KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 55 - 57)

tra Ngày điều tra

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

(1) Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) có tập tính ăn ở các tuổi khác nhau là tương đối khác nhau. Cụ thể ở tuổi 1, 2 sâu non ít di chuyển chỉ gặm phần mặt dưới của lá mà không cắn thủng lá. Khi sâu non đạt tuổi 3,4,5 lúc này cơ thể đã hoàn thiện, răng đã phát triển sâu bắt đầu phá hoại mạnh, sâu non cắn thủng lá và phá hoại trên diện rộng. Sâu non có thời gian ăn nghỉ và thời gian nằm im trước khi lột xác là tương đối giống nhau. Sâu non ăn vào lúc có ánh sáng ấm sâu tránh ánh sáng trực xạ, sâu ăn đến đâu thải phân đến đấy. Bướm sau khi vũ hoá thi bay ngay đi tìm bạn tình, sau 1 đến 2 ngày bướm bắt đầu giao phối và đẻ trứng.

(2) Mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng rau vụ Đông Xuân 2011- 2012 biến động theo từng khu vực, từng ruộng rau trên khu vực. Tuỳ thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, thời kỳ phát triển của rau, cách chăm sóc mà mật độ sâu cũng thay đổi. Mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruông rau thường xuyên sử dụng thuốc hoá học ít hơn hẳn so với các vùng ít hoặc không sử dụng. Cụ thể khi đạt đỉnh cao lần 1 vùng trồng rau Hưng Đông cao nhất đạt 2con/m2, trong khi đó khu vực thử nghiệm trồng rau sạch theo chương trình GAP mật độ đạt ngưỡng 13,60 con/m2. Khi mật độ sâu xanh bướm trắng (P.rapae) giảm mật độ thì tại thời điểm thấp nhất của khu vực thử nghiệm chương trình trồng rau sạch GAP mật độ sâu xanh bướm trắng

(P.rapae) vẫn cao hơn hẳn so với các khu vực khác, cụ thể 5,35 con/m2.

(3) Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) bằng thuốc hoá học AMATE 30 WDG, cho thấy hiêụ lực phòng trừ đạt cao nhất ở công thức 1 và 2 hiệu lực phòng trừ đạt tối đa 100% sau 8 ngày theo dõi. Sâu non tuổi 4 đạt hiệu quả phòng trừ khá 92.96%.

2. Kiến nghị

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu cụ thể tập tính sinh học của sâu xanh bướm trắng

(P.rapae), nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hoá học khác nhau để chọn đúng thời điểm phun thuốc thích hợp nhất, làm tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tiến hành điều tra biến động số lượng sâu xanh bướm trắng (P.

rapae) ở các vụ rau sau để hoàn thiện biểu đồ biến động số lượng sâu xanh hàng năm nhằm sử dụng để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo sâu xanh bướm trắng (P. rapae) hại rau họ hoa Thập tự tại Tp. Vinh và vùng phụ cận.

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 55 - 57)