có các biện pháp khắc phục thực trạng này để đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường EU: (1) Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, tăng nhanh tỷ trọng của nguyên liệu nuôi (đầu tư để phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh

tăng năng suất, cải tiến giống mới đề phòng dịch bệnh và phát triển những mặt hàng có kim ngạch cao như tôm, nhuyễn thể); (2) Chú ý công tác chống thất thoát sau thu hoạch, quản lý chất lượng nguyên liệu và thị trường nguyên liệu; (3) Chú trọng đầu tư để tăng cường năng lực chế biến và cải thiện điều kiện sản

xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (nâng cấp điều kiện sản xuất và thực

hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP để tăng thêm số lượng nhà máy

chế biến đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào EU); (4) Cổ phần hoá các doanh nghiệp

chế biến thủy sản xuất khẩu để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu

quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động trong việc đa dạng hoá sản

phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ; (5) Tăng cường công tác tiếp thị để nắm

bắt kịp thời những thay đổi về sở thích tiêu dùng trên thị trường EU nhằm cung cấp đúng những sản phẩm theo các tiêu chuẩn mà thị trường này có nhu cầu tại

các thời điểm trong năm. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của

Việt Nam là rất lớn mà EU lại là thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới. Chìa khoá để mở cánh cửa thị trường này là chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Do vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ những biện pháp trên để hàng thủy hải sản Việt Nam có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường EU.

Thời gian tới, chúng ta cần phải chú trọng phát triển mặt hàng cá xuất khẩu sang EU. Hiện nay, chúng ta chủ yếu xuất khẩu tôm sang thị trường này, trong khi đó thị trường cá EU rất lớn mà vẫn chưa khai thác được, cần phải đẩy mạnh thực hiện dánh bắt xa bờ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác EU.

- Cà phê, chè và hạt tiêu là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sang EU (sau giày dép và dệt may), nhưng hiện nay xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân là do chất lượng hàng và nguồn cung cấp chưa ổn định. Phần lớn xuất khẩu qua trung

gian nên hiệu quả thấp. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhóm

hàng này sang EU, ta cần phải phát triển những vùng trồng chuyên canh để đảm bảo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định và chú trọng đầu tư công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đối với cà phê, chúng

ta nên thực hiện một số biện pháp sau: (1) Phát triển cây cà phê phải được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo cân đối nước-vườn và phát triển thêm cà phê chè; (2) Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê chất lượng cao vì xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuận cao hơn; (3) Đổi mới tiêu chuẩn

chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng để vừa nâng cao

uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường EU, vừa góp phần tăng thêm kim ngạch xuất khẩu; (4) Nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê Việt Nam; (5) Có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê. Đối với cây chè, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp sau: (1) Chú trọng tới kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái vì hiện nay những kỹ thuật này rất yếu kém. Nhiều hộ nông dân tham lợi trước mắt nên thu hái chè không đúng quy cách, không theo thời vụ, không đầu tư chăm sóc đầy đủ khiến vườn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng thoái hoá. Do đó, chất lượng nguyên liệu rất kém; (2) Kiểm

soát dư lượng độc tố thuốc sâu trong chè tránh xẩy ra trường hợp như một số

nước khác mà EU đã cảnh báo; (3) Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của EU.

1.1.2. Mặt hàng XK đang được người tiêu dùng EU ưa chuộng

Các mặt hàng hiện có doanh số bán sang EU tăng nhanh, như: hàng thủ

công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, sản phẩm nhựa gia dụng,v.v... Đây là một

thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườg này nên chúng ta cần có

những chiến lược và chính sách xuất khẩu lâu dài để tạo một chỗ đứng vững

chắc trong tương lai.

- Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN): Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam rất có ưu thế phát triển. Những thuận lợi của việc sản xuất hàng TCMN xuất khẩu là rất lớn: Thứ nhất, nguồn nguyên vật liệu chủ yếu có trong nước, nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu không đáng kể. Trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong giá thành sản phẩm thấp. Thứ hai, đây là ngành có thể giải quyết được nhiều lao động dôi dư mà trình độ không cao lắm.

lớn. Một số khâu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc thay thế

cho lao động thủ công để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Song cũng

có thể làm dần từng bước, không đòi hỏi phải giải quyết ngay một lần vì

thế cũng tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị vốn đầu tư. Thứ tư là nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này trên thị trường EU đang ngày càng gia tăng. Cuối

cùng là Nhà nước mới đây đã xếp ngành nghề truyền thống này vào loại

ngành nghề được ưu đãi đầu tư.

EU là một thị trường lớn về hàng TCMN và có nhu cầu ổn định. Xuất

khẩu hàng TCMN sang EU trong những năm gần đây tăng khá nhanh, hiện nay chiếm tỷ trọng gần 1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt

Nam. Đây cũng là thị trường ta xuất được nhiều nhóm hàng này, có nhiều triển

vọng mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng mà có khả năng phát triển. Sản phẩm gỗ, gốm, sứ mỹ nghệ, cói-song-mây.. là những mặt hàng đang được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh tại EU. Khả năng mở rộng thị trường còn rất lớn, thế nhưng hàng TCMN của ta lại phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng TCMN của Trung Quốc về giá cả, chất lượng và kiểu dáng. Để phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Xây dựng qui hoạch phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; (2) Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN xuất khẩu nên nghiên cứu thiết kế mẫu mã theo sở thích và thẩm mỹ của khách hàng nước ngoài. Thực tế cho thấy những

mẫu mã do phía nước ngoài và việt kiều tại Châu Âu thiết kế đã bán rất chạy;

(3) Nhà nước nên ưu đãi nhiều hơn đặc biệt là thuế nguyên liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN để xuất khẩu, điều này sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; (4) Công nghiệp hoá hoặc cơ giới hoá một số khâu để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Biện pháp này rất có tác dụng với hàng gốm sứ. Các mặt hàng gốm của Việt Nam có chất lượng và kiểu cách không thua gì sản phẩm của Trung Quốc, tiềm năng tiêu thụ rất lớn nhưng vẫn chưa phát triển được bởi chủ yếu được làm bằng tay, chất lượng không đồng đều. Nếu cơ giới hoá được khâu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam" doc (Trang 122 - 131)