Chiến lược mới của EU đối với Châ uá

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam" doc (Trang 51 - 53)

I- Liên minh ChâuÂu (EU)

3.Chiến lược mới của EU đối với Châ uá

Phát triển quan hệ hợp tác á-ÂU là việc làm hết sức thiết thực vì lợi ích

của cả hai bên. Đẩy mạnh hợp tác với Châu á-nơi mà ngày càng có nhiều ảnh hưởng to lớn cả về kinh tế cũng như về chính trị, là một chiến lược đúng đắn của EU mà họ đã và đang tích cực thực hiện. Họ có thể gia tăng các hoạt động đầu tư của mình vào khu vực này để đem về những khoản lợi nhuậ to lớn hơn và từ đó phát huy ảnh hưởng chính trị của mình đối với khu vực cũng như trên trường quốc tế. Do vậy, Ngày 14/7/1994, EU thông qua một văn kiện quan trọng dưới tiêu đề “Tiến tới một chiến lược mới đối với Châu á”, trong đó đề ra những định hướng và chính sách mới của EU đối với Châu á trên tinh thần hợp tác chặt chẽ,

bình đẳng và hài hoà lợi ích của các bên. Về kinh tế thương mại: bên cạnh

những biện pháp hợp tác chung, điều đặc biệt trong chính sách mới của EU

đối với Châu á là xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng.

Thực hiện chính sách mới đối với Châu á, EU cũng như các nước thành

viên đều nhận thấy bước đi đúng hướng trong chính sách của mình và họ đã thu được những kết quả khả quan. Ba Diễn đàn Hợp tác á-Âu là bằng chứng về kết quả rõ nét trong chính sách mới của EU đối với Châu á. Nó không chỉ tạo ra một động lực mới mà còn đem lại chất lượng mới cho mối quan hệ giữa Châu Âu và Châu á, giữa EU và ASEAN cũng như giữa từng nước của hai Châu Lục với nhau.

EU đã nhận thấy rằng khu vực Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) có một tiềm năng hợp tác to lớn trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, EU đã tích cực đẩy mạnh mối quan hệ nhiều mặt với Đông Nam á, qua đó hy vọng sẽ xác lập vị trí chắc chắn của mình ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương.

Việt Nam có một vị trí địa lý rất quan trọng. Đó là chiếc cầu nối giữa

Đông á với Đông Nam á. Việt Nam còn có thể là cầu nối giữa Thái Bình Dương và ấn độ Dương để vào Trung Cận Đông. Ngoài ra, Việt Nam còn ở vào vị trí nối liền Lục Địa Châu á với Châu Đại Dương. Không những thế, Việt Nam là một thị trường lớn đầy hấp dẫn với gần 80 triệu dân và hầu như chưa được khai thác, với lực lượng lao động hết sức dồi dào mà tiền công lao động lại không cao. Bên cạnh vị thế địa kinh tế, vị thế chính trị cũng như những thành quả mới đạt được của công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam và những nỗ lực trong việc hội nhập quốc tế của Việt Nam nên EU đã có sự đánh giá một cách

khách quan và đầy đủ hơn về tiềm năng cũng như vai trò của Việt Nam đối

với khu vực. Liên Minh Châu Âu đã hoạch định một chính sách mới trong

quan hệ với Việt Nam.Trên cơ sở chính sách mới hoạch định, EU đẩy mạnh

sự hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. EU tăng

cường đầu tư và thúc đẩy buôn bán với Việt Nam thể hiện ở việc EU dành

cho hàng của ta hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và tăng vốn ODA

hàng năm cùng với việc đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật. EU dành sự ưu tiên đặc

biệt cho ASEAN mà Việt Nam là một thành viên của Tổ chức này. Rõ ràng vị

thế của Việt Nam đã được nâng lên trong chính sách mới của EU đối với

Châu á.

Với chính sách hướng về Châu á của mình, EU ngày càng dành sự ưu

tiên và hỗ trợ nhiều hơn cho Việt Nam - Một thị trường không lớn lắm trong khu vực này, nhưng mang lại khá nhiều lợi ích kinh tế cho EU trong quan hệ hợp tác phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam" doc (Trang 51 - 53)