Kết luận chương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng truyền tải đồng bộ thế hệ sau (NG SDH) (Trang 49 - 50)

Công nghệ SDH hiện tại là công nghệ truyền dẫn được áp dụng phổ biến nhất trong mạng của những nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới. Công nghệ SDH được xây dựng trên cơ sở hệ thống phân cấp ghép kênh đồng bộ TDM với cấu trúc phân cấp ghép kênh STM-N cho phép cung cấp các kênh truyền dẫn tốc độ từ vài Mbit/s cho đến vài Gbit/s. Đặc tính ghép kênh TDM và phân cấp ghép kênh đồng bộ của công nghệ SDH cho phép cung cấp các kênh truyền dẫn có băng thông cố định và độ tin cậy cao với việc áp dụng các cơ chế phục hồi và bảo vệ, cơ chế quản lý hệ thống theo cấu trúc tô-pô mạng phù hợp và đã được chuẩn hóa bởi các tiêu chuẩn của ITU-T.

Từ trước tới nay công nghệ truyền dẫn SDH được xây dựng chủ yếu cho việc tối ưu truyền tải lưu lượng thoại. Theo những dự báo và phân tích về thị trường mạng viễn thông, các doanh nghiệp sẽ gia tăng mạnh mẽ các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu và có xu hướng chuyển dần lưu lượng của các dịch vụ thoại sang truyền tải theo các giao thức truyền dữ liệu ( ví dụ như dịch vụ thoại qua IP (VoIP)...). Trong khi đó, các cơ sở mạng hạ tầng SDH hiện có khó có khả năng đáp ứng nhu cầu truyền tải lưu lượng gia tăng trong tương lai gần. Do vậy yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ sở hạ tầng truyền tải mới để có thể đồng thời truyền tải trên nó lưu lượng của hệ thống SDH hiện có và lưu lượng của các loại hình dịch vụ mới khi chúng được triển khai. Đó chính là lý do cho việc hình thành một hướng mới của công nghệ SDH, đó là SDH thế hệ sau- NG-SDH.

CHƯƠNG 2. MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SDH

2.1. Giới thiệu chương

Trên thực tế, mạng truyền dẫn của Việt Nam hiện nay sử dụng cả vô tuyến và hữu tuyến. Về vô tuyến có các hệ thống viba sử dụng công nghệ PDH. Trong truyền dẫn hữu tuyến thì phổ biến nhất vẫn là cáp quang. Các hệ thống truyền dẫn quang tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ SDH với các cấp độ ghép kênh khác nhau như STM-4, STM-16 hay STM-64 cho các tuyến liên tỉnh, còn trong tỉnh có thể là STM-1 hoặc STM-4 tùy theo dung lượng thực tế và cả trong tương lai.

Tuyến trục Bắc-Nam sử dụng mạng Ring cáp quang 2,5 Gbit/s (trên cáp quang quốc lộ 1A và cáp quang 500KV) và tuyến viba 140 Mbit/s.

Mạng truyền dẫn cáp quang liên tỉnh đã phát triển tới hầu hết các trung tâm tỉnh với:

- Tổng chiều dài tuyến cáp quang quốc lộ 1A là 1.935Km. - Tổng chiều dài các tuyến cáp quang liên tỉnh là 5.090 Km.

Hoàn chỉnh 13 mạng Ring liên tỉnh theo cấu trúc đã được duyệt, nâng cấp các mạng Ring lên có dung lượng đủ đáp ứng nhu cầu xã hội (2,5 Git/s - 5 Gbit/s) [3].

Trong chương này chúng ta sẽ đi tìm hiểu cấu hình của mạng quang sử dụng công nghệ SDH cũng như các phần tử sử dụng trong công nghệ SDH.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng truyền tải đồng bộ thế hệ sau (NG SDH) (Trang 49 - 50)