I- Liên minh ChâuÂu (EU)
1. Vài nét về quá trình phát triển của Liên Minh ChâuÂu
1.1. Sự ra đời của Liên Minh Châu Âu và các bước tiến tới nhất thể hoá toàn diện
Liên Minh Châu Âu là một tổ chức liên kết khu vực, bao gồm 15 nước thành viên, liên kết với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và xã
hội. Nó bắt đầu với việc tự do hoá mậu dịch giữa các nước thành viên và các
chính sách kinh tế có liên quan.
Năm 1923, Bá Tước người áo sáng lập ra “Phong Trào Liên Âu” nhằm đi tới
thiết lập “Hợp Chủng Quốc Châu Âu” để làm đối trọng với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Năm 1929, Ngoại trưởng Pháp A.Briand đưa ra đề án thành lập “Liên Minh Châu Âu”, nhưng đều không thành. Đây là những ý tưởng đầu tiên về việc hình thành một Châu Âu thống nhất
Vào ngày 9/5/1950 Bộ trưởng ngoại giai Pháp Robert Schuman đã đề
nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng Hoà Liên Bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu
Âu khác cùng tham gia. Do vậy, Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than-Thép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951 tại Pari với 6 nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Luxămbua, Italia, Hà Lan, đánh dấu sự ra đời của Liên Minh Châu Âu
ngày nay. Sáu năm sau (25/3/1957), 6 nước thành viên đã ký Hiệp ước Roma
thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế
Châu Âu trong đó hàng hoá, dịch vụ, lao động có thể di chuyển tự do. Để thực hiện Hiệp ước này, các quốc gia thành viên cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan từ 1/7/1968 và tuân theo những nguyên tắc kinh tế chung của khối. Từ năm 1967
các cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và được gọi là
Cộng đồng Châu Âu.
Ngày 7/2/1992 Hiệp ước Maastrcht được ký kết quyết định việc hình
thành liên minh kinh tế và tiền tệ và liên minh chính trị. Ngày 1/1/1993 Hiệp ước Maastricht chính thức có hiệu lực, EC gồm 12 nước trở thành EU.
Hiện nay Liên Minh Châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới bao gồm 15 quốc gia độc lập về chính trị ở Tây và Bắc Âu: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Luxămbua, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Aile, Đan
Mạch, áo, Thuỵ Điển, Hy Lạp và Phần Lan. Liên Minh Châu Âu được quản lý
bởi một loạt trong các thể chế chung: Nghị viện, Hội đồng, Uỷ ban,…
Tháng 5/1998, tại hội nghị thượng đỉnh của EU tại Bruxells, 11 nước
trong số 15 nước thành viên của EU đã trở thành thành viên của khu vực tiền tệ
Châu Âu gồm có: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,
Luxămbua, Ailen, áo, Phần Lan. Còn Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển từ chối không gia nhập vùng đồng tiền chung EURO, Hy Lạp không hội đủ các điều kiện quy định.
Lịch sử hình thành và phát triển của Liên Minh Châu Âu có thể chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
- Giai đoạn 1: 1951-1957, Hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than- Thép Châu Âu (ECSC) gồm 6 nước là Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc Xăm Bua.
- Giai đoạn 2: 1957-1992, phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và chính trị gồm 12 nước: 6 nước cũ của ECSC cộng thêm Anh, Đan Mạch, Ai Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
- Giai đoạn 3: 1992 đến nay, Liên Minh Châu Âu (EU) đã thay thế cho
Cộng đồng Châu Âu (EC). Đây là giai đoạn “đẩy mạnh nhất thể hoá” trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế- tiền tệ, ngoại giao và an ninh, đến nội chính và tư pháp. Với việc kết nạp thêm áo, Thụy Điển và Phần Lan vào năm 1995, Số thành viên của EU đã lên đến 15 và hiện đang trong quá trình thu hút thêm các nước Đông Âu.
Trong 3 giai đoạn kể trên, nhiệm vụ chính của hai giai đoạn đầu là
đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia thành viên khi mà các yếu tố để nhất
thể hoá còn rất hạn chế. Đến giai đoạn thứ 3 thì hoàn toàn khác, nhiệm vụ
chính là thực hiện nhất thể hoá xuyên quốc gia thay thế cho hợp tác thông
thường. Đây thực sự là bước phát triển mới về chất so với hai giai đoạn
trước.
Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực của EU, tiến trình nhất thể hoá Châu Âu đã
đạt được các kết quả rất khả quan cả về an ninh, chính trị, xã hội, kinh tế và thương mại.
- Về an ninh: EU lấy NATO và Liên Minh Phòng Thủ Tây Âu (WCU)
làm hai trụ cột chính và đang giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ.
- Về chính trị: Đang diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, an
ninh nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế, quân sự nhằm đạt tới các mục tiêu chính trị. Đặc trưng chủ yếu nhất của Châu Âu ngày nay là quá trình Âu hoá, hợp nhất và thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Đồng thời EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng việc ký các Hiệp định song và đa biên.
- Về xã hội: Các nước thành viên thực hiện một chính sách chung về
vài bất đồng về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dân sự và giải quyết nạn thất nghiệp.
- Về kinh tế: GDP của EU năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD (theo Tạp chí EIU
quý IV 1999) được xem là lớn nhất thế giới (NAFTA: 8.150 tỷ USD, Nhật Bản: 5.630 tỷ USD, ASEAN: 845 tỷ USD) với mức tăng trưởng bình quân hàng năm
gần 2,2%. Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết
bị, máy móc; đặc biệt về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
- Về thương mại: EU hiện là trung tâm thương mại khổng lồ với doanh số
1.572,51 tỷ USD năm 1997, trong đó 50% doanh số là buôn bán giữa các nước thành viên. Thị trường xuất nhập khẩu chính của EU là Mỹ, OPEC, Thụy Sĩ, ASEAN, Nhật Bản, Châu Mỹ La Tinh, Hồng Kông, Trung Quốc và Nga.
Có thể nói, Liên Minh Châu Âu đang tiến dần từng bước tới nhất thể hoá
toàn diện. Hiện nay, họ đang thực hiện nhất thể hoá về kinh tế (hình thành thị
trường chung Châu Âu, cho ra đời đồng euro, xây dựng và hoàn thiện Liên Minh Kinh tế-Tiền tệ “EMU”), tiến tới sẽ thực hiện nhất thể hoá về chính trị, an ninh và quốc phòng.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế của EU trong những năm gần đây
EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá ổn định, GDP năm 1996 là 1,6%, năm 1997 là 2,5%, năm 1998 là 2,7% và năm 1999 là 2,0%. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì Liên Minh Châu Âu- khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của mình. Sự ổn định của kinh tế EU đựợc xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm
1999, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU có chiều hướng giảm, nguyên
nhân chính là do sự giảm giá của đồng euro và sản xuất công nghiệp giảm sút,
kinh tế EU đang phát triển khả quan. Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục (xem bảng 1).
Bảng 1 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của EU
1995 1996 1997 1998 1999* 2000* *
GDP (%) 2,4 1,6 2,5 2,7 2,0 2,6
GDP (Tỷ USD) 8576 8744 8221 8482 8510 9044
GDP/đầu người (USD) 23089 23477 22008 22644 22664 24017
Tiêu dùng tư nhân(%) 1,7 1,7 1,9 2,9 2,8 2,6
Tiêu dùng chính phủ(%) 0,8 1,6 0,1 1,0 1,5 0,9
Tổng đầu tư (%) 5,2 -0,4 4,9 7,7 2,0 3,6
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)
8,3 4,9 9,4 5,6 2,4 5,5
Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)
7,0 4,0 8,7 8,4 3,4 5,2
Nhu cầu nội địa (%) 2,2 1,3 2,2 3,5 2,4 2,5
Dân số (triệu người) 371,4 372,5 373,5 374,6 375,5 376,6
Giá cả tiêu dùng (%) 2,9 2,5 1,9 1,5 1,4 1,8
Lực lượng lao động 165 165,9 166,4 167,7 168,2 168,9
(Triệu người)
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 11,0 11,2 10,9 10,2 9,4 9,0
Chiếm tỷ trọng trong dân số thế giới (%)
6,55 6,47 6,41 6,34 6,27 6,21
Chiếm tỷ trọng trong GDP thế giới (%, theo tỷ giá thị trường)
29,82 29,60 27,93 29,14 28,33 28,39
Nguồn : Tạp chí EIU quý IV 1999; * Số liệu ước tính; ** số liệu dự báo
Tăng trưởng GDP của 11 quốc gia thuộc khu vực đồng euro là 2%, giảm 1% so với mức tăng 3% năm 1998. Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia công nghiệp chủ chốt trong EU đều giảm sút với mức độ khác nhau, trong đó lần lượt là Đức, từ 2,7%/1998 xuống còn 1,4%/1999; Pháp từ 3,2%/1998 xuống còn 2,5%/1999; Italia từ 2,1%/1998 xuống còn 1,2%/1999; Anh từ 2,2%/1998 xuống còn 1,1%/1999. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế EU bị chững lại. ở những quốc gia có nền kinh tế nhỏ hơn như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tốc độ tăng trưởng kinh tế lại nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong EU là Ai Len 8,5% (mặc dù đã giảm 2,9% so với năm 1998).
Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, lạm phát ở EU vẫn ở
mức 1,1% - mức thấp chưa từng có trong lịch sử. Tỷ lệ thất nghiệp giảm lần đầu tiên trong thập kỷ 90 từ hơn 10% xuống còn 9,4% năm 1999. Thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức thấp 0,5%-1,7% GDP.