Thử nghiệm phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) bằng thuốc hoá học AMATE 30WDG

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 51 - 55)

tra Ngày điều tra

3.3.Thử nghiệm phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) bằng thuốc hoá học AMATE 30WDG

hoá học AMATE 30WDG

Biện pháp hoá học là biện pháp cuối cùng trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nhưng là biện pháp quan trọng nhất trong khả năng kiểm soát dịch bệnh sâu hại, tăng hiệu quả kinh tế, giảm công sức, không tốn thời gian, hiệu lực tác dụng nhanh nếu biết sử dụng tốt theo chỉ dẫn và đảm bảo đúng thời gian cách ly.

Trong tương lai, biện pháp hóa học vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng, tất nhiên nó là biện pháp sử dụng cuối cùng trong IPM khi mà các biện pháp khác không còn phát huy tác dụng. Chính từ những khuyết điểm của biện pháp hóa học trong BVTV đã thôi thúc các nhà khoa học tìm ra các biện pháp thích hợp bảo vệ cây trồng về mặt kinh tế và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái. Vấn đề bảo vệ các loài thiên địch khi dùng thuốc hóa học mang ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì cân bằng sinh thái.

Thuốc hoá học AMATE 30WDG với hoạt chất Tindoxacarb 30% W/W là thuốc có tính độc cao, đặc biệt là các loài miệng nhai. Thuốc được sử dụng rộng rãi ở các trạm bảo vệ thực vật, với khả năng dập dịch cao được người dân thường xuyên sử dụng

Tiến hành phun thuốc theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Kết quả thử nghiệm thu được:

Bảng 3.4. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P.rapae) bằng thuốc hoá học AMATE 30 WDG

Tuổi sâu Hiệu quả phòng trừ sau khi phun (%)

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

Tuổi 2 56,67±3,33a 73,33±3,33a 100,00±0a - - Tuổi 3 53,33±6,67a 73,33±8,82a 90,00±10a 100,00±0a - Tuổi 4 33,33±3,33b 63,33±3,33a 90,00±5,77a 92,96±3,53a - Tuổi 5 23,33±3,33b 40,00±5,74b 43,33±3,33b 48,52±4,52b 50,00±3,03b LSD 0.05 15,26 17,30 16,31 9,85 9,42 CV (%) 18,33 13,86 10,10 5,78 5,50

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa giữa các tuổi sâu ở từng cột theo Statistix.

Hình 3.8. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) bằng thuốc hoá hoc AMATE 30WDG.

Hình 3.9. Phương pháp thí nghiệm và kết quả SXBT phòng trừ bằng thuốc AMATE 30WDG.

- Ở thời điểm 1 ngày sau khi phun:

+ Phun tuổi 2 và tuổi 3 có hiệu quả phòng trừ tương tự nhau trung bình lần lượt là 59.667% và 53.333%.

+ Hiệu quả phòng trừ khi phun ở tuổi 4 trung bình là 33,333%. + Phun tuổi 5 cho hiệu quả phòng trừ trung bình là 23,33%.

Phân tích hiệu quả thống kê cho thấy hiệu quả phòng trừ ở tuổi 2,3 và 4, 5 sau 1 ngày là tương tự nhau

- Ở thời điểm 3 ngày sau khi phun:

+ Khi phun thuốc ở tuổi 2 có hiệu quả phòng trừ cao nhất trung bình là 100,00%. Sau 3 ngày phun toàn bộ, sâu non ở tuổi 2 trong ô thí nghiệm chết hoàn toàn.

+ Hiệu quả phòng trừ cao tiếp theo khi phun ở tuổi 3 trung bình là 90,00%. + Hiệu quả phòng trừ cao tiếp theo khi phun ở tuổi 4 trung bình là 90,00%. + Hiệu quả phòng trừ thấp nhất khi phun ở tuổi 5 trung bình là 43,33%. + Phân tích thống kê cho thấy hiệu quả phòng trừ SXBT khi phun ở tuổi 2 sai khác có ý nghĩa so với phun ở tuổi 3 và với tuổi 4 – 5.

+ Hiệu quả phòng trừ cao nhất khi phun ở tuổi 2 và tuổi 3 trung bình là 100,00%, sâu non trong ô thí nghiệm chết hoàn toàn.

+ Hiệu quả phòng trừ cao tiếp theo khi phun ở tuổi 4 trung bình là 92,96%. + Hiệu quả phòng trừ thấp nhất khi phun ở tuổi 5 trung bình là 50,00%. - Ở thời điểm 7 ngày sau khi phun:

+ Hiệu quả phòng trừ cao nhất khi phun ở tuổi 2 và tuổi 3 trung bình là 100,00%,sâu non trong ô thí nghiệm chết hoàn toàn.

+ Phun ở tuổi 4 và tuổi 5 cho hiệu quả phòng trừ trung bình lần lượt là 92,96% và 50,00%.

Từ bảng 3.6 và hình 3.8 cho thấy, khi phun thuốc ở tuổi sâu càng nhỏ thì hiệu lực thuốc càng cao. Tỷ lệ chết của sâu có chiều hướng tăng lên từ ngày thứ 1 cho đến ngày thứ 5 kể từ sau khi phun và ổn định sau 5 – 8 ngày.

Đối với tuổi sâu 2 và 3: Sâu bị tiêu diệt hoàn toàn sau khi phun thuốc 1 – 4 ngày. Lúc này cơ thể sâu non có sức chống chịu kém nên chúng nhanh chóng bị tiêu diệt trong thời gian ngắn.

Sâu non tuổi 4, 5: Chết tập trung vào 5 ngày đầu sau khi phun. Tỷ lệ sâu chết sau khi phun tăng từ 1 – 5 ngày. Sau 5 ngày, sâu tuổi 4 có tỷ lệ chết cao đạt 92,96%, tuổi 5 là 50,00%. Từ 5 – 8 ngày sau phun tỷ lệ chết không tăng đáng kể. Cơ thể sâu non lúc này đã hoàn thiện và bắt đầu gây hại trở lại. Những cá thể sống sót sau 5 ngày, chúng đã có tính kháng thuốc nên vẫn phát triển bình thường.

Như vậy, để phòng trừ SXBT có hiệu quả, nếu ngoài đồng ruộng xuất hiện sâu ở ngưỡng gây hại kinh tế (10 con/m2), chúng ta nên phun thuốc khi sâu non ở tuổi 2 hoặc tuổi 3. Một trong những nguyên tắc của việc sử dụng thuốc hóa học là “4 đúng”. Vì vậy chọn thời điểm phun hợp lý vừa tiết kiệm được chi phí, hiệu quả cao lại vừa ngăn chặn phát sinh thành dịch.

Trong thực tế, người dân phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện trên đồng ruộng thường là sâu ở tuổi 4, 5. Lúc này, sâu đã gây hại nặng đến cây trồng. Việc phát hiện có sâu tuổi 1, 2, 3 trên ruộng rất khó vì kích thước nhỏ và chúng mới bắt đầu gây hại đến phần nhu mô lá, thịt lá. Do đó, công tác dự tính, dự báo có vai trò rất quan trọng giúp người dân đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý.

Một phần của tài liệu Tập tính sinh học, diễn biến mật độ và biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 51 - 55)