* Chiến lược tăng giảm giá theo sự tăng giảm nhu cầu: Khi nhu cầu thấp, doanh nghiệp tăng cường quảng cáo, khuyến mại mời chào khách mua hàng. Khi nhu cầu cao thì tăng giá để tăng lợi nhuận, đồng thời hạn chế nhu cầu mua nhằm đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Ưu điểm: Luôn cân bằng nhu cầu và khả năng sản xuất và không thêm chi phí sản xuất. Nhược điểm: Chiến lược này sẽ thu hẹp lợi nhuận vì tốn nhiều chi phí cho khuyến mại và quảng cáo khi cầu giảm, thu hẹp doanh số bán khi nhu cầu tăng. Và chiến lược này không chắc chắn khi đưa ra chiến lược.
* Chiến lược hợp đồng chịu: Trong giai đoạn nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp không thể đáp ứng đúng thời hạn của hợp đồng, doanh nghiệp cố gắng kéo dài thời gian giao hàng. Ưu điểm: Cân bằng khả năng và nhu cầu và không tốn thêm chi phí đào tạo.
Nhược điểm: Trong trường hợp giữa doanh nghiệp và đối tác có mối quan hệ khác thì thực hiện chiến lược này khả thi, nhưng nếu giữa hai bên là mối quan hệ độc lập thì rất dễ mất khách hàng và doanh thu và lợi nhuận giảm.
* Chiến lược tổ chức sản xuất những mặt hàng đối trọng: Tổ chức sản xuất những sản phẩm theo mùa (mặt hàng ngược nhau về thời vụ như quần áo mùa hè và quần áo mùa đông, sản xuất lò sưởi và máy lạnh…)
Ưu điểm: Luôn giữ vững doanh thu, đảm bảo việc làm cho người lao động và khai thác hết năng lực sản xuất.
Nhược điểm : Do sản xuất sản phẩm khác nhau nên phải đầu tư thêm thiết bị, thuê thêm chuyên gia. Dễ gặp rủi do nếu sản phẩm đối trọng không được ưa chuộng.
2.3.3. Các phương pháp Hoạch Định tổng hợp