Thị trường Nga và SNG:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số biện pháp nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam" docx (Trang 27 - 29)

Là một thị trường truyền thống của Tổng công ty chè Việt nam từ trước năm 1990 nhưng do ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị ở các nước này mà tỷ

trọng chè xuất khẩu của Tổng công ty sang Nga và SNG đã bị chững lại. Gần

đây, việc xuất khẩu sang thị trường này đã được khôi phục do Tổng công ty

loại chè ORTHODOX và CTC. Tổng công ty chè Việt Nam đã đặt một văn phòng đại diện ở Matxcơva để tiện hơn cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng cũng như giúp cho việc nghiên cứu thăm dò nhu cầu được thuận lợi hơn.

Nhu cầu về chè của Nga là rất cao. Năm 1997, Tổng công ty đã xuất 1793 tấn với giá FOB 1350 USD/ tấn đạt kim ngạch xuất khẩu là 2 420 550 USD.

Bước sang năm 1998, nhu cầu tiêu thụ chè của thị trường Nga và SNG chững lại một cách đột ngột.Tổng công ty chỉ xuất được 137 tấn với giá 166,5 USD/ tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 226 436,7 USD.

Năm 1999, Tổng công ty xuất được 693 tấn, thu được 1 017 449,71 USD (giá FOB là 1468,25 USD/ tấn - giảm so với năm trước 11,79%).

] Thị trường Anh:

Ngay từ khi thành lập, Vinata Corp đã ý thức được tầm quan trọng của thị trường này. Đây chính là trung tâm đấu giá chè lớn nhất thế giới và là đầu mối quan trọng để thâm nhập vào các thị trường khác ở Châu Âu và thế giới. Nhu cầu ở đây ưa chuộng các loại chè đen như chè ORTHODOX, ngoài ra cũng nhập một số loại chè đen cấp thấp như chè D, chè F và các loại chè trung bình nhưng không thường xuyên.

Để việc tiêu thụ chè được thuận lợi, Tổng công ty đã đặt văn phòng đại diện tại Luân Đôn nhưng mục tiêu chính vẫn là để thích nghi dần với hình thức bán đấu giá (hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới).

Trước đây, để ký được hợp đồng với thị trường này, Tổng công ty đã thực hiện chính sách giá xâm nhập, ban đầu chấp nhận mức giá thấp, sau đó mới từ từ nâng giá lên một cách thỏa đáng. Tuy nhiên, năm 1999, Tổng công

ty không xuất chè sang Anh vì thị trường này đã có đủ chè tiêu dùng nhưng lý do chủ yếu là vì chất lượng. Vấn đề vẫn là hàm lượng thuốc trừ sâu trong chè thành phẩm cao khiến cho nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ. Lại một lần nữa chất lượng sản phẩm gây khó khăn cho công tác thị trường.

Việc tồn tại được ở thị trường này quyết định rất lớn tới khả năng xâm nhập vào thị trường Châu Âu và thế giới, vì thế các hoạt động marketing cần có cơ sở vững chắc là sản phẩm có chất lượng cao để thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số biện pháp nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam" docx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)