Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học AMATE 30WDG phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P rapae)

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 32 - 33)

Thu mẫu vật, thu thập tất cả các pha của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng rau. Thu các trứng mà sâu xanh bướm trắng (P. rapae) vừa mới đẻ (trứng có màu hơi vàng) sâu non tuổi 1, 2, 3, 4, 5. Mẫu vật được đưa về nuôi trong hộp nhựa và theo dõi.

Pha sâu non được nuôi trong hộp nhựa 25cm x 20cm x 15cm và tiến hành nghiên cứu.

Pha trưởng thành được thả vào màn 1.6m x 1.4m x 2.0m.

Hằng ngày theo dõi tất cả các tập tính của từng tuổi sâu, ghi chép thường xuyên, rõ ràng. Đồng thời theo dõi tất cả các tập tính của tất cả các pha trong vòng đời sâu xanh bướm trắng (P. rapae).

2.5.2. Phương pháp điều tra trên đồng ruộng

Điều tra diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) được tiến hành định kỳ 1 tuần /lần tại 3 địa điểm là chuyên canh rau, không chuyên canh rau và thử nghiệm sản xuất rau sạch theo chương trình GAP, bao gồm: Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Ân, doanh trại quân đội và trại Nông học. Điều tra được bắt đầu từ đầu vụ sản xuất rau đông đến khi kết thúc vụ rau. Điều tra theo nguyên tắc 5 điểm chéo góc, mỗi 1 điểm có diện tích 1m2, các điểm điều tra lần sau không trùng với các điểm điều tra lần trước và điều tra vào thời điểm nhất định trong ngày.

Đếm số lượng tất cả các pha có trên điểm điều tra, ghi số liệu cụ thể, chính xác và ghi lại giai đoạn sinh trưởng của cây.

2.5.3. Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học AMATE 30WDG phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) xanh bướm trắng (P. rapae)

Thu thập sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ngoài ruộng từ tuổi 2 đến tuổi 5, sâu xanh bướm trắng (P. rapae) sạch: không nhiễm nấm, không bị ký sinh, không nhiễm

thuốc trừ sâu, khoẻ mạnh. Diện tích ô thí nghiệm là 1m2, mật độ thả 10 con/ m2, thuốc hoá học AMATE 30WDG được phun theo nồng độ khuyến cáo.

Thí nghiệm gồm 8 công thức, với 3 lần lặp lại, công thức đối chứng phun nước lã. + CT 1: Phun sâu tuổi 2.

+ CT 2: Phun sâu tuổi 3. + CT 3: Phun sâu tuổi 4. + CT 4: Phun sâu tuổi 5. + CT 5: Đối chứng CT2. + CT 6: Đối chứng CT3. + CT 7: Đối chứng CT4. + CT 8: Đối chứng CT5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng rào bảo vệ CT1 CT5 CT2 CT4 CT7 CT5 CT3 CT6 CT4 CT2 CT8 CT3 CT1 CT7 CT3 CT2 CT7 CT8 CT4 CT1 CT8 CT6 CT5 CT6 Hàng rào bảo vệ

Hiệu lực phòng được tính theo công thức Abbott (1925). H = (Ca - Ta)/Ca

Trong đó:

H là tỷ lệ chết của sâu hại.

Ca là số lượng sâu hại sống sót ở công thức đối chứng không phun thuốc. Ta là số lượng sâu sống sót ở công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 32 - 33)